Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng như thế nào đến sự lây lan của các bệnh truyền qua muỗi?
Ngày 19/09/2024
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Biến đổi khí hậu đang trở thành một thách thức lớn, ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe con người. Trong bối cảnh này, các bệnh truyền qua muỗi như sốt rét và sốt Dengue đang gia tăng cả về tần suất lẫn sự phân bố. Sự thay đổi về nhiệt độ, lượng mưa và các hiện tượng thời tiết cực đoan không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển mà còn làm thay đổi khả năng lây truyền mầm bệnh. Hiểu rõ mối liên hệ này là cần thiết để phát triển các chiến lược phòng ngừa hiệu quả.
Một bài đánh giá gần đây đăng trên tạp chí Nature Reviews Microbiology đã xem xét ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thời tiết và các yếu tố nhân tạo khác đối với sự lây lan của các bệnh truyền qua muỗi trên toàn cầu. Vậy cụ thể, biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng như thế nào đến sự lây lan của các bệnh truyền qua muỗi? Để tìm hiểu câu trả lời, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Bối cảnh hiện tại
Những thay đổi khí hậu diễn ra trên nhiều quy mô, với các xu hướng thời tiết thay đổi qua các thập kỷ đã làm biến đổi cách thức truyền bệnh thông qua muỗi. Biến đổi khí hậu có thể dẫn đến những mẫu thời tiết khó đoán hơn, ảnh hưởng tiêu cực đến con người và môi trường bên cạnh sự biến thiên tự nhiên. Những tác động này có thể bao gồm sự sụp đổ của hệ sinh thái, tuyệt chủng các loài và tần suất gia tăng của các hiện tượng thời tiết cực đoan.
Các loài chân khớp hút máu như ve, ruồi, muỗi truyền bệnh cho động vật và con người, chủ yếu ở những khu vực cận nhiệt đới và nhiệt đới ngày càng gia tăng. Biến đổi khí hậu cũng có thể ảnh hưởng đến nguy cơ và khả năng dự đoán liên quan đến các mầm bệnh truyền qua muỗi, làm cho tình hình trở nên phức tạp và khó hiểu hơn. Nhìn chung, biến đổi khí hậu có thể tác động lớn đến các bệnh truyền qua muỗi gây ra.
Biến đổi khí hậu tác động đến các bệnh truyền qua muỗi
Thời tiết và môi trường có ảnh hưởng sâu sắc đến khả năng sinh học của muỗi truyền bệnh, tác động đến tốc độ phát triển, tuổi thọ, khả năng sinh sản và mức độ cắn. Những hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa lớn, gió mạnh, lũ lụt và biến động nhiệt độ có thể làm gián đoạn đến chu kỳ sống của các loài muỗi có tuổi thọ ngắn. Ngược lại, các loài ve với chu kỳ sống lâu hơn, kéo dài từ vài tháng đến vài năm, nó ít bị ảnh hưởng hơn.
Dự đoán từ Dao động Nam - Thái Bình Dương (ENSO) đã cung cấp thông tin để đánh giá rủi ro gia tăng các bệnh truyền qua muỗi, từ đó giúp phát triển các giải pháp phòng ngừa hiệu quả. Hạn hán và lũ lụt có thể thay đổi đáng kể cách thức truyền bệnh, với tác động khác nhau tùy theo thời gian, địa điểm và môi trường sống. Lượng mưa lớn có thể tạo điều kiện lý tưởng cho sự phát triển của muỗi, làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh như sốt rét, sốt xuất huyết Dengue và bệnh Chikungunya (bệnh do muỗi Aedes truyền).
Các loài muỗi sinh sống ở vùng ngập nước có thể lây lan virus Dirofilaria immitis và virus sốt Rift Valley (RVFV). Hạn hán lại là nguyên nhân chủ yếu gây ra các đợt bùng phát virus Tây Sông Nile (WNV) tại Hoa Kỳ, gia tăng quá trình truyền bệnh do làm giảm sinh sản của chim và thay đổi cách tương tác giữa các ký sinh và vật chủ.
Biến đổi khí hậu càng làm tăng nguy cơ bệnh truyền qua muỗi, đặc biệt là ở các loài như Aedes albopictus và Aedes aegypti. Nhiệt độ là yếu tố chính trong các mô hình dự đoán bệnh truyền qua muỗi, mặc dù lượng mưa và độ ẩm cũng đóng vai trò quan trọng trong khả năng sinh sản và tồn tại của chúng.
