Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Cơ - Xương - Khớp/
  4. Đau vùng thắt lưng

Đau vùng thắt lưng: Triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng ngừa

Bác sĩNguyễn Lê Băng Giang

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp ngành Y học cổ truyền tại Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh. Có nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại các bệnh viện và phòng khám chuyên khoa Y học cổ truyền. Với phương châm lấy người bệnh làm trung tâm, bác sĩ luôn giúp đỡ người bệnh, mang những kiến thức và kinh nghiệm để chia sẻ với mọi người, góp phần nâng cao hiểu biết về sức khỏe cho cộng đồng.

Xem thêm thông tin

Đau vùng thắt lưng là một bệnh rất phổ biến, cơn đau thường gây ra những hậu quả nặng nề, làm người bệnh không thể đứng thẳng, thậm chí di chuyển cũng rất khó khăn. Đau lưng kéo dài nếu không được điều trị kịp thời sẽ để lại những biến chứng nặng nề, làm tăng thời gian điều trị, tăng chi phí và giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Các nguyên nhân gây đau vùng thắt lưng được chia thành hai nhóm chính: Do nguyên nhân cơ học (mechanical low back pain) hoặc là triệu chứng của một bệnh toàn thể. Đau cột sống thắt lưng do nguyên nhân cơ học có thể kèm đau thần kinh hông to (hay còn gọi là thần kinh tọa) mà nguyên nhân thường gặp nhất là do thoát vị đĩa đệm.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung đau vùng thắt lưng

Đau vùng thắt lưng (Lower back pain) là thuật ngữ để chỉ các triệu chứng đau khu trú tại vùng giữa khoảng xương sườn 12 và nếp lằn liên mông, một hoặc hai bên. Ðau cột sống thắt lưng là một bệnh lý thường gặp trong thực hành lâm sàng do rất nhiều nguyên nhân gây ra, ở mọi lứa tuổi, mọi ngành nghề. Bệnh hay gặp ở lứa tuổi trung niên, người già nhưng hiện nay đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa do lối sống thiếu vận động.

Triệu chứng đau vùng thắt lưng

Những dấu hiệu và triệu chứng của đau vùng thắt lưng

Đau thắt lưng do nguyên nhân cơ học:

Đau thắt lưng kiểu cơ học, có kèm hoặc không kèm theo đau thần kinh tọa. Đau có thể lan tỏa toàn bộ cột sống thắt lưng, ở vùng đai, lưng hoặc một bên. Hoặc đau lan về mào chậu hoặc xuống phía dưới xương vùng, hoặc về phía mông. Mức độ đau tùy trường hợp. Có thể biểu hiện bởi đau, cảm giác nặng hoặc bỏng rát,…

Các yếu tố ảnh hưởng: Đau tăng khi gắng sức, đứng lâu, khi gấp thân, khi ngồi, khi ngủ trên giường mềm; và ngược lại: Giảm đau khi bỏ gắng sức, nằm tư thế hợp lý, nằm giường cứng… đáp ứng tốt với thuốc chống viêm không steroid.

Thời điểm đau: Hầu như liên quan đến thay đổi thời tiết. Nếu ở phụ nữ, có thể liên quan đến thời kì trước hành kinh. Bệnh nhân đau vào buổi tối, khi đi ngủ. Một số trường hợp sau ngủ dậy hết hẳn đau, tuy nhiên có một số bệnh nhân chỉ đau ít và nhanh chóng hết đau sau một vài động tác vận động đơn giản.

Đau cấp tính nếu thời gian xuất hiện triệu chứng < 4 tuần, bán cấp (4 – 12 tuần), mạn tính (>12 tuần).

Đau thắt lưng do nguyên nhân do một bệnh toàn thể hay nội tạng:

Đau vùng thắt lưng “triệu chứng” là đau cột sống thắt lưng do một bệnh lý nào khác, hoặc của cột sống thắt lưng, hoặc của cơ quan lân cận. Thường đau kiểu viêm, có biểu hiện một số triệu chứng của bệnh là nguyên nhân gây đau (viêm, ung thư…).

Tuổi khởi phát triệu chứng dưới 20 hoặc trên 50 tuổi. Khởi phát đột ngột ở người không có đau cột sống thắt lưng cấp hay mạn trước đó.

Đau không ở vùng thấp của cột sống thắt lưng mà ở vùng cao, hoặc kèm theo đau vùng mông, cột sống phía trên, lan ra xương sườn… Đau không giảm mà tăng dần, không đỡ hoặc có các cơn đau khó chịu trên nền đau thường xuyên. Không đáp ứng với thuốc giảm đau thông thường. Thời gian đau > 6 tuần. Đau kiểu viêm: Đau thường xuyên, không tìm được tư thế giảm đau. Đau tồn tại ban đêm, thậm chí tăng về đêm, đôi khi chỉ đau nửa đêm về sáng, buộc bệnh nhân phải thức dậy vì đau.

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh đau vùng thắt lưng

Đau thắt lưng có thể xảy ra bất chợt hoặc tiến triển âm ỉ theo thời gian. Gây ra sự khó chịu, cản trở việc đi lại, cử động hàng ngày. Thậm chí là những biến chứng nguy hiểm như teo cơ, bại liệt.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Đau vùng thắt lưng 4
Nếu có bất kỳ triệu chứng đau vùng thắt lưng nào nêu trên, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ

Xem thêm:

Bị đau thắt lưng bên trái là dấu hiệu của bệnh gì?

