Bỏng hô hấp là tình trạng tổn thương đường hô hấp do nhiệt độ, hít phải khói hoặc các chất kích thích hóa học.
Bỏng hô hấp không chỉ gây ảnh hưởng đường thở mà còn có thể gây nhiễm độc toàn thân. Vị trí và mức độ nghiêm trọng của thương tích phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Nguyên nhân gây bỏng, kích thước và đường kính của các phần tử khói, thời gian tiếp xúc và độ hòa tan của khí độc.
Dựa trên vị trí của vết thương chính, bỏng hô hấp được phân loại thành:
Tổn thương đường hô hấp trên: Đây là tổn thương thường gặp nhất, nguyên nhân thường do bỏng và hít phải. Bỏng vùng mặt và cổ có thể gây biến dạng các bộ phận ở đây hoặc chèn ép phía bên ngoài đường hô hấp trên. Ngoài ra, chấn thương này còn gây viêm cấp tính, ban đỏ, loét, phù nề, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn. Hơn nữa, việc tăng sản xuất dịch tiết có thể gây tắc nghẽn đường hô hấp ở xa hơn, gây xẹp phổi và suy giảm khả năng hô hấp.
Tổn thương hệ thống khí quản: Do hít phải khí độc, hóa chất trong khói, chất lỏng (acid…), bỏng đường hô hấp trực tiếp gây ra. Các triệu chứng lâm sàng bao gồm ho dai dẳng và thở khò khè, dịch tiết đường thở có bồ hóng, nhịp thở tăng, giảm thông khí, ban đỏ, tăng ure huyết, xẹp phổi.
Tổn thương nhu mô phổi: Tổn thương này được đặc trưng bởi tình trạng xẹp phổi và xẹp phế nang.
Hai loại khí có liên quan nhất liên quan đến việc gia tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do bỏng hô hấp là carbon monoxide (CO) và hydrogen cyanide (HCN):
Carbon monoxide: Đây là một trong những nguyên nhân tử vong tức thì thường gặp nhất sau chấn thương do hít phải, gây suy giảm quá trình giải phóng oxy tại các mô và sử dụng oxy trong ty thể, dẫn đến tình trạng thiếu oxy mô.
Hydrogen cyanide: Đây là chất khả năng cao được tìm thấy ở bệnh nhân bị chấn thương do hít phải ở đám cháy. Các triệu chứng có thể gặp như suy giảm ý thức, ngừng tim hoặc mất bù tim.
Mức độ tổn thương đường hô hấp sau nội soi phế quản:
Mức 0 (không bị thương): Không có cặn carbon, ban đỏ, phù nề, đa tiết phế quản, tắc nghẽn phế quản.
Mức 1 (chấn thương nhẹ): Các vùng ban đỏ nhỏ hoặc loang lổ, cặn carbon ở gần hoặc xa phế quản.
Mức 2 (chấn thương vừa): Ban đỏ ở mức độ trung bình kèm cặn cacbon, đa tiết phế quản, tắc nghẽn phế quản.
Mức 3 (chấn thương nặng): Viêm nặng kèm theo nhiều vụn và cặn carbon, đa tiết phế quản, tắc nghẽn phế quản.
Mức 4 (chấn thương diện rộng): Bong tróc niêm mạc, hoại tử, tắc nghẽn nội mạc.
Hỏi đáp (0 bình luận)