Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Mụn trứng cá ở trẻ em, các mẹ đã biết phải làm gì chưa?

Ngày 11/08/2017
Kích thước chữ

Mụn trứng cá ở trẻ có vẻ như là điều không tưởng mà nhiều ông bố, bà mẹ không hề nghĩ đến. Tuy nhiên, sự thật là ngay cả một em bé sơ sinh cũng có

Mụn trứng cá ở trẻ có vẻ như là điều không tưởng mà nhiều ông bố, bà mẹ không hề nghĩ đến. Tuy nhiên, sự thật là ngay cả một em bé sơ sinh cũng có khả năng bị mụn.

Cùng Long Châu tìm hiểu các vấn đề xoay quanh mụn trứng cá ở trẻ em các mẹ nhé.

1. Mụn trứng cá ở trẻ

Mụn trứng cá được xem là một trong những bệnh da liễu ở trẻ sơ sinh. Chúng thường xuất hiện sau vài tuần bé ra đời do các kích thích tố của người mẹ còn sót lại trên người bé. Mụn ở trẻ em trông rất giống với mụn trứng cá ở tuổi dậy thì. Trên da bé sẽ xuất hiện các nốt sưng hoặc mụn nhọt có nhân trắng và vùng da ở khu vực ấy có màu đỏ. Mụn thường xuất hiện trên má và đôi khi ở trán, cằm, và thậm chí cả lưng. Nó có thể phát triển hơn khi thời tiết trở nóng hoặc chịu kích ứng bởi nước bọt, sữa trẻ em hoặc chất vải thô ráp trong quần áo bé đang mặc.

Song có một điều cần lưu ý là các nốt xuất hiện trên da bé không phải lúc nào cũng là mụn trứng cá. Những nốt nhỏ màu trắng xuất hiện khi bé mới sinh và biến mất trong vài tuần gọi là mụn trắng ở trẻ sơ sinh và nó không hề liên quan gì đến mụn trứng cá cả. Nếu vùng da bị kích ứng xuất hiện các dấu hiệu giống phát ban và có vảy thì có thể bé đang bị eczema hoặc bị lở chốc da đầu chứ không phải la mụn trứng cá các mẹ nhé.

Mụn trứng cá ở trẻ em, các mẹ đã biết phải làm gì chưa? 1

Mụn trứng cá rất phổ biến, ngay trẻ em cũng bị mụn

2. Nguyên nhân gây ra mụn trứng cá ở trẻ em

Tương tự như mụn trứng cá vị thành niên, mụn trứng cá ở trẻ em cũng không có nguyên nhân gì rõ ràng cả. Các chuyên gia chỉ ra rằng các kích thích tố mà trẻ sơ sinh nhận được từ mẹ vào cuối thai kỳ là nguyên nhân gây ra mụn trứng cá cho trẻ. Tuy nhiên, họ vẫn đang trong quá trình nghiên cứu các nguyên nhân khác và chưa thể kết luận được gì cả.

Ngoài ra, nếu mẹ đang dùng một loại thuốc nhất định khi cho con bú hoặc bé đang dùng một loại thuốc nào đó chúng có thể gây ra mụn trứng cá ở trẻ. Trong một vài trường hợp, việc bé có phản ứng với một sản phẩm chăm sóc da, đặc biệt là các loại dầu nhờn có thể gây bít lỗ chân lông và sinh ra mụn trứng cá.

Mụn trứng cá ở trẻ em, các mẹ đã biết phải làm gì chưa? 2

Các kích thích tố mà bé nhận được từ mẹ có thể là nguyên nhân gây mụn trứng cá

3. Mụn trứng cá kéo dài bao lâu?

Mụn trứng cá ở trẻ thường chỉ kéo dài trong vài tuần và sau đó sẽ tự biến mất, tuy nhiên vài trường hợp có thể kéo dài đến hàng tháng. Nếu tình trạng này kéo dài quá 3 tháng hoặc các dấu hiệu của mụn trở nên trầm trọng hơn, các mẹ cần hỏi ý kiến bác sỹ nhi khoa. Bác sỹ sẽ đưa ra một số loại thuốc bôi dịu nhẹ làm giảm tình trạng mụn trứng cá cho trẻ.

4. Điều trị mụn trứng cá cho em bé

Dưới đây là một số điều không nên làm khi trẻ bị mụn trứng cá:

– Không nên sử dụng các loại thuốc trị mụn cho trẻ mà không có chỉ định của bác sỹ nhi khoa.

– Không chà xát khi tắm hoặc rửa mặt cho bé vì có thể khiến tình trạng mụn thêm trầm trọng.

– Không sử dụng kem dưỡng lên da bé vì nó có thể làm tình trạng thêm tồi tệ hơn nhiều. Một số phụ huynh sử dụng kem dưỡng không dầu để chữa mụn trứng cá cho bé. Nhưng bạn chỉ nên dùng một lần và cần quan sát các dấu hiệu trên da bé. Nếu thấy da bé trở nên tồi tệ hơn thì ngưng sử dụng ngay.

Điều nên làm là:

– Sử dụng sữa rửa mặt dịu nhẹ dành riêng cho trẻ em mỗi ngày một lần để cải thiện tình hình.

– Trị mụn cho bé cần sự kiên trì của cha mẹ, đừng nóng vội thử các loại thuốc khác nhau bởi dù sao thì mụn trứng cá cũng không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe của trẻ.

– Thảo luận, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau về cách trị mụn cho bé.

Mụn trứng cá ở trẻ em, các mẹ đã biết phải làm gì chưa? 3

Không nên chà xát mạnh khi tắm hoặc rửa mặt cho bé vì có thể làm mụn nặng hơn

Hường

Nguồn: Babycenter

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin