Hoàn thành chương trình Thạc sĩ Dinh dưỡng tại Trường Đại học Y Hà Nội. Ngoài ra, bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khám sàng lọc tiêm chủng, bác sĩ đã đóng góp tích cực vào công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Thạc sĩ - Bác sĩMai Đại Đức Anh
Hoàn thành chương trình Thạc sĩ Dinh dưỡng tại Trường Đại học Y Hà Nội. Ngoài ra, bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khám sàng lọc tiêm chủng, bác sĩ đã đóng góp tích cực vào công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Trực tràng là một đoạn ruột nằm ở cuối đại tràng và trước hậu môn. Viêm niêm mạc trực tràng là bệnh thường gặp, không phân biệt tuổi tác, giới tính và ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tiêu hóa. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ tiến triển nặng, thậm chí dẫn đến ung thư trực tràng và tử vong.
Trực tràng là một phần của hệ thống tiêu hóa mà phân sẽ đi qua trên đường ra khỏi cơ thể. Viêm niêm mạc trực tràng (Proctitis) là bệnh xảy ra tại trực tràng, khi lớp niêm mạc trực tràng bị viêm gây ra các triệu chứng: Khó tiêu, khó chịu ở trực tràng, đau bụng và chảy máu. Đây là một trong những bệnh gây đau và khiến cho người bệnh liên tục đi ngoài.
Viêm niêm mạc trực tràng có thể xảy ra dưới dạng cấp tính hoặc tiến triển mạn tính.
Viêm niêm mạc trực tràng cấp tính: Tổn thương xuất hiện ở lớp niêm mạc phía trên cùng và chưa xâm nhập vào thành ruột.
Viêm niêm mạc trực tràng mạn tính: Tổn thương xâm lấn sâu vào các lớp biểu mô và xâm nhập đến niêm mạc đại tràng.
Triệu chứng của viêm niêm mạc trực tràng rất dễ nhầm lẫn với các rối loạn tiêu hóa khác. Người bệnh nên đi khám và điều trị kịp thời tránh biến chứng nguy hiểm khi gặp các dấu hiệu sau:
Có dấu hiệu đau trực tràng, cảm giác đau xuất phát tại phần bên trái của bụng;
Rối loạn tiêu hóa: Khi niêm mạc trực tràng bị viêm, quá trình tiêu hóa thức ăn khó khăn và biểu hiện ra bên ngoài là tình trạng khó tiêu. Tình trạng khó tiêu còn kèm theo các dấu hiệu khác: Đầy bụng, chán ăn, buồn nôn;
Tiêu chảy: Là dấu hiệu rõ ràng nhất của viêm niêm mạc trực tràng. Người bệnh thường bị tiêu chảy lặp đi lặp lại nhiều lần trong ngày và khó điều trị khỏi. Khi đi ngoài có cảm giác đau và khó chịu;
Chảy máu trực tràng: Một số bệnh nhân xuất hiện hiện tượng phân lẫn máu và có mủ;
Đau bụng: Đau dai dẳng, đau thường tăng lên khi bị tiêu chảy và sẽ giảm bớt sau khi đi ngoài;
Ngoài ra, người bị viêm niêm mạc trực tràng luôn có cảm giác ngứa ngáy và nóng rát hậu môn khiến bệnh nhân khó chịu, mệt mỏi, ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt thường ngày.
Một số tác động của viêm niêm mạc trực tràng đối với sức khỏe:
Suy nhược cơ thể: Tiêu chảy kéo dài gây mất nước, mất cân bằng điện giải, cơ thể mệt mỏi, suy kiệt;
Viêm niêm mạc trực tràng gây cảm giác ngứa ngáy và nóng rát hậu môn khiến bệnh nhân khó chịu, mệt mỏi, ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt thường ngày và sức khỏe tinh thần người bệnh.
Trong hầu hết các trường hợp, viêm niêm mạc trực tràng càng kéo dài, nguy cơ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm càng cao. Bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm:
Sự mất nước, mất cân bằng điện giải khiến cơ thể cơ thể mệt mỏi, suy kiệt;
Thiếu máu: Trường hợp viêm niêm mạc trực tràng gây chảy máu, đặc biệt viêm niêm mạc trực tràng mạn tính có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu. Thiếu máu khiến bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, đau đầu, chóng mặt, da xanh xao, nhợt nhạt;
Xuất hiện vết loét: Bệnh nhân viêm niêm mạc trực tràng, đặc biệt viêm niêm mạc trực tràng mạn tính có thể xuất hiện các vết loét bên trong trực tràng. Tùy mức độ nghiêm trọng của bệnh, các vết loét có kích thước nhỏ hoặc loét thành vết lớn và ăn sâu vào niêm mạc;
Xuất hiện lỗ rò: Biến chứng xuất phát từ vết loét trên niêm mạc trực tràng khi bị viêm. Khi bệnh tiến triển nặng, các vết loét lan rộng thông qua thành ruột và hình thành lỗ rò bất thường và gây ra nhiều viêm nhiễm phức tạp, khó điều trị;
Gây ung thư trực tràng: Viêm niêm mạc trực tràng có nguy cơ tiến triển thành ung thư trực tràng nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời. Biến chứng này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí tính mạng của người bệnh.
