Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Tâm thần/
  4. Rối loạn khí sắc

Rối loạn khí sắc là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bác sĩLa Tấn Phát

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ có nhiều kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực y tế, từng công tác tại Bệnh viện Nhân dân 115, tham gia nhiều hoạt động y tế quan trọng như phòng chống dịch Covid-19 và quản lý bệnh mạn tính, cũng như chương trình tiêm chủng mở rộng tại Trung tâm Y tế Quận Tân Phú. Hiện bác sĩ đang làm việc tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu, góp phần vào việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho cộng đồng.

Xem thêm thông tin

Rối loạn khí sắc (Mood disorder) là tình trạng rối loạn sức khỏe tâm thần ảnh hưởng chủ yếu đến trạng thái cảm xúc của bạn. Rối loạn khí sắc có thể gây ra nhiều tình trạng khác nhau như buồn rầu, hưng phấn hay tức giận. Rối loạn khí sắc có thể điều trị được bằng sự kết hợp thuốc và liệu pháp tâm lý.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung rối loạn khí sắc

Rối loạn khí sắc là gì?

Rối loạn khí sắc (Mood disorder) là tình trạng sức khỏe tâm thần ảnh hưởng chủ yếu đến trạng thái cảm xúc của bạn. Đây là một rối loạn mà trong đó, bạn trải qua những khoảng thời gian có thể cực kỳ hạnh phúc, cực kỳ buồn bã hoặc cả hai. Một số rối loạn khí sắc nhất định liên quan đến những cảm xúc dai dẳng khác, chẳng hạn như tức giận hoặc khó chịu.

Khí sắc, hay tâm trạng của bạn có thể thay đổi tùy theo tình huống, và điều này là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, để chẩn đoán rối loạn khí sắc, các triệu chứng phải xuất hiện trong thời gian lâu hơn. Rối loạn khí sắc có thể gây ra những thay đổi trong hành vi của bạn, ảnh hưởng đến hoạt động thường ngày như làm việc hoặc học tập.

Rối loạn khí sắc được mô tả bằng sự gián đoạn rõ rệt trong cảm xúc, ở mức cảm xúc đi xuống nghiêm trọng là trầm cảm, hoặc ở mức cao là hưng cảm. Đây là những rối loạn khí sắc phổ biến dẫn đến sự gia tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong.

Theo Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần phiên bản thứ năm (DSM-5), rối loạn khí sắc được phân loại là rối loạn lưỡng cực (bipolar disorders) và rối loạn trầm cảm (depressive disorders):

  • Rối loạn lưỡng cực (Bipolar disorders): Rối loạn lưỡng cực có thể phân thành loại I, loại II, rối loạn khí sắc chu kỳ (cyclothymic disorder), rối loạn lưỡng cực liên quan đến tình trạng bệnh lý hoặc thuốc khác, rối loạn lưỡng cực không xác định và rối loạn liên quan.
  • Rối loạn trầm cảm chủ yếu (Major depressive disorder): Rối loạn trầm cảm chủ yếu được chẩn đoán bằng sự hiện diện của 5 trong số 9 triệu chứng, xảy ra trong vòng 2 tuần. Bao gồm tâm trạng buồn, mất ngủ, cảm giác tội lỗi, giảm năng lượng, giảm tập trung, giảm cảm giác thèm ăn, giảm hoạt động vui chơi, tăng hoặc giảm hoạt động tâm vận động và có ý tưởng hoặc hành vi làm hại bản thân hay cố gắng tự sát.

Ngoài ra, DSM-5 còn đưa ra một số rối loạn khí sắc khác như rối loạn phân ly cảm xúc (Disruptive Mood Dysregulation Disorder) thường gặp ở trẻ em, và rối loạn tiền kinh nguyệt (Premenstrual Dysphoric Disorder) ở phụ nữ.

Triệu chứng rối loạn khí sắc

Những dấu hiệu và triệu chứng của Rối loạn khí sắc

Mỗi loại rối loạn khí sắc khác nhau sẽ có các triệu chứng và biểu hiện khác nhau. Rối loạn khí sắc thường có các triệu chứng ảnh hưởng đến tâm trạng, giấc ngủ, hành vi ăn uống, mức năng lượng và khả năng tư duy.

Nhìn chung, các triệu chứng của rối loạn trầm cảm sẽ bao gồm:

  • Cảm thấy buồn hầu hết thời gian hoặc gần như mỗi ngày.
  • Thiếu năng lượng hoặc cảm thấy uể oải.
  • Cảm thấy không có giá trị hoặc tuyệt vọng.
  • Mất sự hứng thú với các hoạt động mà bạn yêu thích trước đây.
  • Suy nghĩ về cái chết hoặc ý định tự sát.
  • Khó tập trung.
  • Ngủ quá nhiều hoặc quá ít.
  • Chán ăn hoặc ăn quá nhiều.
  • Cảm giác lo lắng hoặc kích động.

