Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Giải đáp: Trẻ ngủ nằm sấp thông minh​ có đúng không?

Ngày 25/10/2024
Kích thước chữ

Nhiều bậc phụ huynh thường thắc mắc về tư thế ngủ của trẻ, đặc biệt là việc trẻ ngủ nằm sấp. Có quan niệm cho rằng tư thế này có thể giúp trẻ thông minh hơn. Vậy thực hư thế nào? Bào viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu sẽ thông tin rõ hơn về vấn đề trẻ ngủ nằm sấp thông minh có đúng không.

Các mẹ thường truyền tai nhau rằng trẻ ngủ nằm sấp thông minh nhưng liệu đây có phải là thông tin chính xác đã được kiểm chứng? Bài viết dưới đây sẽ phân tích những lợi ích và rủi ro của tư thế ngủ này đối với sự phát triển của trẻ nhỏ.

Chuyên gia giải đáp trẻ ngủ nằm sấp thông minh không?

Một nhóm chuyên gia tại Đại học Harvard đã tiến hành nghiên cứu cho thấy rằng tư thế ngủ thời thơ ấu có thể ảnh hưởng đến trí thông minh và khả năng đạt thành công của trẻ khi lớn lên. Nghiên cứu này dựa trên khảo sát tư thế ngủ của hơn 350 trẻ em khỏe mạnh và phát triển bình thường. Kết quả cho thấy những trẻ thích ngủ nằm sấp hoặc dang rộng chân tay thường có chỉ số IQ và phản xạ cao hơn so với trẻ khác, điều này gợi ý rằng trẻ ngủ nằm sấp thông minh hơn.

Trẻ ngủ nằm sấp thường có giấc ngủ sâu hơn, điều này rất cần thiết cho não bộ trong quá trình xử lý thông tin. Giấc ngủ sâu giúp cải thiện trí nhớ và tăng khả năng tập trung, từ đó tạo điều kiện cho việc học tập hiệu quả hơn trong tương lai.

Giải đáp: Trẻ ngủ nằm sấp thông minh​ có đúng không? 1
Trẻ ngủ nằm sấp thông minh là vấn đề cần được nghiên cứu thêm

Tư thế ngủ nằm sấp có thể cải thiện cảm giác vị trí cơ thể của trẻ. Điều này giúp trẻ phát triển kỹ năng di chuyển, tập trung tốt hơn và tương tác xã hội hiệu quả. Cảm giác này rất quan trọng trong việc hình thành nhận thức và khả năng định hướng không gian.

Kết quả nghiên cứu cho thấy những trẻ ngủ nằm sấp thông minh hơn, có chỉ số IQ cao hơn và phản xạ tốt hơn. Điều này có thể liên quan đến sự kích thích hoạt động của não trong suốt thời gian ngủ.

Trẻ ngủ nằm sấp có tốt không?

Ngủ nằm sấp là một tư thế phổ biến ở trẻ em, nhưng điều này vẫn gây tranh cãi về tác động đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Mặc dù một số nghiên cứu chỉ ra trẻ ngủ nằm sấp thông minh hơn nhưng bên cạnh những lợi ích như trẻ có giấc ngủ sâu hơn, hạn chế nguy cơ trào ngược dạ dày thì tư thế này vẫn tồn tại nhiều rủi ro với trẻ, nhất là trẻ dưới 1 tuổi.

Giải đáp: Trẻ ngủ nằm sấp thông minh​ có đúng không?  2
Ngủ nằm sấp là tư thế phổ biến ở nhiều trẻ nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro khiến mẹ lo lắng

Theo các chuyên gia y tế, trẻ sơ sinh từ 1 đến 12 tháng tuổi có nguy cơ cao bị đột tử khi ngủ, đặc biệt nhất là nhóm từ 1 đến 8 tháng tuổi, cụ thể là từ 2 đến 4 tháng tuổi. Ngoài ra, bé trai có nguy cơ gặp rủi ro này cao hơn so với bé gái. Lý do mà các chuyên gia khuyến nghị không nên để trẻ ngủ ở tư thế nằm sấp là vì:

  • Nguy cơ đột tử ở trẻ nằm sấp cao gấp nhiều lần so với trẻ nằm ngửa;
  • Tư thế nằm sấp làm gia tăng áp lực lên hàm, hẹp đường hô hấp, dẫn đến giảm lưu thông không khí.
  • Khi nằm sấp, trẻ có thể áp mặt vào chăn gối, làm tăng nguy cơ hít phải nấm và virus gây bệnh từ các vật dụng ngủ, đồng thời tạo ra thân nhiệt cao hơn, ảnh hưởng đến quá trình tản nhiệt và dẫn đến tích tụ mồ hôi, gây viêm da.
  • Nếu trẻ nằm sấp trong thời gian dài, có thể làm biến dạng xương mặt, ảnh hưởng đến khả năng nhai nuốt và gây mất thẩm mỹ.

