Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé/
  4. Mang thai

Dấu hiệu đau bụng như thế nào là có thai?

Ngày 30/08/2023
Kích thước chữ

Phụ nữ thường gặp phải các cơn đau bụng dưới. Trước những cơn đau bụng này thì nhiều chị em thường thắc mắc là bản thân có phải đã mang thai hay không. Thông tin bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc của câu hỏi này, mời các bạn tham khảo.

Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ sẽ có nhiều dấu hiệu mang thai khác nhau. Do đã thành công trong quá trình thụ thai nên cơ thể các chị em sẽ có nhiều thay đổi cả bên trong lẫn bên ngoài. Một trong những dấu hiệu phổ biến nhất của thai kỳ là đau bụng.

Đau bụng như thế nào thì được coi là có thai?

Đau bụng dưới khi mang thai là một trong những dấu hiệu cơ thể bạn đang chuẩn bị chào đón thành viên mới trong gia đình. Tuy nhiên, điều này sẽ không giống như đau bụng khi bị rối loạn tiêu hóa và đau bụng khi hành kinh.

giai-dap-thac-mac-dau-bung-nhu-the-nao-la-co-thai 1.png
Đau bụng dưới khi mang thai là một trong những dấu hiệu mang thai

Đau bụng khi mang thai thường đi kèm với các triệu chứng đặc trưng như:

  • Đau bụng lệch sang một bên.
  • Bụng dưới hơi căng tức nhẹ.
  • Khi đau thường đau bụng âm ỉ, lâm râm không diễn ra thường xuyên.
  • Thường chỉ kéo dài khoảng 3 ngày đến 1 tuần.
  • Đau vùng bụng dưới có thể trầm trọng hơn khi bạn cười, hắt hơi, đứng hoặc ngồi quá lâu.

Thông thường trong khoảng thời gian này, trứng đã được thụ tinh và trở thành bào thai di chuyển đến bám vào thành tử cung, quá trình này còn được gọi là thai làm tổ. Trong khoảng thời gian này, bào thai sẽ làm tổ trong tử cung, gây đau và có thể chảy máu, gọi là máu báo thai.

Các dấu hiệu khác khi mang thai?

Ngoài những dấu hiệu đã được nêu trên, chị em có thể chú ý đến những điều sau để tự nhận biết liệu mình có mang thai hay không:

Chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc bị trễ kinh: Nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn thường xuyên nhưng bất thường trở nên không đều hoặc bạn trễ kinh, đó có thể là một dấu hiệu mang thai.

Cảm giác căng tức vùng ngực: Vùng ngực trở nên cảm thấy căng và nhạy cảm hơn có thể là dấu hiệu mang thai.

Máu báo thai: Một số phụ nữ có thể trải qua hiện tượng xuất hiện máu báo thai, gọi là chu kỳ kinh máu dây, trong khoảng thời gian sớm của thai kỳ.

Tăng nhiệt độ cơ thể: Sự tăng nhiệt độ cơ thể kéo dài sau ngày ovulation có thể là một dấu hiệu cho thấy bạn đang mang thai.

Buồn nôn và phản ứng dị ứng với mùi: Một số phụ nữ trải qua cảm giác buồn nôn và phản ứng mạnh với mùi trong những tuần đầu thai kỳ.

Tâm trạng và tính khí thay đổi bất thường: Cảm giác biến đổi tâm trạng và tính khí thất thường có thể xuất hiện do sự thay đổi hormone khi mang thai.

Chất nhầy cổ tử cung có biểu hiện bất thường về màu sắc và mùi: Chất nhầy tử cung thay đổi màu sắc và mùi có thể là dấu hiệu của sự thay đổi hormone trong thai kỳ.

Chuột rút ổ bụng: Chuột rút nhẹ hoặc áp lực trong vùng ổ bụng có thể xuất hiện trong thai kỳ.

Tuy nhiên, để xác định chính xác liệu bạn có mang thai hay không, hãy thực hiện test que thử thai và đến cơ sở y tế để được bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để tư vấn và xác định thai kỳ một cách chính xác.

Giảm đau bụng khi mang thai bằng cách nào?

