Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tinh hoàn trẻ sơ sinh bị xệ là một trong những vấn đề đáng lo ngại, khiến các bậc cha mẹ không khỏi lo lắng. Hiểu được điều đó, trong bài viết sức khỏe hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp cha mẹ có thêm nhiều kiến thức hữu ích về tình trạng bệnh lý này.
Trong giai đoạn sơ sinh, cha mẹ nên quan sát bộ phận sinh dục của trẻ để phát hiện sớm và có hướng can thiệp xử trí kịp thời nếu có bất thường. Việc nhận thấy tinh hoàn trẻ sơ sinh bị xệ khiến cho nhiều bậc cha mẹ không khỏi lo lắng, liệu rằng tình trạng này có ảnh hưởng đến sự phát triển của con sau này hay không. Theo dõi hết bài viết sức khỏe dưới đây của Nhà thuốc Long Châu để có thêm kiến thức giải đáp thắc mắc này cha mẹ nhé.
Tinh hoàn là cơ quan sinh sản của nam giới, đảm nhận nhiệm vụ sản xuất hormone sinh dục nam testosterone và tinh trùng. Chính vì thế, bất cứ bất thường nào liên quan đến tinh hoàn của trẻ đều là vấn đề đáng lưu tâm bởi điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản của trẻ sau này. Một trong những bất thường đó là tinh hoàn bị xệ. Vậy tinh hoàn trẻ sơ sinh bị xệ là gì?
Tinh hoàn bị xệ hay sa tinh hoàn ở trẻ sơ sinh là tình trạng lớp da bao quanh bìu của trẻ bị giãn ra, kéo tinh hoàn xệ xuống dài hơn so với kích thước bình thường.
Tinh hoàn bị xệ thường xảy ra ở người lớn tuổi, do ảnh hưởng của quá trình lão hóa khiến độ đàn hồi của phần da bìu bị giảm dần, khả năng nâng đỡ tinh hoàn cũng vì thế mà suy giảm dẫn đến tình trạng tinh hoàn chảy xệ. Tuy nhiên, trên thực tế, có không ít trường hợp trẻ sơ sinh gặp phải trường hợp này.
Ở trẻ, dấu hiệu sa tinh hoàn có thể dễ dàng nhận thấy bằng mắt thường, kích thước tinh hoàn dài hơn, có cảm giác chảy xệ xuống. Tình trạng này có thể xảy ra ở một hoặc cả 2 bên tinh hoàn.
Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết tinh hoàn trẻ sơ sinh bị xệ, cha mẹ có thể tham khảo:
Sa tinh hoàn ở trẻ sơ sinh có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó không thể không kể đến một số nguyên nhân phổ biến như:
Tinh hoàn trẻ sơ sinh bị xệ có gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ hay không còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này. Theo các chuyên gia, một số trường hợp tinh hoàn bị xệ do yếu tố bẩm sinh như cơ quan sinh dục của trẻ lớn hơn bình thường hoặc da bìu rộng hơn bình thường thì không đáng lo ngại.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tinh hoàn trẻ sơ sinh bị xệ có thể do bệnh lý nào đó gây ra. Trong trường hợp trẻ có biểu hiện sưng đau dữ dội vùng bụng dưới hoặc vùng bìu, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện khám để kịp thời điều trị nếu cần để tránh bệnh tiến nặng, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của trẻ sau này.
Như đã trình bày phía trên, tinh hoàn trẻ sơ sinh bị chảy xệ có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nào đó, nhất là khi trẻ kèm theo các triệu chứng sưng đau bất thường. Do đó, ngay khi nhận thấy các dấu hiệu này, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ thăm khám để có hướng điều trị kịp thời nếu cần.
Để có thể đưa ra phương án điều trị phù hợp, bác sĩ cần xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh. Trong trường hợp nhận định là do bệnh lý, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp. Chẳng hạn như:
Song song với việc điều trị, cha mẹ cần xây dựng cho trẻ một chế độ dinh dưỡng lành mạnh với đầy đủ các dưỡng chất, đồng thời duy trì cho bé tập luyện thể dục thể thao điều độ giúp vùng da bìu trở nên săn chắc, ít bị chảy xệ. Đặc biệt, cha mẹ cần vệ sinh bộ phận sinh dục cho trẻ cẩn thận, sạch sẽ để giảm nguy cơ viêm nhiễm.
Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản xoay quanh tình trạng tinh hoàn trẻ sơ sinh bị xệ mà Nhà thuốc Long Châu đã tổng hợp để chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng, với những chia sẻ hôm nay, bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về tình trạng này đồng thời nắm được một số hướng xử trí khi tinh hoàn của trẻ sơ sinh bị xệ từ đó giúp cha mẹ chăm sóc trẻ tốt hơn.
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.