Tác động của việc sử dụng đất đến biến đổi khí hậu và bệnh truyền qua muỗi
Sự thay đổi trong cách sử dụng đất, như nông nghiệp, khai thác tài nguyên và đô thị hóa, có thể góp phần đáng kể vào biến đổi khí hậu thông qua việc giảm đa dạng sinh học và khả năng hấp thụ carbon. Các bệnh truyền qua muỗi rất nhạy cảm với sự thay đổi trong cách sử dụng và che phủ đất, vì chúng ảnh hưởng đến quần thể ký sinh và vật chủ, các loài ăn thịt, môi trường sống của cả giai đoạn trưởng thành và ấu trùng, cũng như tỷ lệ tương tác giữa ký sinh và vật chủ. Sau đây là tác động của việc sử dụng đất đất đến biến đổi khí hậu liên quan đến bệnh truyền qua muỗi:
Việc sử dụng đất đến biến đổi khí hậu
Phá rừng có thể làm gia tăng mức độ tiếp xúc giữa muỗi với động vật và con người. Những thay đổi về môi trường không sinh học như chất lượng nước, nhiệt độ và độ ẩm cũng ảnh hưởng đến sinh thái học của muỗi, tùy thuộc vào từng loài và khu vực khí hậu bị tác động.
Sự chuyển đổi nông nghiệp mang lại nhiều lợi ích cho xã hội nhưng cũng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh truyền qua muỗi. Ví dụ, việc sử dụng thiết bị tưới tiêu trong canh tác lúa có thể làm thay đổi nguy cơ nhiễm sốt rét, sốt Dengue và viêm não Nhật Bản. Sinh thái học của các loài mang mầm bệnh đóng vai trò quan trọng trong việc xác định ảnh hưởng của chuyển đổi nông nghiệp đến số lượng và phân bố của chúng.
Ngoài ra, nông nghiệp chăn nuôi có thể tác động tiêu cực đến động lực bệnh truyền qua muỗi, bằng cách tăng nguồn thức ăn cho muỗi và tạo ra các vật chủ lưu giữ bệnh Zoonotic. Quản lý chất thải kém tại các đô thị cũng góp phần gia tăng các bệnh do côn trùng, tạo ra môi trường sống lý tưởng cho ấu trùng.
Hướng giải quyết
Để giải quyết những xung đột giữa chính sách nông nghiệp và sức khỏe cộng đồng, cần phải áp dụng các giải pháp kỹ thuật hiệu quả trong quản lý các loài mang mầm bệnh như muỗi. Biến đổi khí hậu có tác động sâu sắc đến nguy cơ bệnh truyền qua muỗi toàn cầu, vì vậy việc giám sát nhiễm trùng và nâng cao năng lực y tế cộng đồng là điều cấp bách. Tuy nhiên, cần phải tiến hành nghiên cứu sâu hơn để giảm thiểu gánh nặng trong quản lý và phòng ngừa bệnh trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn ra nhanh chóng.
Các nhà nghiên cứu cũng cần lưu ý đến sự bất bình đẳng trong việc tiếp cận chăm sóc sức khỏe và giám sát bệnh truyền qua muỗi, đặc biệt tại các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình. Việc áp dụng các phương pháp huyết thanh học, phân tử và gen học sẽ hỗ trợ hiệu quả trong việc nghiên cứu sự lây lan của bệnh tật và xác định những nhóm dễ bị tổn thương.
Một số phương pháp kiểm soát muỗi, như việc triển khai muỗi Aedes aegypti nhiễm Wolbachia, có thể giúp ngăn chặn sự lây truyền bệnh một cách hiệu quả. Ngoài ra, việc phát triển vaccine hiệu quả cũng đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống lại các bệnh truyền qua muỗi. Tuy nhiên, sự hạn chế trong cung cấp và quản lý có thể làm tăng nguy cơ tái phát bệnh ở một số khu vực.
Hy vọng qua bài viết trên, bạn đọc có thể biết được biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng như thế nào đến sự lây lan của các bệnh truyền qua muỗi. Tóm lại, biến đổi khí hậu đang làm gia tăng sự lây lan của các bệnh truyền qua muỗi thông qua việc thay đổi môi trường sống và điều kiện sinh trưởng của muỗi. Các hiện tượng thời tiết cực đoan và biến động nhiệt độ đã tạo ra môi trường thuận lợi cho sự phát triển của chúng, từ đó tăng nguy cơ mắc bệnh cho con người. Để ứng phó hiệu quả, cần kết hợp nghiên cứu khoa học, chính sách và giáo dục cộng đồng nhằm bảo vệ sức khỏe trước những thách thức này.
Có thể bạn quan tâm
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.