Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bị chuột rút khi ngủ là hiện tượng rất nhiều người gặp phải. Theo các chuyên gia, có nhiều yếu tố tác động và khiến cơ thể gặp tình trạng này. Trong bài viết hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ cùng bạn tìm hiểu rõ hơn vì sao bị chuột rút khi ngủ cũng như các cách xử lý hiệu quả.
Tình trạng chuột rút khi ngủ thường phổ biến hơn ở người trong độ tuổi trên 60 và đến từ nhiều nguyên nhân. Để hiểu rõ hơn về hiện tượng này, Nhà thuốc FPT Long Châu mời bạn đọc cùng theo dõi thông tin dưới đây.
Bị chuột rút khi ngủ thường xuất hiện nhiều hơn ở người cao tuổi. Theo nghiên cứu, có đến 1/3 người bị chuột rút khi ngủ là người trên 60 tuổi, trong đó có gần 50% người trên 80 tuổi bị chuột rút bàn chân vào ban đêm. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng cho thấy có khoảng 40% người bị chuột rút khi ngủ với tần suất khoản 3 lần mỗi tuần, thậm chí còn có trường hợp bị mỗi ngày gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giấc ngủ và đời sống.
Biểu hiện thường gặp nhất khi bị chuột rút khi ngủ là cảm thấy các cơ co thắt đột ngột không kiểm soát được. Đa số các trường hợp chuột rút ban đêm sẽ diễn ra ở cơ bắt chân, đôi khi sẽ xuất hiện ở cơ bắp đùi hoặc cơ bàn chân. Hiện tượng bị chuột rút khi ngủ có thể xảy ra ở mọi đối tượng, mọi độ tuổi nhưng có xu hướng tăng dần khi bạn lớn tuổi hơn.
Với người bình thường, bị chuột rút khi ngủ đôi khi vẫn xuất hiện nhưng với tần suất thấp hơn nhiều so với người có bệnh lý hoặc vấn đề sức khỏe gián tiếp gây hiện tượng này. Nếu tình trạng chuột rút ban đêm tái phát nhiều lần thì người bệnh cần thăm khám để tìm ra nguyên nhân cũng như có cách điều trị phù hợp, có hiệu quả.
Kết quả nghiên cứu cho thấy những nguyên nhân thường gặp nhất khiến bạn bị chuột rút khi ngủ gồm:
Chân bị lạnh: Bệnh nhân bị chuột rút khi ngủ có thể do chân bị lạnh, gió từ bên ngoài hoặc gió điều hòa thổi trực tiếp vào chân. Thông thường vào mùa hè, luồng gió từ quạt hoặc máy lạnh thổi vào chân gây chuột rút còn vào mùa đông, đa số các ca bị chuột rút khi ngủ là do trời lạnh nhưng chân không được bảo vệ, giữ ẩm.
Vận động quá sức: Thêm một nguyên nhân nữa khiến bạn bị chuột rút khi ngủ, đó là do vận động quá sức vào ban ngày. Lao động nặng, tập luyện quá sức,… khiến cơ bắp bị áp lực, mệt mỏi hoặc thậm chí là chấn thương. Khi vận động quá sức, cơ thể sẽ tiêu hao lượng đường trong gan quá mức làm cơ thể không được cung cấp năng lượng kịp thời dẫn đến chuột rút ban đêm.
Thiếu nước, mất cân bằng chất điện giải: Cơ thể thường xuyên thiếu nước, mất nước và thiếu hụt chất điện giải cũng là tác nhân khiến bạn dễ bị chuột rút khi ngủ hơn. Vận động quá mức gây đổ nhiều mồ hôi, phơi nắng lâu, hoạt động ngoài trời liên tục nhiều giờ,… đều có thể dẫn đến mất nước và chất điện giải. Khi này, nếu không kịp thời bổ sung lượng nước bị mất, cơ thể dễ đối mặt với tình trạng thiếu nước và gây nhiều vấn đề sức khỏe, trong đó có chuột rút.
