Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Thận - Tiết niệu/
  4. Thận ứ mủ

Thận ứ mủ là gì? Nguyên nhân gây bệnh và nguyên tắc phòng ngừa

Bác sĩHoàng Thị Lệ

Đã kiểm duyệt nội dung

Với hơn 8 năm kinh nghiệm, trong đó có 5 năm làm việc trong lĩnh vực Nội khoa và 3 năm chuyên về tiêm chủng, bác sĩ đã đóng góp quan trọng vào việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Xem thêm thông tin

Tắc nghẽn đường tiết niệu làm cho đài thận, bể thận và niệu quản giãn dần ra dẫn đến kích thước thận to hơn so với bình thường gọi là hiện tượng thận ứ nước. Trong thời gian ứ nước ở bể thận và niệu quản có thể dẫn đến thận bị nhiễm trùng. Khi thận nhiễm trùng nặng có thế dẫn đến tình trạng thận ứ mủ. Có thể dùng thuốc để khắc phục các nguyên nhân gây tắc nghẽn và các dấu hiệu liên quan. Trường hợp nghiêm trọng cần điều trị bằng phẫu thuật, thậm chí cắt bỏ thận.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung thận ứ mủ

Thận ứ mủ là gì?

Thận có vai trò lọc các chất độc hại cho cơ thể. Mỗi ngày, lượng máu lớn đi qua thận và những thành phần không cần thiết trong máu sẽ được lọc ở thận và thải qua hệ thống đài bể thận.

Thận ứ mủ (ứ mủ bể thận): Bệnh lý thường gặp ở những người khi đường tiết niệu bị tắc nghẽn. Do nước tiểu không thoát ra ngoài được nên dồn ứ lại ở bể thận khiến cho nó bị giãn nở, làm gia tăng kích thước của thận. Tình trạng ứ nước tại thận kéo dài tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây hại phát triển đặc biệt vi khuẩn, khiến thận bị nhiễm trùng và sản sinh ra nhiều mủ. Khi thận bị nhiễm trùng nặng, mủ không được dẫn lưu ra ngoài dẫn đến bệnh ứ mủ bể thận.

Thận ứ mủ ảnh hưởng đến một hay cả hai bên thận. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, sẽ khiến thận ngày càng bị tổn thương nhiều hơn và dẫn đến ứ mủ bể thận mạn tính dẫn đến chức năng thận bị suy giảm chức năng vĩnh viễn và không còn khả năng phục hồi gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Triệu chứng thận ứ mủ

Những dấu hiệu và triệu chứng của thận ứ mủ

Người bệnh thận ứ mủ ở thận sẽ có những triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh:

  • Cảm giác đau mỏi, đau tức hông lưng thường xuyên xuất hiện do mủ ứ đọng làm đài bể thận căng giãn. Cơn đau lan dần ra phía sau hoặc đau cả hai bên hông nếu hai bên đài thận đều bị tắc nghẽn;

  • Sốt kèm rét run từng đợt khi bị nhiễm khuẩn;

  • Tiểu buốt, tiểu rắt, nước tiểu đục hoặc lẫn máu;

  • Kích thước thận to hơn bình thường;

  • Huyết áp tăng ở mức độ nhẹ hoặc trung bình ở một số bệnh nhân bị ứ mủ bể thận;

  • Thiếu máu, da xanh xao, phù, niêm mạc nhợt nhạt.

Mức độ nghiêm trọng phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Giai đoạn bệnh, vị trí tắc, ảnh hường một hay hai bên bể thận, nhiễm khuẩn,…

Một số trường họp, bệnh tiến triển âm thầm và không gây ra dấu hiệu rõ ràng nên khó nhận biết. Người bệnh chỉ phát hiện ra bệnh khi đi khám sức khỏe định kỳ hay khám các bệnh lý khác: Sỏi thận, nhiễm trùng tiết niệu.

Tác động của thận ứ mủ đối với sức khỏe

Rối loạn tiểu tiện: Triệu chứng phổ biến và gây nhiều bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày:

  • Người bệnh luôn có cảm giác buồn tiểu, đi vệ sinh liên tục gây ra những khó chịu, bất tiện và tự ti;

  • Người bệnh đi tiểu nhiều hơn vào ban đêm, nhưng lượng nước tiểu ít và đục màu gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của bệnh nhân;

  • Cảm giác đau buốt, rát và tiểu rắt mỗi khi đi tiểu và đôi khi có lẫn máu trong nước tiểu.