Đau thắt lưng bên phải là dấu hiệu bệnh gì?

Nguyên nhân đau vùng thắt lưng

Các nguyên nhân gây đau vùng thắt lưng được chia làm hai nhóm chính: Đau cột sống thắt lưng do nguyên nhân cơ học và đau cột sống thắt lưng do một bệnh toàn thân (đau cột sống thắt lưng triệu chứng):

Nguyên nhân cơ học:

Bao gồm các nguyên nhân tương ứng với các bệnh lý cơ giới, có thể ảnh hưởng tới cơ, đĩa đệm, các khớp liên mấu. Các nguyên nhân này chiếm tới 90 – 95% số nguyên nhân gây đau vùng thắt lưng cấp tính, diễn biến thường lành tính. Nhóm nguyên nhân cơ học gồm: Thoái hóa đốt sống (hư đốt sống); thoát vị đĩa đệm (hư đĩa đệm); trượt đốt sống; hẹp ống sống; các chứng gù vẹo cột sống.

Nguyên nhân do một bệnh toàn thể:

  • Các bệnh do thấp: Viêm khớp phản ứng và các bệnh khác trong nhóm bệnh lý cột sống; viêm cột sống dính khớp; xơ xương lan tỏa tự phát.
  • Nguyên nhân do nhiễm khuẩn: Viêm đĩa đệm cột sống do vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng. Viêm đĩa đệm cột sống do lao; áp xe cạnh cột sống; áp xe ngoài màng cứng; viêm khớp cùng chậu do vi khuẩn.
  • Nội tiết: Loãng xương; nhuyễn xương; cường cận giáp trạng.
  • U lành tính và U ác tính: U mạch; bệnh đa tủy xương; ung thư nguyên phát; di căn ung thư vào cột sống thắt lưng; u ngoài màng cứng; u não; u thần kinh nội tủy; u dạng xương.

Nguyên nhân từ nội tạng: Sinh dục (viêm u tuyến tiền liệt, viêm phần phụ); tiêu hóa (viêm tụy cấp, viêm loét dạ dày tá tràng, ung thư ruột, phình động mạch chủ); tiết niệu (sỏi thận, ứ nước ứ mủ bể thận, viêm quanh thận).

Nguyên nhân khác: Đau do stress, áp lực tâm lý. Cần loại trừ các bệnh thực thể gây đau thắt lưng trước khi chẩn đoán do nguyên nhân tâm lý.

Theo Y học cổ truyền

Theo Y học cổ truyền, đau thắt lưng thuộc chứng Yêu thống. Thắt lưng là phủ của thận nên đau thắt lưng có quan hệ mật thiết với tạng thận.

  • Ngoại nhân:

Hàn thấp: Thường gặp ở những người làm việc, sinh hoạt ở nơi ẩm, lạnh lâu ngày hoặc bị cảm phải hàn thấp gây trở ngại kinh lạc, khí huyết trong đường kinh mạch vùng thắt lưng bị bế tắc.

Thấp nhiệt: Do bị cảm phải tà khí thấp nhiệt hoặc do hàn thấp lâu ngày không khỏi tà khí lưu lại kinh lạc uất lại hóa nhiệt mà gây ủng trệ kinh lạc.

  • Bất nội ngoại nhân: Do chấn thương vùng lưng, sai tư thế làm cho khí trệ huyết ứ ảnh hưởng đến sự vận hành của khí huyết.
  • Nội thương: Can chủ cân, thận chủ cốt tủy, do sức yếu, lao lực quá độ, người già yếu hoặc mắc bệnh lâu ngày làm thận tinh bị suy tổn, can huyết hư không nuôi dưỡng được kinh mạch mà sinh bệnh.
Đau vùng thắt lưng 5
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đau vùng thắt lưng
Chia sẻ:
Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh đau vùng thắt lưng

Nguyên nhân thường gặp gây đau vùng thắt lưng là gì?

Nguyên nhân thường gặp gây đau vùng thắt lưng bao gồm:

  • Chấn thương: Do va chạm, căng cơ, hoặc gãy xương.
  • Thoái hóa: Suy yếu cấu trúc xương do lão hóa, bao gồm thoát vị đĩa đệm và thoái hóa đĩa đệm.
  • Ung thư: Các tổn thương ác tính nguyên phát hoặc thứ phát ở cột sống, có thể dẫn đến gãy xương bệnh lý.
  • Nhiễm trùng: Nhiễm trùng cơ xương vùng lưng do tiêm hoặc lây lan từ nơi khác.
  • Viêm: Các tình trạng viêm như viêm cột sống dính khớp, viêm khớp cột sống.
  • Chuyển hóa: Các bệnh về chuyển hóa canxi và xương như loãng xương.
  • Đau liên quan: Viêm nội tạng có thể gây đau thắt lưng, ví dụ như đau quặn mật.
  • Tư thế: Ngồi sai tư thế hoặc mang thai có thể gây đau thắt lưng.
  • Bẩm sinh: Các vấn đề bẩm sinh như gù vẹo cột sống.
  • Tâm thần: Đau lưng mãn tính có thể liên quan đến các tình trạng tâm lý.

Chụp CT có tác dụng gì trong chẩn đoán và điều trị đau vùng thắt lưng?

X-quang giúp gì trong chẩn đoán và điều trị đau vùng thắt lưng?

Châm cứu có thể giúp giảm đau vùng thắt lưng được không?

Làm sao để ngăn ngừa đau vùng thắt lưng khi thời tiết thay đổi?

Hỏi đáp (0 bình luận)