Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Chúng ta đều đã từng bị sổ mũi ở nhiều thời điểm khác nhau trong cuộc đời, đó là do chúng ta bị cảm lạnh, cúm hoặc dị ứng. Tuy nhiên, nhiều người gặp tình trạng chảy nước mũi khi ăn và không hiểu tại sao lại gặp tình trạng như vậy. Theo dõi bài viết để tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục bị chảy nước mũi khi ăn uống.
Nhiều người bị chảy nước mũi khi ăn, khiến họ cảm thấy khó chịu khi thưởng thức bữa ăn của mình. Theo dõi bài viết để biết nguyên nhân của tình trạng này.
Trong y học, chảy nước mũi thường là biểu hiện của một dạng viêm mũi, tức là tình trạng viêm hoặc kích ứng khoang mũi. Chúng ta đều đã từng trải qua một dạng viêm mũi nào đó trước đây, chẳng hạn như khi bị cảm lạnh thông thường gây chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi. Nhưng một số người lại bị các dạng viêm mũi khác và các triệu chứng này có thể xảy ra thường xuyên hoặc kéo dài hơn.
Tình trạng chảy nước mũi khi ăn có thể do nguyên nhân viêm mũi, trong đó viêm mũi được chia thành viêm mũi dị ứng và không do dị ứng.
Viêm mũi dị ứng là tình trạng viêm ở khoang mũi xảy ra do phản ứng với nhiều chất gây dị ứng khác nhau. Các chất gây dị ứng phổ biến nhất gây ra viêm mũi dị ứng là các chất gây dị ứng theo mùa, chẳng hạn như phấn hoa và các chất gây dị ứng quanh năm, chẳng hạn như mạt bụi, nấm mốc và lông thú cưng.
Viêm mũi dị ứng là do chất gây dị ứng, chẳng hạn như thứ gì đó trong môi trường xung quanh bạn xâm nhập vào không khí bạn hít thở. Nó có thể gây chảy nước mũi, kể cả khi bạn đang ăn. Như vậy, chảy nước mũi khi ăn do viêm mũi dị ứng sẽ thường xảy ra nếu xung quanh chúng ta có các tác nhân gây dị ứng.
Viêm mũi không dị ứng thường do nhiễm trùng hoặc chất kích thích. Có một số loại viêm mũi không dị ứng khác nhau có thể gây chảy nước mũi khi bạn ăn: Viêm mũi do vị giác và viêm mũi do vận mạch.
Viêm mũi vị giác là một loại viêm mũi không dị ứng do thức ăn gây ra. Các triệu chứng của viêm mũi vị giác thường xảy ra ngay sau khi bạn ăn một số loại thức ăn nhất định khiến bạn bị chảy nước mũi khi ăn. Trong bữa ăn, có nhiều loại thực phẩm có thể gây viêm mũi dị ứng, chẳng hạn như đồ ăn cay. Khi ăn đồ cay, chúng ta thường bị chảy nước mũi khi ăn, tình trạng này xảy ra khi bạn phản ứng với một loại thực phẩm cụ thể mà bạn vừa ăn.
Chảy nước mũi khi ăn có thể liên quan đến một số loại thực phẩm có vị cay và chua như ớt, tỏi, gừng, mù tạt, giấm,… Những thực phẩm này được biết đến với tác dụng kích thích mạnh mẽ hệ thần kinh tự chủ, làm tăng sản xuất nước bọt để làm loãng tác động gây kích ứng của chúng và kết quả là khả năng dây thần kinh mũi của chúng ta bị kích ứng và chảy nước mũi.
Viêm mũi vị giác và viêm mũi vận mạch có các triệu chứng tương tự nhau là chảy nước mũi trong suốt mà không bị nghẹt, hắt hơi hoặc ngứa, nhưng chúng có các tác nhân kích hoạt khác nhau. Trong khi viêm mũi vị giác xảy ra do ăn uống, viêm mũi vận mạch có thể được kích hoạt bởi nhiều nguyên nhân khác nhau bao gồm thay đổi nhiệt độ, độ ẩm và áp suất không khí.
Phương pháp điều trị chính xác cho tình trạng chảy nước mũi khi ăn phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này. Chảy nước mũi nhẹ do cảm lạnh thường sẽ tự khỏi khi nghỉ ngơi và uống nhiều nước, trong khi chảy nước mũi mãn tính do dị ứng có thể cần phải điều trị bằng thuốc. Nhưng nếu bạn muốn làm một điều gì đó để cảm thấy tốt hơn, bạn có thể thử những mẹo sau:
Bên cạnh những mẹo trên, bạn nên rửa tay thường xuyên bằng nước và xà phòng, tránh chạm vào mắt, mũi và miệng bằng tay chưa rửa sạch, tránh xa người đang mắc bệnh cảm cúm, nên đeo khẩu trang khi ra ngoài và duy trì hệ thống miễn dịch khỏe mạnh bằng cách ăn uống cân bằng, tập thể dục thường xuyên và ngủ đủ giấc.
Chảy nước mũi khi ăn có thể là hiện tượng bình thường đối với một số người, nhưng nếu xảy ra thường xuyên hoặc đi kèm với các triệu chứng khác, có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe cần quan tâm. Bạn nên gặp bác sĩ nếu gặp các tình huống sau:
Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào trên, hãy đặt lịch hẹn với bác sĩ để được tư vấn và chẩn đoán chính xác. Một số nguyên nhân tiềm ẩn có thể bao gồm dị ứng, viêm mũi, hoặc thậm chí là các vấn đề về hệ thần kinh hoặc tiêu hóa có thể gây ra tình trạng chảy nước mũi khi ăn trong thời gian dài. Bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm hoặc khám chuyên khoa để xác định nguyên nhân chính xác và đề xuất phương pháp điều trị phù hợp.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.