Các triệu chứng của giai đoạn hưng cảm nhẹ hoặc hưng cảm bao gồm:

  • Cảm thấy cực kỳ tràn đầy sinh lực hoặc phấn chấn.
  • Lời nói và vận động nhanh chóng.
  • Kích động, bồn chồn hoặc khó chịu.
  • Hành vi bất chấp như tiêu tiền quá nhiều hoặc lái xe liều lĩnh.
  • Suy nghĩ dồn dập.
  • Mất ngủ hoặc rối loạn giấc ngủ.
  • Đánh giá cao bản thân một cách quá mức hoặc cảm giác tự tin thái quá.
Rối loạn khí sắc là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 4
Mất ngủ hoặc rối loạn giấc ngủ là triệu chứng của rối loạn khí sắc

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh Rối loạn khí sắc

Các phát hiện cho thấy có thể có mối liên hệ giữa thời gian mắc bệnh lâu hơn và hậu quả tồi tệ hơn đối với rối loạn khí sắc, đặc biệt là việc tự làm hại bản thân hay tự tử.

Rối loạn khí sắc, đặc biệt là rối loạn lưỡng cực có thể không được chẩn đoán hoặc chẩn đoán sai trong vòng 10 năm. Việc chẩn đoán muộn rối loạn lưỡng cực gây ra các hậu quả nghiêm trọng, ví dụ như dẫn đến tình trạng lạm dụng chất gây nghiện.

Các biến chứng hay tình trạng khác có thể kèm theo với rối loạn khí sắc bao gồm:

  • Rối loạn lo âu lan tỏa;
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý;
  • Rối loạn chống đối xã hội hay rối loạn hành vi;
  • Mất khả năng làm việc;
  • Gặp vấn đề trong việc duy trì các mối quan hệ với bạn bè và gia đình.
  • Các bệnh lý thể chất mãn tính như bệnh tim mạch, tiểu đường, do sự liên quan giữa rối loạn khí sắc và sức khỏe tổng thể.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn hoặc người nhà của bạn nhận thấy các dấu hiệu của rối loạn khí sắc, hãy đến gặp bác sĩ để có thể kịp thời chẩn đoán và điều trị phù hợp. Nếu đã có chẩn đoán rối loạn khí sắc, bạn cần phải gặp bác sĩ thường xuyên để đảm bảo về kế hoạch điều trị đang hiệu quả.

Đặc biệt, nếu bạn có ý nghĩ tự sát hoặc tự làm hại bản thân, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ ngay lập tức từ các chuyên gia y tế hoặc đường dây nóng hỗ trợ.

Nguyên nhân rối loạn khí sắc

Nguyên nhân dẫn đến Rối loạn khí sắc

Các vùng não chịu trách nhiệm về kiểm soát cảm xúc là hạch hạnh nhân và vỏ não trán ổ mắt. Người bệnh với rối loạn khí sắc có thể có phì đại hạch hạnh nhân trên hình ảnh não, điều này chứng minh rằng những bất thường ở khu vực này sẽ dẫn đến rối loạn khí sắc.

Rối loạn khí sắc là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 5
Serotonin và norepinephrine là hai chất dẫn truyền thần kinh đóng vai trò quan trọng trong rối loạn khí sắc

Các chất dẫn truyền thần kinh đóng một vai trò quan trọng trong rối loạn khí sắc, bao gồm serotonin và norepinephrine, những chất này bị giảm trong các giai đoạn trầm cảm. Dopamine cũng có liên quan đến rối loạn khí sắc với nghiên cứu cho thấy nó có thể giảm ở trầm cảm và tăng ở hưng cảm. Các tình trạng bệnh lý có thể dẫn đến rối loạn khí sắc bao gồm:

  • U não;
  • Giang mai thần kinh trung ương;
  • Viêm não;
  • Cúm;
  • Thay đổi chuyển hoá liên quan đến chạy thận nhân tạo;
  • Bệnh đa xơ cứng;
  • Sảng;
  • Sốt Q;
  • Ung thư;
  • AIDS;
  • Suy giáp.
  • Chấn thương sọ não hoặc tổn thương não do đột quỵ.

Một số loại thuốc và sản phẩm nhất định có thể dẫn đến các triệu chứng mô phỏng rối loạn khí sắc, bao gồm amphetamine, cocaine, procarbazine và steroid.

Bên cạnh đó, còn nhiều yếu tố khác có liên quan đến tình trạng rối loạn khí sắc như yếu tố di truyền, nội tiết tố, tâm lý xã hội, thần kinh miễn dịch.

Chia sẻ:

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh rối loạn khí sắc

Rối loạn lo âu có phải là rối loạn khí sắc không?

Rối loạn lo âu lan tỏa (Generalized anxiety disorder) không phải là rối loạn khí sắc. Đây là một trong nhiều chứng rối loạn lo âu, bao gồm rối loạn hoảng sợ và ám ảnh. Tuy nhiên, rối loạn lo âu thường xảy ra trước hoặc cùng tồn tại với rối loạn khí sắc.

Rối loạn khí sắc có thể ảnh hưởng đến những ai?

Trầm cảm sau sinh có phải là rối loạn khí sắc không?

Ngoài rối loạn trầm cảm và rối loạn lưỡng cực, rối loạn khí sắc còn có các dạng khác hay không?

Tôi phải làm gì nếu bạn bè hoặc người thân có ý định tự làm hại bản thân hoặc có hành vi tự tử?

Hỏi đáp (0 bình luận)