Để giảm cơn đau bụng khi bắt đầu thai kỳ, mẹ có thể thử thực hiện một số cách dưới đây:

Massage vùng bụng

Massage bụng có thể thúc đẩy lưu thông máu và giảm đau hiệu quả. Bên cạnh đó, massage bụng còn có một số tác dụng khác như:

  • Giảm căng thẳng và tinh thần thoải mái.
  • Kích thích sự phát triển và nhận thức của thai nhi bởi vì sau một thời gian khi phát triển, thai nhi sẽ rất nhạy cảm với môi trường bên ngoài.
  • Lưu thông máu tốt hơn.
giai-dap-thac-mac-dau-bung-nhu-the-nao-la-co-thai 2.jfif
Massage bụng có thể thúc đẩy lưu thông máu và giảm đau hiệu quả

Các mẹ bầu có thể thực hiện massage bụng bằng cách:

  • Nên xoa bóp theo vòng tròn theo chiều kim đồng hồ ở vùng bụng dưới.
  • Chỉ massage khoảng 5 phút mỗi ngày trong 3 tháng đầu mang thai.
  • Nên massage bụng vào những thời điểm cố định trong ngày.
  • Có thể massage kết hợp với một số loại tinh dầu để giảm đau và thư giãn hơn.
  • Chỉ nên thực hiện trong vài phút vì lúc này là khoảng thời gian thai đã bắt đầu làm tổ, nếu bị kích thích mạnh sẽ khiến tử cung co bóp gây sảy thai.

Bổ sung khoáng chất thiết yếu

Các chị em có thể bổ sung các loại vitamin tổng hợp với hàm lượng axit folic lớn để ngăn chặn nguy cơ thai nhi bị dị tật. Một số chị em khi mang thai từ 1 đến 6 tuần tuổi thường không phát hiện mình có thai hay không và cũng không biết cách để nhận biết dấu hiệu đau bụng khi mang thai. Vì thế, các chị em nên quan tâm đến các triệu chứng của việc mang thai để biết cách bổ sung các chất dinh dưỡng hợp lý.

Duy trì chế độ ăn giàu chất xơ và trái cây

Các chị em có thể tham khảo các loại thực phẩm sau đây:

  • Hoa quả và thực phẩm giàu axit folic: Củ cải trắng, rau mầm, đu đủ, chanh, cam, chuối, bơ...
  • Bổ sung hoa quả giàu sắt: Táo, mận, lựu, đào...
  • Thực phẩm chứa vitamin B6: Ngũ cốc, nấm men dinh dưỡng, các loại đậu, cà rốt, chuối, bơ...
  • Hoa quả giàu vitamin C: Quả có múi như bưởi, cam, quýt, dâu tây, ổi, kiwi, nho..., bạn không nên ăn dứa có thể làm tăng co bóp tử cung gây sảy thai

Hạn chế mặc quần áo quá bó sát

Các bộ quần áo quá ôm sát nhất là ở vùng bụng, đùi sẽ khiến quá trình lưu thông máu nuôi thai nhi bị cản trở cho nên các cơn đau bụng, căng tức bụng có thể nặng hơn. Vì vậy hãy lựa chọn những loại quần áo thoải mái, rộng rãi để thai nhi có thể phát triển dễ dàng hơn.

giai-dap-thac-mac-dau-bung-nhu-the-nao-la-co-thai 3.jpg
Mẹ bầu nên chọn những loại quần áo thoải mái, rộng rãi để thai nhi có thể phát triển

Ngồi với tư thế thoải mái

Một tư thế thoải mái sẽ giúp máu lưu thông và không gây ảnh hưởng tiêu cực đến thai nhi. Khi mang thai, mẹ bầu có thể ngồi thẳng và đặt chân lên ghế để quá trình lưu thông máu được diễn ra dễ hơn. Ngoài ra, đứng quá lâu sẽ dẫn đến đau lưng dưới, phù nề chân khi thai nhi đã lớn hơn.

Lưu ý khi bị đau bụng trong quá trình mang thai

Nếu các cơn đau bụng kéo dài và có các triệu chứng sau này thì chị em nên đi chủ động đi khám:

  • Đau bụng dữ dội.
  • Xuất huyết âm đạo không giống máu báo thai.
  • Đau quặn từng cơn không thuyên giảm.
  • Đi ngoài kèm buồn nôn, có dịch nhầy như bã cà phê.
  • Dễ bị chóng mặt, choáng váng, cơ thể mất sức, mệt mỏi.

Các mẹ nên đi khám thai ngay lập tức khi gặp các triệu chứng này vì có thể đây là dấu hiệu của việc dọa sảy thai, bị sảy thai hoặc vấn đề nguy hiểm khác.

Trên đây là thông tin về câu hỏi có dấu hiệu đau bụng như thế nào là có thai? Hy vọng những thông tin trên đã giúp các chị em hiểu rõ về những cơn đau bụng xảy ra khi mang thai để thai nhi được phát triển tốt nhất.

Xem thêm: Liệu bụng dưới to có phải có thai không?

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.