Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Truyền nhiễm/
  4. Lậu

Bệnh lậu: Dấu hiệu, nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Bác sĩVõ Thanh Nhã Văn

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Bác sĩ Y học Dự phòng từ Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, bác sĩ đã có nền tảng vững chắc về an toàn y tế và nghiên cứu khoa học. Bên cạnh việc hoàn thành khóa huấn luyện an toàn Sơ cấp cứu tại SAFI, bác sĩ còn nhận được bằng khen của Bộ Y tế năm 2021 cho những đóng góp xuất sắc trong công tác phòng chống dịch COVID-19.

Xem thêm thông tin

Bệnh lậu là một bệnh lây nhiễm qua đường tình dục rất phổ biến, do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây ra. Vi khuẩn này ảnh hưởng đến âm đạo, cổ tử cung, mắt, miệng, hậu môn và đường niệu đạo, đặc biệt ở nam giới, thường gặp nhất ở độ tuổi từ 15 đến 24.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung lậu

Bệnh lậu là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae lây truyền qua đường tình dục, lây nhiễm cho cả nam và nữ nhưng nam thường gặp nhiều hơn nữ. Bệnh lậu thường ảnh hưởng đến niệu đạo, trực tràng hoặc cổ họng. Ở nữ giới, bệnh lậu cũng có thể lây nhiễm sang cổ tử cung. Vi khuẩn gây bệnh lậu chủ yếu được tìm thấy trong dịch tiết ra từ dương vật và trong dịch âm đạo.

Bệnh lậu thường lây lan khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, miệng hoặc hậu môn. Nhưng trẻ sơ sinh của những bà mẹ bị nhiễm bệnh có thể bị nhiễm bệnh trong quá trình sinh nở. Ở trẻ sơ sinh, bệnh lậu thường ảnh hưởng đến mắt, gây mù vĩnh viễn.

Bệnh lậu không lây lan khi hôn, ôm, trong bể bơi, bồn cầu hoặc dùng chung bồn tắm, khăn tắm, chén, đĩa hoặc dao kéo. Vi khuẩn không thể tồn tại lâu bên ngoài cơ thể con người.

Kiêng quan hệ tình dục, sử dụng bao cao su nếu có quan hệ tình dục và quan hệ chung thủy một vợ một chồng là những cách tốt nhất để ngăn ngừa các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.

Triệu chứng lậu

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh lậu

Các triệu chứng bệnh lậu ở nam giới thường bao gồm:

Cảm giác nóng rát khi đi tiểu.

Đau hoặc sưng tinh hoàn.

Tiết dịch trắng, vàng hoặc xanh lá cây từ dương vật.

Bệnh lậu ở nữ hầu hết không có triệu chứng. Chỉ khi ở đợt cấp sẽ có các biểu hiện như:

Đái buốt.

Mủ chảy ra từ niệu đạo, từ cổ tử cung màu vàng đặc hoặc vàng xanh số lượng nhiều, mùi hôi.

Chảy máu giữa các kỳ kinh.

Đau bụng dưới.

Đau khi quan hệ tình dục.

Trường hợp nhiễm trùng lậu cầu trong trực tràng hoặc hậu môn của bạn có thể gây ra:

Chảy máu.

Ngứa.

Đau khi đại tiện.

Đau nhức vùng chậu.

Bệnh lậu cũng có thể lây nhiễm sang mắt, hầu họng hoặc khớp.

Tỷ lệ nhiễm bệnh lậu nhưng không có triệu chứng ở nam khoảng 10%, ở nữ có thể lên đến 50%.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Hẹn khám với bác sĩ nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng khó chịu nào, chẳng hạn như cảm giác nóng rát khi đi tiểu hoặc tiết dịch giống như mủ từ dương vật, âm đạo hoặc hậu môn, ở nữ có triệu chứng chảy máu giữa kỳ kinh.

Cũng nên đặt lịch hẹn với bác sĩ nếu vợ/chồng/bạn tình của bạn đã được chẩn đoán mắc bệnh lậu. Bạn có thể không gặp các dấu hiệu hoặc triệu chứng nhưng nếu không điều trị, bạn có thể lây nhiễm lại cho bạn tình của mình ngay cả khi người đó đã được điều trị bệnh lậu.

Nguyên nhân lậu

Bệnh lậu là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae lây truyền qua đường tình dục. Bạn có thể bị nhiễm bệnh lậu từ bất kỳ hình thức tiếp xúc tình dục nào, bao gồm:

Giao hợp qua đường hậu môn.

Giao hợp bằng miệng.

Giao hợp qua đường âm đạo.

Nếu bạn tiếp xúc với dương vật, âm đạo, miệng hoặc hậu môn của người bị bệnh lậu, bạn cũng có thể bị nhiễm bệnh.

Phụ nữ bị bệnh lậu có thể truyền sang con khi sinh qua đường âm đạo gây ra bệnh lậu mắt ở trẻ sơ sinh.

Vi khuẩn lậu không thể sống lâu bên ngoài cơ thể, vì vậy các lây truyền khác không qua đường tình dục có thể gặp nhưng rất hiếm.

Chia sẻ:
Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh lậu

Ai có nguy cơ mắc bệnh lậu?

Những người hoạt động tình dục có thể mắc bệnh lậu khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng mà không sử dụng bao cao su với bạn tình mắc bệnh lậu.

Làm thế nào tôi có thể giảm nguy cơ mắc bệnh lậu?

Sự khác biệt giữa bệnh lậu ở miệng và bệnh viêm họng liên cầu khuẩn là gì?

Bệnh lậu không điều trị có sao không?

Phụ nữ mang thai bị lậu có lây sang con không?

Hỏi đáp (0 bình luận)