Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Giới tính

Canh niêm mạc uống thuốc cảm được không? Cách chữa cảm an toàn không dùng thuốc

Thanh Hương

21/03/2025
Kích thước chữ

Trong quá trình chuẩn bị niêm mạc để làm IVF, sức khỏe tổng thể rất quan trọng. Khi bị cảm cúm, nhiều phụ nữ lo lắng canh niêm mạc uống thuốc cảm được không. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm thấy câu trả lời.

IVF (thụ tinh trong ống nghiệm) yêu cầu niêm mạc tử cung đạt chất lượng tốt để phôi làm tổ. Trong giai đoạn chuẩn bị niêm mạc, việc sử dụng thuốc cần được kiểm soát chặt chẽ. Khi bị cảm, nhiều người nghĩ đến việc dùng thuốc để giảm triệu chứng. Tuy nhiên, một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến nội tiết tố và sự phát triển của niêm mạc. Vậy đang canh niêm mạc uống thuốc cảm được không?

Vai trò của niêm mạc tử cung trong IVF

Niêm mạc tử cung đóng vai trò quan trọng trong quá trình thụ tinh trong ống nghiệm. Đây là lớp lót bên trong tử cung, nơi phôi bám vào và phát triển thành thai nhi. Theo nghiên cứu của Hiệp hội Y học Sinh sản Hoa Kỳ (ASRM), độ dày niêm mạc lý tưởng để phôi làm tổ thành công thường dao động từ 8 - 12mm. Độ dày quá mỏng (dưới 7mm) hoặc quá dày (trên 14mm) có thể làm giảm khả năng bám dính của phôi và tăng nguy cơ thất bại khi cấy phôi.

Niêm mạc tử cung phát triển nhờ sự tác động của hormone estrogen và progesterone. Trong giai đoạn chuẩn bị cho IVF, estrogen giúp niêm mạc dày lên, tạo môi trường thuận lợi cho phôi. Khi phôi được đưa vào, progesterone giúp ổn định và hỗ trợ quá trình làm tổ. Bất kỳ sự mất cân bằng nào giữa hai hormone này đều có thể làm giảm chất lượng niêm mạc. Từ đó làm ảnh hưởng đến tỷ lệ thành công của IVF.

Canh niêm mạc uống thuốc cảm được không? Cách chữa cảm an toàn không dùng thuốc 1
Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng niêm mạc tử cung

Tuần hoàn máu tốt giúp cung cấp oxy và dưỡng chất cho niêm mạc, hỗ trợ sự phát triển và cải thiện độ dày. Một số loại thuốc như aspirin liều thấp, Estrogen bổ sung hoặc thuốc kích thích tuần hoàn máu có thể được bác sĩ chỉ định để tối ưu hóa độ dày niêm mạc. Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng giàu sắt, omega-3, vitamin E và L-arginine cũng giúp tăng cường lưu lượng máu đến tử cung, hỗ trợ sự phát triển của niêm mạc tử cung.

Thuốc cảm có ảnh hưởng đến niêm mạc tử cung không?

Muốn biết theo dõi niêm mạc chuyển phôi uống thuốc cảm được không, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các thành phần của thuốc cảm và tác động của chúng đến niêm mạc tử cung.

Thành phần chính của thuốc cảm

Thuốc cảm thường chứa một hoặc nhiều thành phần dưới đây để giảm triệu chứng sốt, đau đầu, nghẹt mũi, ho và mệt mỏi:

  • Paracetamol (Acetaminophen) có tác dụng giảm đau, hạ sốt;
  • Ibuprofen hoặc Aspirin có tác dụng giảm đau, kháng viêm (không có trong tất cả các thuốc cảm);
  • Pseudoephedrine hoặc Phenylephrine giúp giảm nghẹt mũi bằng cách co mạch;
  • Dextromethorphan có tác dụng ức chế cơn ho;
  • Chlorpheniramine hoặc Diphenhydramine kháng histamine, giúp giảm sổ mũi và nghẹt mũi;
  • Guaifenesin giúp long đờm;
  • Codeine (trong một số loại thuốc cảm kê đơn) giúp giảm ho mạnh hơn.
Canh niêm mạc uống thuốc cảm được không? Cách chữa cảm an toàn không dùng thuốc 2
Canh niêm mạc uống thuốc cảm được không phụ thuộc vào thành phần thuốc

Ảnh hưởng của các thành phần này đến niêm mạc tử cung

Một số thành phần trong thuốc cảm có thể ảnh hưởng đến niêm mạc tử cung, đặc biệt là khi sử dụng trong thời gian dài hoặc với liều cao:

  • Ibuprofen và Aspirin (thuộc nhóm NSAIDs): Các thành phần này có thể ức chế tổng hợp prostaglandin, một chất quan trọng trong sự phát triển của niêm mạc tử cung. Nó cũng có thể làm giảm độ dày niêm mạc tử cung. Chưa hết, thành phần này còn có thể làm tăng nguy cơ rối loạn kinh nguyệt khi sử dụng lâu dài.
  • Pseudoephedrine và Phenylephrine có thể làm giảm lưu lượng máu đến tử cung. Nếu sử dụng lâu dài, chúng có thể ảnh hưởng đến quá trình làm dày niêm mạc tử cung.
  • Một số nghiên cứu cho thấy thuốc kháng histamine (Chlorpheniramine và Diphenhydramine) có thể ảnh hưởng đến chất nhầy cổ tử cung.

