Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tên thuốc gốc (Hoạt chất)
Calcium glubionate (calci glubionat)
Loại thuốc
Khoáng chất và chất điện giải
Dạng thuốc và hàm lượng
Siro 1,8 g/5 ml
Dung dịch tiêm 687,5 mg/5 ml
Calcium glubionate chỉ định trong ngăn ngừa hoặc điều trị hạ calci huyết ở những người không nhận được đủ calci từ chế độ ăn.
Điều trị các tình trạng do lượng calci thấp gây ra như mất xương (loãng xương), xương yếu (nhuyễn xương/còi xương), giảm hoạt động của tuyến cận giáp (suy tuyến cận giáp) và một số bệnh lý về cơ (hội chứng Tetany tiềm tàng).
Sử dụng cho một số bệnh nhân nhu cầu calci cao (ví dụ: phụ nữ mang thai, cho con bú, sau mãn kinh, những người đang dùng thuốc như phenytoin, phenobarbital, prednisone).
Co cứng cơ do hạ calci huyết (bệnh Tetany) và các rối loạn thần kinh cơ liên quan.
Điều trị hỗ trợ trong các trường hợp xuất tiết da (ví dụ chàm cấp, mề đay cấp).
Điều trị ngộ độc kim loại chì (đau bụng do ngộ độc chì), ngộ độc flouride.
Hỗ trợ điều trị chứng tăng kali huyết nặng.
Calcium glubionate là thực phẩm bổ sung, được sử dụng để ngăn ngừa hoặc điều trị hạ calci huyết. Calci giúp điều chỉnh hoạt động thần kinh và cơ bắp và đảm bảo chức năng tim hoạt động bình thường.
Các muối calci đóng vai trò quan trọng trong điều hòa tính thấm của tế bào đối với natri và kali, tính toàn vẹn của niêm mạc, tính gắn dính của tế bào. Nồng độ calci tăng làm giảm tính thấm và ngược lại.
Sự hấp thu calci là rất thấp trừ khi dùng lâu dài với liều cao; hấp thu chủ yếu ở tá tràng và phụ thuộc vào calcitriol và vitamin D; mức độ hấp thụ calci trung bình thay đổi theo tuổi. Khi mang thai, sự hấp thụ calci tăng gấp đôi; calci được hấp thụ ở dạng hòa tan, ion hóa; khả năng hòa tan của calci tăng lên trong môi trường axit.
Chủ yếu ở xương và răng. Tỷ lệ liên kết với protein huyết tương (chủ yếu là albumin) là khoảng 40%.
Bài tiết chủ yếu qua phân dưới dạng calci không được hấp thu và một phần nhỏ qua nước tiểu.
Calci có thể làm giảm sự hấp thu của các loại thuốc khác như bisphosphonates (ví dụ, alendronate), kháng sinh nhóm cycline (như doxycycline, minocycline), estramustine, levothyroxine và kháng sinh nhóm quinolone (như ciprofloxacin, levofloxacin).
Vitamin tổng hợp/khoáng chất (với ADEK, folate, sắt) có thể làm tăng nồng độ trong huyết thanh của muối calci.
Sản phẩm chứa cation đa hóa trị như calci có thể làm giảm nồng độ huyết thanh của baloxavir, tetracyclines, trientine, penicillamine vì vậy nên tránh kết hợp.
Muối calci có thể làm giảm nồng độ trong huyết thanh của các thuốc kháng virus (như bictegravir, dolutegravir, elvitegravir, raltegravir), các dẫn xuất bisphosphonate (ví dụ như tiludronate, clodronate, etidronate, alendronate, risedronate), deferiprone.
Muối calci có thể làm tăng độc tính của calci acetat, các chất tương tự vitamin D.
Muối calci có thể làm giảm tác dụng điều trị của thuốc chẹn kênh calci, dobutamine, sản phẩm bổ sung hormone giáp.
Muối calci có thể tăng cường tác dụng gây loạn nhịp tim của glycoside tim.
Thiazide và thuốc lợi tiểu giống thiazide có thể làm giảm bài tiết muối calci.
Calcium glubionate chống chỉ định trong các trường hợp:
Người lớn
Thuốc tiêm: Liều 10 ml dùng 1 - 3 lần/ngày, tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp sâu trong trường hợp đặc biệt.
Trong trường hợp hạ calci huyết nặng ở người lớn, dùng calci glubionate truyền tĩnh mạch với liều điều chỉnh theo calci huyết và calci niệu.
Thuốc uống (siro): Mỗi 5 mL siro cung cấp 1,8 g calci glubionate ứng với 115 mg calci nguyên tố. Có thể phối hợp với vitamin D trong điều trị:
Chứng hạ calci huyết: Dùng 15 mL uống 3 lần một ngày trước bữa ăn.
Bệnh suy tuyến cận giáp: Dùng 5 đến 15 mL uống 3 lần một ngày trước bữa ăn.
Bệnh giả suy tuyến cận giáp: Dùng 5 đến 15 mL uống một lần một ngày trước bữa ăn sáng.
Bệnh loãng xương: Dùng 15 mL uống 1 đến 3 lần một ngày trước bữa ăn.
Trẻ em
Thuốc tiêm: Liều 5 - 10 ml dùng 1 lần/ngày, tiêm tĩnh mạch.
Trong trường hợp hạ calci huyết nặng ở trẻ em, dùng calci glubionate truyền tĩnh mạch với liều điều chỉnh theo calci huyết và calci niệu.
