Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bắt chước là một trong những kỹ năng quan trọng giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và hành vi xã hội. Từ những tháng đầu đời, trẻ đã có khả năng quan sát và học hỏi từ những người xung quanh. Vậy, trẻ mấy tháng tuổi thì bắt đầu biết bắt chước?
Trong hành trình phát triển của trẻ, khả năng bắt chước đóng vai trò hết sức quan trọng. Từ việc lặp lại âm thanh đến việc sao chép hành động của cha mẹ, sự bắt chước không chỉ giúp trẻ học hỏi mà còn tăng cường mối liên kết với người lớn. Vậy, trẻ mấy tháng biết bắt chước?
Theo tâm lý học, bắt chước là quá trình một cá nhân sao chép các hành vi của người khác thông qua việc nghe và quan sát. Dù có chủ đích hay không, hành động này vẫn đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển và học tập của mỗi cá nhân, đặc biệt là ở lứa tuổi mẫu giáo và trẻ nhỏ. Thông qua việc bắt chước, trẻ có thể nhận thức về bản thân, hình thành các chuẩn mực về hành vi, và học hỏi cũng như nhận biết thế giới xung quanh.
Trẻ bắt đầu biết bắt chước từ rất sớm, ngay từ khoảng 4 tháng tuổi. Trong giai đoạn này, trẻ có thể quan sát và cố gắng sao chép các hành vi, nét mặt và âm thanh của ba mẹ và người chăm sóc bé. Đến khoảng 8 tháng tuổi, trẻ có khả năng bắt chước các hành động như vỗ tay và cầm thìa, cùng với việc lặp lại các âm thanh và từ ngữ ngắn. Kỹ năng này tiếp tục phát triển và trở nên linh hoạt hơn khi trẻ từ 13 đến 17 tháng tuổi bắt chước nhanh nhạy hơn các động tác và trò chơi, và đạt đến mức phức tạp hơn khi trẻ 18 tháng tuổi có thể bắt chước các hoạt động quen thuộc của người lớn.
Trẻ từ 4 đến 7 tháng tuổi bắt đầu quan sát các hành vi, nét mặt và lời nói của ba mẹ cùng những người chăm sóc bé. Bé cố gắng "sao chép" những gì quan sát được và thể hiện bằng những âm thanh như "a a a", "ư ư ư" theo một giai điệu nào đó mà ba mẹ có thể chưa hiểu được.
Lúc này, bé đã lớn hơn một chút và có thể bắt chước các hành động và cử chỉ đơn giản như vỗ tay, hôn gió, làm mặt xấu, cầm thìa, di chuyển đồ chơi từ tay này sang tay khác, cho thức ăn vào miệng. Bé cũng bắt chước các âm thanh và lời nói như "ba ba", "măm măm", "đi đi". Đây là giai đoạn quan trọng để bé tập nói, vì vậy ba mẹ hãy dành nhiều thời gian cho con và bắt đầu nói những câu ngắn gọn, dễ hiểu để con học theo. Tuy nhiên, ba mẹ không nên nói bằng giọng ngọng nghịu của trẻ vì điều này sẽ khiến trẻ khó có thể nắm bắt và nói đúng về sau.
Bằng cách nhận biết và hỗ trợ quá trình bắt chước ở trẻ, ba mẹ có thể giúp con phát triển toàn diện về mặt nhận thức, ngôn ngữ và hành vi.
Ở giai đoạn này, trẻ có khả năng bắt chước nhanh nhạy những hành vi và lời nói của người lớn. Ba mẹ sẽ dễ dàng nhận thấy trẻ thực hiện các điệu nhún nhảy và động tác của người lớn linh hoạt hơn trước. Để khuyến khích trẻ phát triển kỹ năng này, ba mẹ có thể cùng con chơi các trò chơi thú vị như trò ú òa, xếp chồng các hình khối, đọc sách, đọc thơ, và hát những bài hát thiếu nhi vui nhộn, dễ hiểu.
Khi trẻ được 18 tháng tuổi, kỹ năng bắt chước của trẻ trở nên tốt hơn đáng kể. Lúc này, trẻ có thể bắt chước ba mẹ thực hiện các hoạt động quen thuộc như quét nhà, cầm điện thoại, hay cho búp bê ăn. Để khuyến khích và phát triển kỹ năng này, ba mẹ có thể cho trẻ tự làm các công việc cá nhân đơn giản như cởi tất, cho quần áo bẩn vào chậu, cất đồ chơi vào rổ. Những hoạt động này không chỉ giúp trẻ rèn tính tự lập mà còn phát triển kỹ năng vận động sớm.
Trong giai đoạn này, trẻ bắt đầu thích thú với việc bắt chước các âm thanh, đặc biệt là các âm cuối của câu nói từ ba mẹ và ông bà. Chẳng hạn, khi ba mẹ nói "Đây là con mèo", bé sẽ lặp lại "Mèo". Trẻ cũng có thể bắt chước cả điệu bộ và ngữ điệu của ba mẹ. Ngoài ra, trẻ thường bắt chước tiếng kêu của các con vật như mèo kêu, chó sủa, vịt kêu, cũng như âm thanh từ các phương tiện giao thông và tiếng còi bíp bíp trong cuộc sống hàng ngày.
Về kỹ năng bắt chước hành vi, trẻ ở độ tuổi này đã có thể thực hiện các hoạt động phức tạp hơn như mặc và cởi quần, đi dép, và leo cầu thang. Ba mẹ có thể dạy bé đánh răng, chắc chắn bé sẽ cảm thấy hào hứng và học theo nhanh chóng.
Khi trẻ lớn 36 tháng tuổi, kỹ năng bắt chước của trẻ càng thể hiện rõ rệt qua cách học hỏi và khám phá thế giới xung quanh. Trẻ có thể bắt chước nhiều hành động phức tạp khi chơi các trò giả vờ, tái hiện các hoạt động của người lớn, hoặc bắt chước các nhân vật trong truyện và phim ảnh. Ba mẹ nên dành thời gian đồng hành và tạo điều kiện cho bé chơi các trò chơi đóng vai như làm bác sĩ khám bệnh cho bệnh nhân, làm cô thu ngân bán hàng tại siêu thị, hoặc làm kỹ sư sửa chữa ô tô.
Qua nội dung bài viết bạn đã có thể giải đáp được thắc mắc trẻ mấy tháng biết bắt chước? Trẻ bắt đầu biết bắt chước từ khoảng 4 tháng tuổi và kỹ năng này tiếp tục phát triển và trở nên nhanh nhạy hơn theo thời gian.
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.