Người bệnh thường xuyên đau tức vùng thắt lưng, hai bên hông. Các cơn đau và biểu hiện của bệnh tăng dần, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống bệnh nhân.

Do đó, khi có những biểu hiện bất thường cần đến cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị kịp thời. Thận ứ mủ kéo dài có khả năng dẫn đến các biến chứng: Tăng huyết áp, thiếu máu, suy thận,...

Biến chứng có thể gặp khi mắc thận ứ mủ

Thận ứ mủ có thể được chữa khỏi hoàn toàn tùy thuộc vào nguyên nhân. Tuy nhiên, nếu thận ứ mủ kéo dài không điều trị có khả năng dẫn đến các biến chứng:

  • Suy thận: Mô thận ngày càng bị tổn thương, hủy hoại khiến bệnh nhân bị suy thận, mất chức năng thận hoàn toàn;

  • Nhiễm trùng máu: Thận ứ mủ thường gây ra bởi vi khuẩn. Vi khuẩn có thể xâm nhập từ thận vào máu dẫn đến nhiễm trùng máu;

  • Viêm tấy quanh thận: Tổ chức quanh thận bị phù nề, viêm tấy, do mủ từ trong bể thận thoát ra bên ngoài;

  • Áp xe quanh thận: Khi thận bị nhiễm trùng có thể lan rộng và tiến triển thành ổ áp xe chứa đầy mủ;

  • Viêm phúc mạc: Khi ổ áp xe chứa mủ trong bể thận vỡ ra tạo thành một lỗ rò rỉ vào trong bụng, dẫn đến viêm phúc mạc.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nhận thấy sự xuất hiện của bất kỳ dấu hiệu, triệu chứng nào thì tốt nhất nên đến ngay bệnh viện để được thăm khám, xét nghiệm và được các bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn điều trị.

Tuyệt đối không được thờ ơ trước các bất thường của cơ thể, vì có thể khiến bệnh tiến triển đến mức trầm trọng, việc chữa trị vô cùng khó khăn và gặp không ít rủi ro, biến chứng.

Nguyên nhân thận ứ mủ

Nguyên nhân dẫn đến thận ứ mủ

  • Đường tiết niệu bị nhiễm trùng hoặc tắc nghẽn: Cản trở đến quá trình đào thải nước tiểu ra ngoài, dẫn đến thận bị nhiễm trùng, ứ mủ. Nguyên nhân dẫn đến tắc nghẽn là do bị sỏi thận hay sỏi niệu quản.

  • Nhiễm nấm: Thường gặp ở bệnh nhân điều trị bằng thuốc kháng sinh kéo dài hoặc suy giảm khả năng miễn dịch. Là điều kiện thuận lợi để nấm có cơ hội phát triển và tấn công vào thận dẫn đến nhiễm trùng, ứ mủ trong bể thận.

  • Chấn thương niệu quản: Phẫu thuật ruột già hay vùng chậu có thể làm tổn thương đến niệu quản làm viêm nhiễm, sưng phù. Nước tiểu không ra ngoài được có thể dẫn đến ứ nước bể thận. Ngoài ra, nhiễm trùng cũng có thể lây lan từ niệu quản tới bể thận và tạo ra nhiều mủ tồn ứ ở bộ phận này.

  • Dị tật bẩm sinh ở đường tiết niệu: Hẹp khúc nối bể thận – niệu quản hay van niệu đạo sau… cũng có nguy cơ dẫn đến thận ứ nước, ứ mủ.

  • Các vấn đề khác về sức khỏe: Viêm đài bể thận, ung thư đại tràng, ung thư cổ tử cung, xơ hóa sau phúc mạc, u niệu quản, bướu niêm mạc cũng dẫn đến tắc nghẽn đường nước tiểu và dẫn đến thận ứ nước, ứ mủ.
Chia sẻ:

Câu hỏi thường gặp về bệnh thận ứ mủ

Thận ứ mủ có nguy hiểm không?

Thận ứ mủ là tình trạng nhiễm trùng nặng ở thận, gây tích tụ mủ trong thận và có thể rất nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời. Nó có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết, suy thận và các biến chứng nghiêm trọng khác.

Thận ứ mủ có cần phải phẫu thuật không?

Thận ứ mủ có tái phát sau phẫu thuật không?

Thận ứ mủ muốn dứt điểm phải điều trị trong bao lâu?

Thận ứ mủ có dự phòng được không?

Hỏi đáp (0 bình luận)