Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Sức khỏe giới tính/
  4. Đau bụng kinh

Đau bụng kinh: Triệu chứng, nguyên nhân và chẩn đoán

Bác sĩĐỗ Tuấn Tài

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, từng có thời gian công tác tại khoa Khám bệnh - Trung tâm Y tế quận Tân Phú Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện là bác sĩ tại Trung tâm tiêm chủng Long Châu.

Xem thêm thông tin

Tình trạng đau bụng khi hành kinh được gọi là đau bụng kinh. Nhìn chung, mức độ các cơn đau thường nhẹ. Tuy nhiên đối với một số phụ nữ, đau bụng kinh có thể dữ dội đến mức ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt bình thường khoảng vài ngày trong tháng. Có thể điều trị bằng thuốc giảm đau không steroid (NSAID)). Đối với tình trạng đau bụng kinh thứ phát, bạn cần đến khám bác sĩ và điều trị nguyên nhân bên trong gây ra đau bụng kinh.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung đau bụng kinh

Tình trạng đau bụng khi hành kinh được gọi là đau bụng kinh. Hơn một nửa số phụ nữ trong giai đoạn hành kinh bị đau từ 1 đến 2 ngày mỗi tháng. Nhìn chung, mức độ các cơn đau thường nhẹ. Tuy nhiên đối với một số phụ nữ, đau bụng kinh có thể dữ dội đến mức ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt bình thường khoảng vài ngày trong tháng.

Triệu chứng đau bụng kinh

Những dấu hiệu và triệu chứng của đau bụng kinh

Triệu chứng thường gặp là triệu chứng đau bụng trong những ngày có kinh. Cảm giác đau bụng có thể biểu hiện như cảm giác nặng, trằn vùng bụng dưới, cơn đau có thể lan đến vùng hông, vùng lưng thấp và mặt trong đùi. Ngoài ra, một số phụ nữ có cơn đau bụng kinh dữ dội có thể kèm theo tiêu chảy, buồn nôn, nôn, đau đầu, chóng mặt.

Đau bụng kinh được chia làm 2 loại:

Đau bụng kinh nguyên phát: Là tình trạng đau bụng xuất hiện ngay trước hoặc trong giai đoạn hành kinh. Nguyên nhân cơn đau có liên quan đến chất hoá học nội sinh do cơ thể tiết ra trong niêm mạc tử cung gọi là prostaglandin. Vào ngày đầu tiên của kỳ kinh, mức độ prostaglandin tăng cao khiến các cơ và mạch máu của tử cung co bóp để tống xuất niêm mạc tử cung bong tróc ra. Sau khi niêm mạc tử cung bong tróc hết, nồng độ prostaglandin sẽ giảm xuống. Đây là lý do tại sao cơn đau có xu hướng giảm dần sau vài ngày đầu tiên của kỳ kinh.

Đau bụng kinh thứ phát: Có liên quan đến sự rối loạn của cơ quan sinh sản. Cơn đau có xu hướng trở nên nặng hơn theo thời gian và thường kéo dài hơn những cơn đau bụng kinh bình thường. Ví dụ, cơn đau có thể bắt đầu vài ngày trước khi có kinh, có thể trở nên tệ hơn khi chu kỳ tiếp tục và có thể không biến mất sau khi kết thúc hành kinh.

Tác động của đau bụng kinh đối với sức khỏe

Đa số các cơn đau là nhẹ và không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động thường ngày. Tuy nhiên, ở một số phụ nữ, đau bụng kinh có thể ảnh hưởng lớn đến cuộc sống thể hiện thông qua sự gia tăng tỷ lệ nghỉ học hoặc nghỉ làm. Đau bụng kinh cũng có thể hạn chế các hoạt động thể thao hằng ngày hoặc hoạt động xã hội của phụ nữ. Hơn nữa, đau bụng kinh có thể đóng góp như là một trong những yếu tố gây ra căng thẳng trong cuộc sống.

Biến chứng có thể gặp liên quan đến đau bụng kinh

Đau bụng kinh nguyên phát không liên quan đến bất kỳ bệnh lý nào nên hầu như không có biến chứng gì nguy hiểm. Ngược lại, biến chứng đau bụng kinh thứ phát thay đổi tùy theo căn nguyên. Các biến chứng có thể bao gồm vô sinh, sa cơ quan vùng chậu, ra huyết nhiều và thiếu máu.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Đặc biệt là nếu nghi ngờ có tình trạng đau bụng kinh thứ phát, cơn đau nặng, kéo dài nhiều ngày và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống.

Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân đau bụng kinh

Đau bụng kinh nguyên phát chủ yếu là do tình trạng sinh lý bình thường lúc hành kinh. Ngược lại, đau bụng kinh thứ phát có thể liên quan tới một số bệnh lý ở cơ quan sinh sản như:

Lạc nội mạc tử cung (Endometriosis): Là tình trạng mô niêm mạc tử cung (nội mạc tử cung) được tìm thấy bên ngoài tử cung. Nội mạc tử cung là thành phần chủ yếu được tống xuất ra ngoài kèm với máu khi hành kinh nên lạc nội mạc tử cung có thể gây đau và chảy máu nhiều.

Bệnh cơ tuyến tử cung (Adenomyosis): Tình trạng niêm mạc tử cung phát triển xuống bên dưới lớp cơ tử cung. Tình trạng này có thể khiến tử cung to hơn nhiều so với mức bình thường, kèm theo đó là hiện tượng chảy máu bất thường và đau đớn.

Bệnh viêm vùng chậu (PID): Là tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập tử cung và có thể lây lan sang các cơ quan sinh sản khác. PID có thể gây đau bụng tương tự như đau bụng kinh hoặc đau khi quan hệ tình dục.

Các nguyên nhân khác: Hẹp cổ tử cung, u xơ tử cung...

Chia sẻ:
Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh đau bụng kinh

Đau bụng kinh được chia thành mấy loại?

Có hai dạng đau bụng kinh là đau bụng kinh nguyên phát và đau bụng kinh thứ phát.

  • Đau bụng kinh nguyên phát là tình trạng đau bụng kinh mà không có bất kỳ vấn đề sức khỏe tiềm ẩn cụ thể nào.
  • Đau bụng kinh thứ phát là tình trạng đau bụng kinh do tình trạng sức khỏe tiềm ẩn gây ra như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, viêm nhiễm,...

Tại sao khi đau bụng kinh thường kèm theo chóng mặt, nhức đầu?

Sau sinh sẽ không bị đau bụng kinh phải không?

Làm thế nào để giảm đau bụng kinh?

Ăn sô cô la có thể giảm đau bụng kinh không?

Hỏi đáp (0 bình luận)