Trong trường hợp hạ calci huyết nặng ở trẻ còn bú hoặc trẻ nhũ nhi, liều thông thường là 4 - 9 ml calci glubionate truyền tĩnh mạch trong tối đa 3 ngày. Sau đó chuyển sang dùng dạng uống.
Thuốc uống (siro): Mỗi 5 mL siro cung cấp 1,8 g calci glubionate ứng với 115 mg calci nguyên tố.
Hạ calci huyết (liều phụ thuộc vào tình trạng lâm sàng và nồng độ calci huyết thanh): Liều calci glubionate là 600 đến 2000 mg/kg/ngày chia làm 4 lần, tối đa là 9 g/ngày.
Bổ sung cho chế độ ăn uống:
Thuốc tiêm: Tiêm tĩnh mạch chậm (3 phút cho 10ml); theo dõi nhịp tim trong khi tiêm. Ở người lớn có thể tiêm bắp sâu ở mông trong một số trường hợp đặc biệt. Không tiêm bắp cho trẻ em. Tuyệt đối tránh tiêm dưới da với calcium glubionate.
Thuốc uống (siro): Nên uống trước bữa ăn để tăng cường hấp thu. Uống với một cốc nước đầy hoặc nước trái cây, 1 - 3 giờ sau bữa ăn, các loại thuốc khác và 1 - 2 giờ trước bất kỳ thuốc bổ sung sắt nào nếu có sử dụng. Hãy sử dụng dụng cụ phân liều được nhà sản xuất cung cấp để đong thuốc và đảm bảo được liều lượng chính xác. Không sử dụng muỗng của gia đình. Sử dụng thuốc này đúng cách để đạt được hiệu quả tối ứu. Nên dùng thuốc vào cùng một thời điểm mỗi ngày.
Tình trạng calci hóa mô mềm tại chỗ.
Nôn mửa, bốc hỏa, vã mồ hôi, loạn nhịp tim và trụy mạch có thể xảy ra nếu tiêm tĩnh mạch quá nhanh. Khi tiêm tĩnh mạch chệch hoặc tiêm bắp nông, dị ứng tại chỗ tiêm có thể dẫn đến tróc vảy hoặc hoại tử da.
Tăng calci huyết, tăng cảm giác khát, đau bụng, chướng bụng, chán ăn, táo bón, buồn nôn, nôn, đa niệu.
Nên dùng đồng thời vitamin D để hấp thu calci tối ưu.
Ở người cao tuổi, nên sử dụng muối thay thế (ví dụ, citrate) và dùng chung với thức ăn.
Tăng calci huyết và tăng calci niệu rất dễ xảy ra ở bệnh nhân suy tuyến cận giáp dùng vitamin D liều cao. Do đó cần thận trọng khi dùng calci kèm với vitamin D.
Thận trọng khi dùng thuốc bổ sung calci cho bệnh nhân có tiền sử sỏi thận.
Nên uống calci cùng với thức ăn giúp cải thiện khả năng hấp thu.
Có nhiều dạng muối của calci vì vậy cần phải hết sức chú ý đến dạng muối khi chỉ định. Việc lựa chọn sai hoặc thay thế một loại muối này cho một loại muối khác mà không điều chỉnh liều lượng thích hợp có thể dẫn đến việc dùng quá liều hoặc thiếu liều nghiêm trọng.
Nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào sau đây, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng sản phẩm này: bệnh thận, sỏi thận, ít hoặc không có axit dạ dày (achlorhydria), bệnh tim, bệnh tuyến tụy, bệnh phổi nhất định (bệnh u hạt), khó hấp thu dinh dưỡng từ thức ăn (hội chứng kém hấp thu).
Khi dùng liệu pháp calci liều cao cần kiểm soát chặt chẽ calci niệu và calci huyết, nhất là ở trẻ em và bệnh nhân đang sử dụng vitamin D. Ngưng điều trị ngay khi calci huyết vượt quá 2,625 mmol/L (105 - 110 mg/L) và calci niệu vượt quá 0,125 mmol/kg (5 mg/kg) trong 24 giờ.
Nên theo dõi điện tâm đồ khi truyền calci tĩnh mạch để điều trị tăng kali huyết nặng.
Tránh dùng lâu dài calci đường tiêm cho trẻ sở sinh, trẻ nhũ nhi và bệnh nhân bị suy thận nặng.
Calcium qua được hàng rào nhau thai.
Chưa có báo cáo về tác dụng phụ trên thai nhi khi dùng calcium glubionate ở phụ nữ có thai. Tuy nhiên vẫn nên thận trọng khi sử dụng bất kỳ thuốc nào cho phụ nữ có thai và chỉ dùng thuốc khi thật sự cần thiết.
Không có dữ liệu về việc calcium glubionate có được bài tiết vào sữa hay không. Do đó cần thận trọng khi dùng thuốc ở phụ nữ đang cho con bú.
Cần thận trọng khi sử dụng cho đối tượng lái xe và vận hành máy móc.
Quá liều và độc tính
Quá liều có thể dẫn đến tăng calci huyết với các triệu chứng bao gồm chán ăn, nôn mửa, táo bón, yếu cơ, đa niệu, đau bụng, khát, ngủ gật. Trong trường hợp nặng có thể dẫn đến hôn mê, loạn nhịp tim và ngừng tim.
Cách xử lý khi quá liều Calcium glubionate
Việc điều trị chủ yếu để điều chỉnh lại calci huyết. Có thể dùng natri phosphat dạng uống hoặc truyền tĩnh mạch trong trường hợp nặng.
Nếu quên dùng một liều thuốc, hãy uống càng sớm càng tốt khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không uống gấp đôi liều đã quy định.