Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trẻ cũng có thể bị viêm, đau khớp. Nhiều trẻ em bị đau khớp ngón tay nhưng chúng lại ít được quan tâm. Vậy trẻ em bị đau khớp ngón tay là dấu hiệu của bệnh gì? Có ảnh hưởng gì đến sự phát triển của trẻ sau này hay không?
Ở trẻ em, các dấu hiệu đau nhức, mỏi, sưng tấy đỏ… tại vị trí các khớp rất dễ bị xem nhẹ, không nghĩ rằng chúng có thể bị mắc các bệnh về khớp. Trên thực tế, bệnh viêm khớp thiếu niên không hề xa lạ, thậm chí xảy ra cả ở những trẻ nhỏ hơn lứa tuổi thiếu niên, chỉ từ 2-3 tuổi. Tình trạng viêm, đau có thể xảy ra ở một khớp hoặc nhiều khớp (viêm đa khớp).
Ở thể viêm đa khớp, các khớp viêm thường có biểu hiện đau, sưng, nóng đỏ tấy lên ở các khớp lớn (như khớp đầu gối, khuỷu tay, cổ tay, vai…); và cả các khớp nhỏ (như khớp bàn tay và ngón tay). Khi trẻ em bị đau khớp nói chung, đau khớp ngón tay nói riêng sẽ cảm thấy khó vận động, cứng khớp không co gập ngón tay được.
Ngoại trừ do tác động ngoại lực từ chấn thương bên ngoài, trẻ em bị đau khớp ngón tay thường sẽ cảnh báo về bệnh lý viêm khớp ẩn sau.
Dưới đây là một số nguyên nhân gây đau khớp thường gặp ở trẻ nhỏ:
Đau xương khớp phát triển là triệu chứng không xa lạ, có thể xảy ra ở khoảng 15% trẻ em lứa tuổi học đường. Đau do xương khớp phát triển không phải là triệu chứng nặng, không có hại cho trẻ và thường sẽ hết khi trẻ bước qua giai đoạn phát triển nhanh. Nguyên nhân do xương lứa tuổi này phát triển nhanh, mạnh nên dẫn tới các triệu chứng đau xương khớp, bao gồm đau khớp ngón tay cho trẻ.
Biểu hiện đặc trưng của đau xương phát triển là bệnh nhân thường gặp vào buổi tối, sáng ngày hôm sau hết đau. Cơn đau có thể liên tục hoặc ngắt quãng, thường gặp cả hai bên, không có sưng khớp, không hạn chế vận động.
Với đau xương khớp phát triển, bệnh nhân thường không cần điều trị. Một số trẻ lớn nhanh dẫn tới nhu cầu canxi và vitamin D tăng cao trong giai đoạn này, bác sĩ chuyên khoa sẽ đánh giá lâm sàng và xét nghiệm, nếu trẻ thiếu canxi sẽ được bổ sung thêm canxi và vitamin D. Trường hợp trẻ đau nhiều, gây khó ngủ có thể dùng thuốc giảm đau paracetamol hoặc ibuprofen trong những lúc đau nhiều.
Để giảm cơn đau cha mẹ có thể cho trẻ tắm nước ấm, giữ ấm cho trẻ, cho trẻ tập thể dục phù hợp với lứa tuổi, massage cho trẻ.
Đôi khi trẻ em bị đau khớp lại là triệu chứng của một số bệnh nguy hiểm như:
Tất cả các bệnh lý trên tuy hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm, cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Nếu cha mẹ thấy có các biểu hiện bất thường về khớp của trẻ, nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.
Các trường hợp trẻ bị viêm khớp tuy không phổ biến như ở người có độ tuổi lớn hơn. Tuy nhiên, nếu chẳng may mắc phải chúng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Do đó, tốt hơn hết mẹ nên quan tâm chăm sóc trẻ từ những điều nhỏ nhất. Kịp thời phát hiện những dấu hiệu lạ và nhanh chóng đưa trẻ đến khám những bệnh viện hoặc phòng khám có uy tín để có thể can thiệp điều trị sớm.
Theo khuyến cáo từ các bác sĩ, cha mẹ không nên lơ là khi con kêu đau, nhức tại vị trí các khớp. Đặc biệt, nếu trẻ có dấu hiệu sốt, xanh xao, kém ăn, hoặc kêu đau mỏi, nhức, sưng đỏ… tại vị trí các khớp, bao gồm khớp ngón tay thì nên đưa trẻ đi thăm khám kịp thời.
Việc điều trị viêm, đau khớp ở trẻ em không đơn giản do chưa rõ nguyên nhân gây bệnh; vì vậy, các bác sĩ chỉ có thể chữa triệu chứng như chữa viêm, đau bằng các thuốc chống viêm, giảm đau… Điều này cũng có thể cải thiện tình trạng bệnh của trẻ trong giai đoạn cấp nhưng sau một thời gian bệnh tái phát nhiều lần.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, phụ huynh cần:
Các cha mẹ cần nhớ, muốn hệ xương nhận đủ canxi và các khoáng chất từ thực phẩm bổ sung cần có vitamin D và MK7. Vitamin D giúp hấp thu canxi từ thức ăn vào máu, trong khi đó MK7 đóng vai trò vận chuyển canxi từ máu vào nơi cần là hệ xương giúp xương phát triển.
Ngoài canxi, vitamin D3, MK7, chế độ ăn cân đối đủ chất còn phải có các khoáng chất magie, kẽm, đồng, mangan, silic, boron, và chondroitin, acid folic, DHA. Chúng giúp hấp thu chuyển hóa canxi vào tận xương, hạn chế tác dụng phụ của canxi (tạo sỏi, nóng nhiệt…) và thoát khỏi những cơn nhức đau xương khó chịu.
Khi thấy cơn đau khớp ngón tay ở trẻ ngày càng tiến, cần phải đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám và điều trị của bác sĩ chuyên khoa khớp. Mục đích của điều trị là kiểm soát tiến triển của bệnh càng sớm càng tốt, nhằm hạn chế đến mức tối đa những thương tổn gây phá hủy và biến dạng khớp. Điều trị bao gồm các biện pháp vật lý trị liệu, dùng thuốc và có thể phải điều trị ngoại khoa.
Như Quỳnh
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.