Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Mắt/
  4. Cườm nước

Cườm nước: Bệnh lý gây tổn thương thần kinh thị giác

Bác sĩHoàng Thị Lệ

Đã kiểm duyệt nội dung

Với hơn 8 năm kinh nghiệm, trong đó có 5 năm làm việc trong lĩnh vực Nội khoa và 3 năm chuyên về tiêm chủng, bác sĩ đã đóng góp quan trọng vào việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Xem thêm thông tin

Cườm nước là nhóm bệnh lý đặc trưng bởi thoái hóa thần kinh thị giác dưới ảnh hưởng của nhãn áp cao. Cườm nước là nguyên nhân gây mù phổ biến thứ 2 trên thế giới và là nguyên nhân phổ biến nhất tại Mỹ nhưng chỉ có một nửa số bệnh nhân nhận biết được căn bệnh này. Cườm nước có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất ở những người cao tuổi.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung cườm nước

Cườm nước là tên gọi dân gian của bệnh glaucoma (tăng nhãn áp), miền Bắc còn gọi là thiên đầu thống. Cườm nước là một bệnh lý về mắt xảy ra do áp suất thủy dịch trong mắt tăng đến mức gây tổn thương thần kinh thị giác. Áp suất thủy dịch tăng do đường dẫn lưu thủy dịch bị tắc nghẽn hoặc do lượng thủy dịch sinh ra quá nhiều. Cườm nước làm giảm thị lực vì khi nhãn áp tăng gây chèn ép các mạch máu phía sau mắt có nhiệm vụ nuôi dưỡng cấu trúc thần kinh. Đa số các trường hợp bị cườm nước đều tiến triển chậm và người bệnh thường không nhận biết được bệnh cho đến khi thị lực đã bị suy giảm đáng kể.

Có 2 loại cườm nước (glaucoma):

  • Glaucoma góc đóng: Tình trạng tăng nhanh chóng và đột ngột nhãn áp trong mắt, gây đau dữ dội, đỏ mắt, mờ mắt, xuất hiện quầng sáng xung quanh nguồn sáng, buồn nôn. Nếu không được cấp cứu điều trị kịp thời sẽ dẫn đến mù vĩnh viễn. Glaucoma góc đóng thường xảy ra ở người cao tuổi, đặc biệt là ở phụ nữ.
  • Glaucoma góc mở: Tình trạng tăng nhãn áp tiến triển chậm trong thời gian dài dẫn đến việc khó phát hiện bệnh. Glaucoma góc mở cho đáp ứng tốt với điều trị hoặc phẫu thuật làm khơi thông sự tắc nghẽn đường dẫn lưu. Thường gặp ở người cao tuổi và mang yếu tố di truyền.

Triệu chứng cườm nước

Những dấu hiệu và triệu chứng của cườm nước

Ở giai đoạn dầu, cườm nước thường không có triệu chứng, không gây đau, tầm nhìn bình thường. Nhưng nếu không điều trị, người bệnh sẽ bị suy giảm thị lực, thấy quầng xanh đỏ, ít đau nhức, có khi đau nhức lan lên đến chẩm, nhức vào buổi tối, thích ứng kém khi thay đổi ánh sáng từ sáng vào tối hoặc ngược lại, tầm nhìn bị thu hẹp. Xảy ra ở một hoặc cả 2 mắt.

Tác động của cườm nước đối với sức khỏe

Glaucoma góc mở thường biểu hiện thầm lặng, gây mất thị trường và thị lực, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh cườm nước

Glaucoma góc mở không được điều trị và glaucoma góc đóng không cấp cứu kịp thời có nguy cơ cao dẫn đến mù vĩnh viễn.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân cườm nước

Cườm nước không có nguyên nhân rõ ràng, nhưng nó có liên quan đến sự tăng áp lực trong mắt, giảm lượng máu nuôi dưỡng các dây thần kinh thị giác. Nguyên nhân có thể do bẩm sinh hoặc do các tổn thương bên trong mắt.

Thủy dịch khi tiết ra sẽ đi từ phần sau mống mắt qua lỗ đồng tử đi ra phần trước của nhãn cầu. Từ đây thủy dịch sẽ đi qua góc tiền phòng để ra khỏi nhãn cầu. Nếu góc này đóng sẽ gây bệnh glaucoma góc đóng, thường do biến dạng cơ học của mống mắt làm tắc nghẽn lưu thông thủy dịch gây tăng nhãn áp đột ngột và nhanh chóng.

Ở glaucoma góc mở, góc tiền phòng chưa đóng nhưng có gây trở ngại ở vùng góc, làm nghẽn ống lưu thông thủy dịch gây tăng nhãn áp.

Chia sẻ:
Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh cườm nước

Ai có nguy cơ bị cườm nước?

Bệnh này thường gặp ở những người từ 40 tuổi trở lên. Những người mắc bệnh tiểu đường, cận thị, người có tiền sử gia đình mắc bệnh tăng nhãn áp, bệnh tim mạch,... cũng có xu hướng bị cườm nước cao hơn.

Cườm nước gây giảm thị lực như thế nào?

Cườm nước có gây mù lòa không?

Cườm nước có thể phục hồi thị lực sau điều trị không?

Cườm nước có thể chữa khỏi hoàn toàn hay không?

Hỏi đáp (0 bình luận)