Tốt nghiệp Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, từng có thời gian công tác tại khoa Khám bệnh - Trung tâm Y tế quận Tân Phú Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện là bác sĩ tại Trung tâm tiêm chủng Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Bác sĩĐỗ Tuấn Tài
Tốt nghiệp Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, từng có thời gian công tác tại khoa Khám bệnh - Trung tâm Y tế quận Tân Phú Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện là bác sĩ tại Trung tâm tiêm chủng Long Châu.
Viêm da mụn mủ truyền nhiễm là một bệnh nhiễm trùng ngoài da với biểu hiện các mụn nước, bọng nước do liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn hoặc cả hai gây ra. Bệnh thường ở mức độ nhẹ, ảnh hưởng chủ yếu đến trẻ nhỏ và những người sống ở nơi có điều kiện vệ sinh không tốt.
Viêm da mụn mủ truyền nhiễm (hay còn gọi là bệnh chốc) là một bệnh nhiễm trùng da phổ biến và rất dễ lây lan, chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bệnh thường xuất hiện dưới dạng mụn nước đỏ trên mặt, đặc biệt là xung quanh mũi, miệng, trên bàn tay và bàn chân. Trong khoảng một tuần, các vết loét vỡ ra và tạo thành lớp vảy màu mật ong.
Chẩn đoán bệnh dựa trên dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng. Điều trị bằng thuốc kháng sinh có thể hạn chế sự lây lan của bệnh chốc cho người khác.
Triệu chứng chính của bệnh viêm da mụn mủ truyền nhiễm là những mụn nước, bọng nước kích thước bằng hạt đậu xanh hoặc hạt lạc, thường mọc xung quanh mũi, miệng, đầu, tứ chi hoặc rải rác khắp người.
Bọng nước lúc đầu trong, sau đó đục dần (trong 12 - 24 giờ) và nhanh chóng vỡ ra, rỉ dịch trong vài ngày rồi đóng thành lớp vảy màu mật ong. Các bọng nước có thể lây lan sang các vùng khác trên cơ thể qua tiếp xúc, quần áo và khăn tắm. Bệnh nhân thường bị ngứa và đau nhức nhẹ.
Có thể có các dấu hiệu toàn thân như mệt mỏi, sốt, albumin niệu và sưng hạch phụ cận vị trí xuất hiện bọng nước.
Viêm dạ mụn mủ truyền nhiễm thường không nguy hiểm, các bọng nước ở dạng nhiễm trùng nhẹ thường lành mà không để lại sẹo.
Các biến chứng hiếm gặp của bệnh bao gồm:
Viêm mô tế bào: Nhiễm trùng đe dọa tính mạng này ảnh hưởng đến các mô bên dưới da, cuối cùng có thể lan đến các hạch bạch huyết và máu.
Các vấn đề về thận: Một trong những loại vi khuẩn gây bệnh cũng có thể làm hỏng thận.
Sẹo: Các vết loét nghiêm trọng có thể để lại sẹo.
Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.
Nguyên nhân gây bệnh viêm da mụn mủ truyền nhiễm là vi khuẩn tụ cầu vàng Staphylococcus aureus hoặc liên cầu khuẩn tán huyết nhóm A Streptococcus pyogenes. Các chủng S. aureus kháng methicillin (MRSA) và S. aureus kháng gentamicin cũng có thể gây ra bệnh
Bệnh có thể lây lan khi tiếp xúc với bọng nước của người bị nhiễm bệnh hoặc với các vật dụng mà họ đã chạm vào - chẳng hạn như quần áo, khăn trải giường, khăn tắm và thậm chí là đồ chơi.
Viêm da mụn mủ truyền nhiễm này rất dễ lây lan qua không khí hoặc qua tiếp xúc. Trẻ em có làn da mỏng, hệ miễn dịch yếu có thể bị lây nhiễm qua tiếp xúc cơ thể hoặc dùng chung khăn, mền, quần áo và các vật dụng khác.
Viêm da mụn mủ truyền nhiễm do vi khuẩn gây bệnh chủ yếu là Staphylococcus aureus, tiếp theo là Streptococcus tan máu beta. Nó cũng có thể do nhiễm trùng hỗn hợp.
Viêm da mụn mủ truyền nhiễm được điều trị kịp thời và được chăm sóc tốt, nhìn chung sẽ không để lại sẹo. Sau khi điều trị, vảy sẽ hình thành và bong ra sau 6 đến 10 ngày, dù có để lại vết đỏ thì cũng sẽ mờ dần theo tuổi tác.
Ban đầu, viêm da mụn mủ truyền nhiễm xuất hiện dưới dạng một vài đốm đỏ hoặc sẩn rải rác, sau đó nhanh chóng biến thành mụn nước hoặc mụn mủ có đường viền rõ ràng và vết đỏ viêm xung quanh. Bệnh nhân có thể cảm thấy ngứa và một số có thể trở nên khó chịu. Chất lỏng trong mụn mủ ở phía trên và đục ở phía dưới, thành mụn mỏng và dễ vỡ, nước màu vàng sau khi vỡ sẽ chảy ra ngoài.
Viêm da mụn mủ truyền nhiễm có thể xảy ra nhiều lần vì da của trẻ mỏng và dễ mắc các bệnh ngoài da, dễ bị nhiễm trùng sau khi gãi. Vì vậy, trẻ dễ bị viêm da mụn mủ truyền nhiễm tái phát.
Hỏi đáp (0 bình luận)