Tuần hoàn máu kém: Nhân viên văn phòng ngồi lâu, đứng lâu,… do đặc thù công việc rất dễ bị chuột rút khi ngủ do tuần hoàn máu kém, tuần hoàn máu trong cơ thể không đều và ổn định. Bên cạnh đó, những thói quen như ngồi cong chân, co gập chân khi ngồi,… cũng khiến cơ bắp chân co lại trong thời gian dài và tăng nguy cơ chuột rút. Không chỉ vậy, phụ nữ mang giày cao gót cả ngày cũng là một trong những đối tượng dễ bị chuột rút ban đêm.
Thiếu hụt chất dinh dưỡng: Chế độ ăn uống kém lành mạnh, ăn kiêng quá đà dẫn đến thiếu chất, mất cân bằng dinh dưỡng,… đều gián tiếp làm tăng nguy cơ bị chuột rút khi ngủ. Việc không cung cấp đủ các chất khoáng như canxi, magie, sắt, kali,… sẽ khiến chất điện giải bị mất cân bằng và dễ bị chuột rút chân ban đêm.
Phụ nữ mang thai: Phụ nữ mang thai cũng nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị chuột rút khỉ ngủ bởi cơ thể tăng cường trữ nước nhiều hơn, kèm theo tình trạng mất cân bằng điện giải và sức nặng, áp lực của thai nhi. Tất cả những yếu tố này làm giảm tuần hoàn máu đến chân và khiến cơ chân dễ bị co thắt đột ngột.
Bệnh lý về thận: Nếu bạn thường xuyên bị chuột rút khi ngủ và tình trạng không cải thiện, thậm chí ngày một nặng hơn thì rất có thể bạn đang gặp vấn đề về thận đấy. Bệnh suy thận, rối loạn nội tiết, vấn đề tuyến giáp,… đều có thể dẫn đến tình trạng chuột rút ban đêm.
Tình trạng chuột rút khi ngủ gây cảm giác khó chịu, tỉnh giấc, rối loạn giấc ngủ, mất ngủ,… và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nếu bạn cũng bị chuột rút khi ngủ, hãy thử áp dụng những cách khắc phục sau.
Massage chân: Một vài động tác massage chân, xoa bóp bắp chân sẽ giúp các cơ được thư giãn, giảm co thắt tốt hơn và tình trạng chuột rút khi ngủ giảm độ khó chịu, đau đớn.
Duỗi thẳng chân: Nếu tình trạng chuột rút đột ngột xuất hiện khi ngủ khiến bạn đau nhức, khó chịu, hãy thử cố gắng duỗi thẳng chân để hỗ trợ các cơ giảm co thắt. Bạn hãy cố gắng đưa chân thẳng nhất có thể, mũi chân duỗi thẳng về phía trước và các ngón chân đưa lên trên, cơn chuột rút khi ngủ sẽ nhanh chóng đi qua.
Chườm nhiệt: Ngâm chân với nước nóng hoặc dùng túi chườm, khăn chườm ấm lên vùng bắp chân bị chuột rút khoảng 10 – 15 phút sẽ giúp bạn thấy dễ chịu hơn rất nhiều sau cơn chuột rút khi ngủ đấy. Bên cạnh đó, nhiệt độ ấm còn giúp cơ bắp chân được thư giãn, giảm đau rất hiệu quả.
Bổ sung thêm magie và canxi: Rất nhiều người bị chuột rút khi ngủ là do thiếu hụt khoáng chất, đặc biệt là canxi và magie. Chính vì vậy, để giảm thiểu nguy cơ cơn chuột rút xuất hiện, bạn hãy bổ sung thêm nhiều thực phẩm giàu canxi và magie.
Mong rằng những chia sẻ trên đây từ Nhà thuốc Long Châu đã giúp bạn biết nguyên nhân cũng như cách xử lý lúc bị chuột rút khi ngủ. Nếu tình trạng chuột rút xảy ra thường xuyên kèm theo biểu hiện khác thường khác, bạn cần đến gặp bác sĩ và tiến hành điều trị theo bệnh lý, vấn đề sức khỏe cụ thể.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.