Tuy nhiên, Paracetamol (Acetaminophen) lại ít có tác động đến tử cung khi sử dụng đúng liều lượng. Không có nghiên cứu nào cho thấy Dextromethorphan và Guaifenesin ảnh hưởng tiêu cực đến niêm mạc tử cung.

Canh niêm mạc uống thuốc cảm được không?

Để có câu trả lời thỏa đáng, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết tác động của những loại thuốc cảm phổ biến đến quá trình canh niêm mạc.

Ảnh hưởng của Paracetamol

Mặc dù Paracetamol là thuốc giảm đau và hạ sốt phổ biến, việc sử dụng nó trong quá trình chuẩn bị IVF cần phải thận trọng. Các nghiên cứu cho thấy Paracetamol có thể tác động đến quá trình chuyển hóa hormone. Hiện chưa có bằng chứng rõ ràng về việc nó gây hại cho niêm mạc tử cung. Nhưng việc lạm dụng thuốc trong thời gian dài hoặc sử dụng liều cao có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và tăng nguy cơ ảnh hưởng đến thai kỳ sau này.

Canh niêm mạc uống thuốc cảm được không? Cách chữa cảm an toàn không dùng thuốc 3
Phụ nữ chuẩn bị làm IVF cần thận trọng khi dùng thuốc

Ảnh hưởng của Ibuprofen và Aspirin

Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) như Ibuprofen và Aspirin có thể tác động đến tuần hoàn máu. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng NSAIDs có thể ức chế sản xuất prostaglandin, làm giảm lưu lượng máu đến niêm mạc tử cung. Việc sử dụng NSAIDs trong giai đoạn chuẩn bị IVF thường được khuyến cáo hạn chế hoặc tránh. Mặc dù tác dụng của NSAIDs là rõ ràng, nhưng một số nghiên cứu cho thấy sử dụng chúng trong thời gian ngắn, liều thấp có thể không gây tác hại nghiêm trọng nếu có sự chỉ định từ bác sĩ.

Ảnh hưởng của thuốc kháng histamin

Mặc dù thuốc kháng histamine có thể ảnh hưởng đến chất nhầy cổ tử cung (gây khô dịch nhầy), giảm khả năng làm tổ của phôi. Tác động này có thể không đáng kể nếu chỉ sử dụng trong thời gian ngắn và liều thấp. Tuy nhiên, phụ nữ đang chuẩn bị IVF hoặc thụ tinh nhân tạo nên tránh sử dụng thuốc kháng histamine nếu không cần thiết.

Ảnh hưởng của thuốc chống sung huyết mũi

Thuốc chống sung huyết mũi có thể làm giảm tuần hoàn máu ở một số bộ phận trong cơ thể. Nhưng tác động lên tử cung chưa được chứng minh một cách rõ ràng trong các nghiên cứu.

Tuy nhiên, phụ nữ trong quá trình IVF vẫn nên thận trọng với việc sử dụng thuốc này. Do đó, nếu bị cảm nặng, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ.

Với câu hỏi canh niêm mạc uống thuốc cảm được không, câu trả lời là không nên. Việc sử dụng bất kỳ loại thuốc cảm nào trong thời gian canh niêm mạc đều cần cân nhắc kỹ càng và cần có sự tư vấn của bác sĩ.

Canh niêm mạc uống thuốc cảm được không? Cách chữa cảm an toàn không dùng thuốc 4
Nếu bị cảm nặng, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ về cách điều trị

Bị cảm khi canh niêm mạc nên làm gì?

Như vậy, canh niêm mạc uống thuốc cảm được không đến đây bạn đã rõ. Thật may là có nhiều cách giảm triệu chứng cảm an toàn mà không dùng thuốc bạn có thể tham khảo như:

  • Uống đủ nước giúp cơ thể duy trì độ ẩm, làm loãng dịch nhầy và hỗ trợ đào thải virus ra ngoài. Khi bị cảm, bạn nên uống nước ấm, trà gừng, trà mật ong hoặc nước chanh ấm để giảm nghẹt mũi và làm dịu cổ họng.
  • Vitamin C và kẽm giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ cơ thể chống lại virus và rút ngắn thời gian mắc cảm. Trong chế độ ăn uống hàng ngày, bạn nên tăng cường tiêu thụ thực phẩm giàu vitamin C và thực phẩm giàu kẽm.
  • Giữ ấm cơ thể giúp tránh nhiễm lạnh và hỗ trợ quá trình phục hồi nhanh hơn khi bị cảm. Bạn cần chú ý giữ ấm vùng cổ, ngực và bàn chân.

Xông hơi giúp làm thông mũi, giảm nghẹt mũi và thư giãn cơ thể. Tuy nhiên, cần phải tránh các biện pháp xông hơi hoặc sử dụng tinh dầu mạnh nếu bạn đang trong quá trình chuẩn bị IVF. Một số hợp chất trong tinh dầu (Menthol trong tinh dầu bạc hà, linalool trong tinh dầu oải hương, terpinene-4-ol trong tinh dầu cây trà,...) có thể ảnh hưởng đến hệ thống nội tiết trong cơ thể nếu dùng với liều cao hoặc dùng lâu dài.

Với những thông tin trên đây, hy vọng bạn đã giải đáp được thắc mắc canh niêm mạc uống thuốc cảm được không đến đây bạn đã rõ. Giữ sức khỏe tốt và tránh nhiễm bệnh là điều quan trọng nhất để hỗ trợ thành công của quá trình IVF. Vì vậy, bạn nên chủ động phòng ngừa bị cảm, nhất là vào thời điểm giao mùa.

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin