Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Mắt/
  4. Mù mắt

Mù mắt là gì? Nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa mù mắt

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin

Mù mắt là triệu chứng do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó có nhiễm trùng, chấn thương, bệnh di truyền và một số bệnh lý khác. Các phân loại của mù mắt có thể từ không có tầm nhìn nào (mù hoàn toàn) đến nhìn thấy mờ. Trong đó, một số loại mù mắt có thể ngăn chặn diễn tiến hoặc chữa khỏi được, nhưng cũng có một số loại không thể điều trị khỏi.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung mù mắt

Mù mắt là gì?

Mù mắt (Blindness) là tình trạng mắt của bạn không có khả năng nhìn thấy hoặc nhìn thấy mờ. Trong trường hợp nặng nhất, có thể không nhìn thấy ngay cả ánh sáng. Điều đó cũng có nghĩa là bạn không thể điều chỉnh thị lực của mình bằng kính mắt, kính áp tròng, thuốc nhỏ mắt, phẫu thuật hoặc các phương pháp điều trị khác. Mất thị lực đột ngột là một trường hợp khẩn cấp, việc đến cơ sở y tế để được hỗ trợ ngay lập tức là rất quan trọng.

Các phân loại mù mắt:

  • Mù mắt một phần (Partial blindness): Là tình trạng mà mắt của bạn nhìn mờ nhưng không mất thị lực hoàn toàn.
  • Mù hoàn toàn (Complete blindness): Bạn không thể nhìn thấy bất kỳ vật nào kể cả ánh sáng. Tình trạng này rất hiếm.
  • Mù bẩm sinh (Congenital blindness): Các nguyên nhân bao gồm bệnh di truyền về mắt và tình trạng tổn thương võng mạc, dị tật bẩm sinh không do di truyền.
  • Mù hợp pháp (Legal blindness): Xảy ra khi thị lực trung tâm của bạn là 20/200 ở mắt tốt nhất, ngay cả khi được điều chỉnh bằng kính hoặc kính áp tròng. Thị lực 20/200 có nghĩa là bạn phải đứng gần hơn gấp 10 lần hoặc một vật thể phải lớn hơn gấp 10 lần thì mới nhìn thấy được như người có thị lực 20/20. Ngoài ra, bạn có thể được coi là mù về mặt pháp lý nếu tầm nhìn của bạn bị giảm dưới 20 độ.
  • Mù do dinh dưỡng (Nutritional blindness): Là tình trạng mà mắt của bạn bị mất thị lực do thiếu vitamin A lâu ngày gây tổn thương bề mặt trước của mắt (xerophthalmia). Loại mù này khiến người bệnh khó khăn hơn khi nhìn vào ban đêm hoặc trong ánh sáng mờ do các tế bào võng mạc không hoạt động tốt.

Mù màu là một tình trạng bệnh lý khác, không phải mù mắt theo đúng nghĩa. Nó còn được gọi là thiếu màu sắc, người bệnh sẽ cảm nhận màu sắc theo một cách khác. Tình trạng này có thể là do di truyền hoặc mắc phải do bệnh tật, tổn thương ở võng mạc hoặc dây thần kinh thị giác. Nếu bạn chỉ nhìn thấy màu đen, trắng hoặc màu xám, tình trạng này gọi là achromatopsia.

Mù có thể phòng ngừa, thuật ngữ này đề cập đến mù mắt xảy ra ở những người mắc bệnh có thể điều trị được nhưng người bệnh không nhận được sự chăm sóc đầy đủ. Ví dụ, những người bệnh đái tháo đường không được chăm sóc tốt có thể xuất hiện bệnh võng mạc do đái tháo đường. Những người bệnh tăng huyết áp không được chăm sóc tốt có thể xuất hiện bệnh võng mạc do tăng huyết áp.

Triệu chứng mù mắt

Những dấu hiệu và triệu chứng thường gặp của mù mắt

Nếu bạn bị mù hoàn toàn, có nghĩa là bạn không nhìn thấy gì và mắt không thể nhận biết ánh sáng.

Các triệu chứng của mất thị lực tiến triển mà bạn có thể có bao gồm:

  • Nhìn mờ;
  • Đau mắt;
  • Mắt có ruồi bay (floaters) và đốm sáng (flashers);
  • Nhạy cảm với ánh sáng;
  • Mất thị lực đột ngột, hoặc nhìn thấy những đốm đen xuất hiện trong tầm nhìn của bạn.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Bạn nên đến cơ sở y tế ngay lập tức nếu:

  • Mất thị lực đột ngột;
  • Bị đau mắt;
  • Chấn thương gây ảnh hưởng đến mắt;
  • Xuất hiện đốm sáng (flashers) và ruồi bay (floaters) trong tầm nhìn.
Mù mắt là gì? Nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa mù mắt 4.png
Người bệnh mù mắt có thể xuất hiện hình ảnh ruồi bay trong tầm nhìn

Nguyên nhân mù mắt

Nguyên nhân dẫn đến mù mắt

Có nhiều nguyên nhân gây mù mắt, bao gồm chấn thương, nhiễm trùng và một số bệnh lý khác.

Chấn thương

Chấn thương mắt có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân, nó thường chỉ gây ảnh hưởng ở một mắt. Như:

  • Bỏng hóa chất;
  • Tiếp xúc với độc tố;
  • Đánh nhau;
  • Pháo hoa;
  • Tai nạn lao động;
  • Tai nạn xe;
  • Thể thao.

Nhiễm trùng

Nhiều bệnh nhiễm trùng có thể dẫn đến mất thị lực và đôi khi mù mắt hoàn toàn. Bao gồm:

  • Bệnh đau mắt hột, đây là nguyên nhân hàng đầu gây mù có thể phòng ngừa được trên thế giới;
  • Cytomegalovirus;
  • Viêm nội nhãn (endophthalmitis);
  • Nhiễm nấm Histoplasma;
  • Viêm giác mạc;
  • Rubella;
  • Bệnh zona;
  • Bệnh giang mai;
  • Bệnh Toxoplasmosis;
  • Viêm màng bồ đào.

Bệnh không nhiễm trùng

Nhiều bệnh không nhiễm trùng có thể gây mù mắt, nhưng thường chỉ xảy ra trong giai đoạn nặng của bệnh. Bao gồm:

  • Viêm võng mạc sắc tố;
  • Thoái hóa hoàng điểm (liên quan đến tuổi tác);
  • Bệnh lý của võng mạc ở trẻ sinh non;
  • Đục thủy tinh thể;
  • Bệnh võng mạc đái tháo đường;
  • Bệnh tăng nhãn áp;
  • Bệnh thần kinh thị giác di truyền Leber;
  • Bệnh thiếu mắt (anophthalmia);
  • Tật mắt nhỏ (microphthalmos);
  • Đột quỵ não;
  • Ung thư;
  • Thiếu hụt dinh dưỡng.
Mù mắt là gì? Nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa mù mắt 5.png
Bệnh đau mắt hột là một trong những nguyên nhân gây mù mắt
Chia sẻ:
Nguồn tham khảo