Nhận thấy sự xuất hiện của bất kỳ dấu hiệu, triệu chứng nào thì tốt nhất nên đến ngay bệnh viện để được thăm khám, xét nghiệm và được các bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn điều trị.
Tuyệt đối không được thờ ơ trước các bất thường của cơ thể, vì có thể khiến bệnh tiến triển đến mức trầm trọng, việc chữa trị vô cùng khó khăn và gặp không ít rủi ro, biến chứng.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này rất đa dạng, đôi khi là sự kết hợp của nhiều nguyên nhân gồm:
Mắc bệnh viêm ruột (bệnh Crohn): Viêm ruột có thể dẫn đến xuất hiện các triệu chứng của viêm niêm mạc trực tràng;
Viêm trực tràng do phẫu thuật;
Nhiễm trùng: Quan hệ tình dục qua đường hậu môn có thể dẫn đến viêm niêm mạc trực tràng. Loại nhiễm trùng lây nhiễm qua con đường này: Herpes sinh dục, lậu, Chlamydia. Ngoài ra, nhiễm trùng liên quan tới thực phẩm: Nhiễm khuẩn Campylobacter, Shigella hay Salmonella cũng có thể gây viêm niêm mạc trực tràng;
Xạ trị: Điều trị ung thư bằng xạ trị tại các khu vực lân cận (ung thư buồng trứng, ung thư tuyến tiền liệt,…) cũng có khả năng gây viêm niêm mạc trực tràng;
Viêm trực tràng do bạch cầu ái toan: Bạch cầu ái toan tích tụ ở niêm mạc trực tràng gây viêm, thường xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi;
Dị ứng thực phẩm: Thực phẩm chứa protein (sữa bò hoặc sữa đậu nành) dành cho trẻ sơ sinh gây viêm niêm mạc trực tràng;
Thói quen ăn uống không lành mạnh: Tiêu thụ quá nhiều thực phẩm giàu chất béo, protein sẽ làm tăng tiết dịch mật, thúc đẩy vi khuẩn đường ruột gây tổn thương trực tràng và dẫn đến tình trạng viêm nhiễm;
https://www.msdmanuals.com/
https://www.mayoclinic.org/
https://my.clevelandclinic.org/
Triệu chứng của viêm niêm mạc trực tràng có thể bao gồm táo bón và tiêu chảy xen kẽ nhau, phân có chất nhầy và vệt máu, lỗ hậu môn bị bỏng khi đại tiện. Do bị dịch tiết kích thích nên vùng da quanh hậu môn bong ra, đôi khi gây ngứa và rách, chướng bụng, khó chịu ở vùng bụng dưới, chán ăn, sụt cân, khó chịu nói chung.
Viêm niêm mạc trực tràng thường không thể tự khỏi và cần phải nhập viện để điều trị kịp thời. Theo sự tiến triển của bệnh, nó có thể được chia thành viêm trực tràng cấp tính và viêm trực tràng mãn tính nói chung có thể được chữa khỏi hoàn toàn nếu điều trị kịp thời, trong khi viêm trực tràng mãn tính dễ tái phát và khó chữa khỏi do trì hoãn.
Điều hòa: Bệnh nhân nên nghỉ ngơi hợp lý, ăn thức ăn nhẹ, ít cặn, bổ dưỡng, không gây kích ứng, tâm trạng vui vẻ, cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi.
Điều trị toàn thân: Thuốc kháng sinh có thể được dùng bằng đường uống, tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch tùy theo tình trạng bệnh.
Kiểm tra bằng ngón tay cho thấy độ đàn hồi của niêm mạc trực tràng bị suy yếu, thô ráp, dạng hạt hoặc có sẹo. Soi trực tràng thấy niêm mạc bị phù nề, phì đại, màu trắng vàng, có lớp nhầy. Sau khi lau sạch chất nhầy thì thấy bề mặt niêm mạc không mịn, có chỗ bị bào mòn. Nuôi cấy vi khuẩn và sinh thiết có thể xác nhận nguyên nhân gây bệnh.
Viêm trực tràng lâu dài, đặc biệt là viêm trực tràng do bệnh viêm ruột, có thể làm tăng nguy cơ ung thư. Chỉ là vấn đề thời gian trước khi viêm trực tràng chuyển thành ung thư. Những thay đổi tiền ung thư sớm (loạn sản) bắt đầu bằng các triệu chứng nhẹ trước khi trở nên trung bình và một số trường hợp trở thành loạn sản nặng trước khi trở thành ung thư ác tính.
Hỏi đáp (0 bình luận)