Đối với những trẻ trên 6 tháng tuổi, khi đã biết lẫy, lật và thực hiện các chuyển động thân mình thành thạo, phụ huynh sẽ khó kiểm soát tư thế ngủ của trẻ. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn khuyên rằng cha mẹ nên cố gắng tập thói quen thay đổi tư thế ngủ của con để giảm thiểu những rủi ro về sức khỏe nêu trên.

Giải đáp: Trẻ ngủ nằm sấp thông minh​ có đúng không? 3
Đừng để quan niệm sai lầm về giấc ngủ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ

Những tư thế ngủ nào tốt cho trẻ ngoài ngủ nằm sấp

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thời gian ngủ dài hơn so với người lớn, vì vậy tư thế ngủ của trẻ không đúng hoặc nằm quá lâu ở một tư thế sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Vì vậy, việc hiểu rõ tư thế ngủ nào tốt và không tốt cho con rất quan trọng.

Trẻ sơ sinh khỏe mạnh, sinh đủ tháng nên được đặt nằm ngửa, dù là khi nghỉ trưa hay ngủ đêm. Tư thế nằm ngửa đã được chứng minh giúp giảm nguy cơ mắc hội chứng SIDS và giữ cho đường thở luôn thông thoáng. Tư thế nằm ngửa giúp giảm tỷ lệ mắc hội chứng SISD đến 50% khi được khuyến cáo áp dụng cho con, vì vậy, nằm ngửa được xem là tư thế an toàn cho trẻ.

Tuy nhiên, một nhược điểm của tư thế nằm ngửa là trẻ có thể cảm thấy thiếu sự thoải mái do không có vật gì chặn ở xung quanh, khiến trẻ không có cảm giác được nâng đỡ hay bảo vệ. Điều này có thể làm trẻ cảm thấy bất an hoặc dễ giật mình hơn trong giấc ngủ. Để khắc phục vấn đề này, phụ huynh có thể sử dụng những chiếc gối nhỏ hoặc chăn mềm nhẹ nhàng bên cạnh để tạo cảm giác an toàn mà vẫn đảm bảo sự thông thoáng và an toàn cho trẻ.

Giải đáp: Trẻ ngủ nằm sấp thông minh​ có đúng không? 4
Tạo môi trường ngủ an toàn cho bé yêu, dù bé nằm sấp hay nằm ngửa

Nhiều chuyên gia cũng khuyến cáo tư thế nằm nghiêng một bên có nhiều lợi ích, đặc biệt là giữ an toàn cho đường thở. Trẻ nằm nghiêng khi ngủ có nguy cơ ngạt thở thấp hơn, đặc biệt nếu trẻ bị nôn trớ, giúp ngăn thức ăn tràn vào đường thở. Tư thế này còn giảm thiểu hiện tượng ngủ ngáy và khò khè. Tuy nhiên, nếu trẻ nằm nghiêng quá lâu, có thể dẫn đến tình trạng đầu lép ở vùng thái dương hoặc biến dạng tai, ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

Như vậy, mỗi tư thế ngủ đều có những lợi ích và rủi ro riêng. Việc xác định một tư thế ngủ hoàn toàn an toàn là không thể, vì vậy cần căn cứ vào đặc điểm, lứa tuổi và tình trạng sức khỏe của trẻ để lựa chọn tư thế ngủ phù hợp.

Việc trẻ ngủ nằm sấp thông minh vẫn đang gây tranh cãi trong giới chuyên gia bởi các nghiên cứu vẫn chưa được thực hiện trên diện rộng để có cái nhìn khách quan hơn. Mặc dù có một số lợi ích nhất định về sự thoải mái và phát triển khả năng vận động, nhưng các bậc phụ huynh cũng cần cân nhắc những rủi ro liên quan đến tư thế ngủ nằm sấp này. Để bảo đảm an toàn và hỗ trợ sự phát triển toàn diện cho trẻ, nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ nhi khoa và theo dõi cẩn thận thói quen ngủ của bé.

Xem thêm: 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin