Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Tim mạch/
  4. Bệnh động mạch ngoại biên

Bệnh động mạch ngoại biên là gì? Triệu chứng, biến chứng và cách điều trị hiệu quả

Bác sĩNguyễn Thị Thu Thảo

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược Thái Nguyên, bác sĩ đã có nhiều năm kinh nghiệm khám chữa bệnh Chuyên khoa Nội và Nhi. Với kiến thức chuyên môn vững chắc, bác sĩ luôn tận tâm chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân. Đặc biệt, bác sĩ đã hoàn thành khóa học về An toàn và Quản lý Chất lượng tại Đại học Y Hà Nội, đảm bảo việc khám chữa bệnh diễn ra an toàn, hiệu quả.

Xem thêm thông tin

Bệnh động mạch ngoại biên là một bệnh lý phổ biến trong đó các động mạch nuôi các chi của cơ thể bị hẹp/ tắc nghẽn làm giảm lưu lượng máu đến các chi. Nguyên nhân thường là do tình trạng xơ vữa động mạch. Trong xơ vữa động mạch, chất béo tích tụ trên thành động mạch làm hẹp, tắc và giảm lưu lượng máu đến nuôi chi. Bệnh động mạch ngoại biên không đe dọa tính mạng ngay lập tức nhưng quá trình xơ vữa động mạch có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng và có khả năng gây tử vong như bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, đột quỵ hoặc tắc mạch máu chi cấp. Bệnh động mạch ngoại biên phần lớn được điều trị bằng cách thay đổi lối sống và dùng thuốc.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung bệnh động mạch ngoại biên

Bệnh động mạch ngoại biên là một bệnh lý phổ biến trong đó các động mạch nuôi các chi của cơ thể bị hẹp/tắc nghẽn làm giảm lưu lượng máu đến các chi. Điều đó có nghĩa là vùng chân hoặc tay (thường nhất là chân) không nhận đủ lưu lượng máu theo nhu cầu.

Bệnh động mạch ngoại biên cũng có thể là dấu hiệu gợi ý của sự lắng đọng mỡ trong động mạch của bạn (tình trạng xơ vữa động mạch) gây ra sự thu hẹp các mạch máu nuôi và làm giảm lưu lượng máu đến chân và đôi khi là tay.

Triệu chứng bệnh động mạch ngoại biên

Những dấu hiệu và triệu chứng của động mạch ngoại biên

Đa số bệnh nhân có bệnh động mạch ngoại biên thường không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ, một số bệnh nhân có triệu chứng điển hình hơn gọi là đau cách hồi.

Các triệu chứng của đau cách hồi bao gồm đau cơ hoặc chuột rút ở chân hoặc tay khi vận động (chẳng hạn như đi bộ) nhưng biến mất sau vài phút nghỉ ngơi. Thuật ngữ y khoa gọi là đau cách hồi ngắt quãng vì bệnh nhân thường cho biết khi đi một đoạn đường ngắn phải dừng lại để nghỉ ngơi giảm đau và sau đó mới tiếp tục đi tiếp.

Vị trí của cơn đau phụ thuộc vào vị trí của động mạch bị tắc hoặc hẹp. Bắp chân là vị trí đau thường gặp nhất. Cả hai chân thường bị ảnh hưởng cùng một lúc, mặc dù cơn đau có thể nặng hơn ở 1 chân.

Các triệu chứng khác bao gồm:

Cảm giác yếu chi;

Mất lông ở vùng cẳng chân/chân;

Móng chân giòn, mọc chậm;

Loét da vùng cẳng chân/chân khó lành;

Thay đổi màu sắc da vùng chân;

Da vùng chân bóng loáng;

Ở nam giới có thể có rối loạn cương dương;

Teo cơ vùng chân.

Tác động của bệnh động mạch ngoại biên đối với sức khỏe

Tình trạng đau cách hồi nghiêm trọng có thể gây hạn chế các hoạt động thường ngày như đi bộ, lên xuống cầu thang hoặc hạn chế các hoạt động thể chất khác.

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh bệnh động mạch ngoại biên

Bệnh động mạch ngoại biên không đe dọa tính mạng ngay lập tức nhưng quá trình xơ vữa động mạch có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng và có khả năng gây tử vong. Điều đó có nghĩa là bệnh nhân có bệnh động mạch ngoại biên có nguy cơ rất cao mắc các bệnh lý hoặc xảy ra các biến cố khác như:

Bệnh mạch vành;

Nhồi máu cơ tim;

Đau thắt ngực;

Đột quỵ.

Thiếu máu cục bộ ở chi cấp: nếu lưu lượng máu đến chân bị suy giảm nghiêm trọng, sẽ dẫn đến tình trạng gọi thiếu máu cục bộ ở chi cấp, gây hoại tử do thiếu máu nuôi ở chi cấp tính và bệnh nhân có thể cần phải đoạn chi hoặc có nguy cơ tử vong.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân bệnh động mạch ngoại biên

Bệnh động mạch ngoại biên thường do nguyên nhân là xơ vữa động mạch. Trong xơ vữa động mạch, chất béo tích tụ trên thành động mạch và làm hẹp, tắc và giảm lưu lượng máu đến nuôi chi.

Trong một số trường hợp hiếm gặp hơn, nguyên nhân của bệnh động mạch ngoại biên có thể là do tình trạng viêm mạch máu, chấn thương ở vùng tay chân, giải phẫu bất thường của dây chằng hoặc cơ của bạn, hoặc tiếp xúc với xạ trị.

Chia sẻ:

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh bệnh động mạch ngoại biên

Làm thế nào để chẩn đoán bệnh động mạch ngoại biên?

Bệnh động mạch ngoại biên được chẩn đoán bằng cách bác sĩ kiểm tra lưu lượng máu ở chân và bàn chân, hoặc nghe âm thổi do tắc nghẽn. Một số xét nghiệm hỗ trợ khác bao gồm đo chỉ số ABI (mắt cá chân - cánh tay) để so sánh huyết áp giữa cẳng chân và cánh tay, xét nghiệm máu để kiểm tra các yếu tố nguy cơ như đái tháo đường và cholesterol, cùng với siêu âm và chụp mạch máu xóa nền (DSA).

Người bị bệnh động mạch ngoại biên nên có chế độ sinh hoạt như thế nào?

Những biến chứng nào có thể xảy ra khi bệnh động mạch ngoại biên tiến triển nặng?

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh động mạch ngoại biên?

Tình trạng đau cách hồi do bệnh động mạch ngoại biên ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày như thế nào?

Hỏi đáp (0 bình luận)