Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nước cất, nước tinh khiết là thành phần có mặt trong hầu hết sản phẩm mỹ phẩm và chăm sóc cá nhân. Loại nước này phải đảm bảo không có vi khuẩn, chất độc hoặc các chất ô nhiễm khác nên trên nhãn sản phẩm chúng ta thường thấy có ghi thành phần nước cất, nước tinh khiết hoặc aqua.
Nước (nước cất, nước tinh khiết, eau, aqua) là thành phần đầu tiên trong danh sách các thành phần của một sản phẩm mỹ phẩm nói chung. Để được sử dụng trong công thức sản xuất mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân, nước này phải “siêu tinh khiết”, nghĩa là không có độc tố, chất ô nhiễm và vi khuẩn.
Mặc dù có thể khó biết chính xác tỷ lệ phần trăm nước có trong mỹ phẩm, nhưng người tiêu dùng có thể dễ dàng biết liệu nước có phải là thành phần chính trong công thức của sản phẩm hay không. Nếu “nước” hoặc “eau”, “aqua” là những từ đầu tiên xuất hiện trong danh sách các thành phần, điều này có nghĩa là sản phẩm chứa nhiều nước hơn bất kỳ thành phần nào khác.
Gần đây, ngành công nghiệp mỹ phẩm nghiên cứu về việc sử dụng đa dạng các nguồn nước như nước tinh khiết, chiết xuất nước từ thực vật, thậm chí tìm cách loại bỏ hẳn thành phần nước. Việc giảm (hoặc loại bỏ) hàm lượng nước trong sản phẩm để tránh làm loãng các thành phần hoạt tính trong công thức. Mục đích cuối cùng của mỹ phẩm không chứa nước là tăng cường hiệu suất của các công thức mỹ phẩm.
Bên cạnh đó, việc sử dụng các thành phần tự nhiên và hữu cơ từ các loại dầu thực vật ngày càng nhiều nên việc sử dụng nước cũng có thể giảm. Nhưng bù lại, chiết xuất từ các hoạt chất tự nhiên cho một số sản phẩm mỹ phẩm như huyết thanh tự nhiên và chất tẩy rửa lại được tăng cường.
Tuy nhiên, rất khó loại bỏ hoàn toàn nước, các nhà sản xuất có thể thay thế các dạng tương tự nước như nước lấy từ các nguồn thực vật (nước dừa hoặc nước hoa hồng), từ nước ép thực vật (lô hội) hoặc các hỗn hợp gốc nước được sử dụng để chiết xuất hoạt động thực vật.
Nước dùng trong mỹ phẩm là nước nguyên chất với độ tinh khiết rất cao, được chưng cất bằng nhiều cách khác nhau như thẩm thấu ngược, lọc hay ngưng tụ,... để tinh chế.
Nước cất hình thành nhờ đun sôi nước và tạo ra hơi nước. Sau đó, hơi được xử lý làm lạnh và ngưng tụ thành nước. Trên thực tế, các chất gây ô nhiễm cùng với các khoáng chất có trong nước có điểm sôi cao hơn nước nên sau quá trình đun sôi sẽ được đọng lại.
Muốn tạo ra được nước cất, bạn cần chuẩn bị thiết bị chưng cất. Đầu tiên, lượng nước thông thường được mang đi đun sôi trong bình và hơi nước đưa vào bình ngưng. Bình ngưng chính là dụng cụ có tác dụng trữ lượng hơi nước ngưng tụ lại thành nước lỏng.
Dụng cụ này có 2 lớp bao gồm một lớp bên trong dẫn hơi nước đi qua và một lớp bên ngoài cho nước lạnh chảy qua. Nước lạnh có nhiệm vụ giữ cho các thành lớp bên trong dàn ngưng luôn ở nhiệt độ mát mẻ giúp hơi nước ngưng tụ nhanh chóng.
Nhờ đó, hơi nước sẽ chuyển trạng thái sang dạng lỏng bên trong bình ngưng và cuối cùng nhỏ xuống bình khác. Kết thúc quá trình, lượng nước thu được chính là nước cất.
Nước đóng một vai trò quan trọng trong hầu hết các công thức điều chế mỹ phẩm, vừa đóng vai trò dung môi, vừa là chất nền chính trong công thức, giúp hòa tan và giúp làm mềm sản phẩm.
Được coi là dung môi phổ quát trong mỹ phẩm, khi kết hợp với chất nhũ hóa, nước có thể được trộn với các thành phần ‘đặc hơn’, chẳng hạn như bơ và dầu, để tạo thành nhũ tương được sử dụng tạo kem và sữa dưỡng.
Nước cũng đóng một vai trò thiết yếu trong việc khai thác và sản xuất nhiều nguyên liệu thô tự nhiên, đôi khi kết hợp với các dung môi khác như etanol hoặc glycerine.
Nước chủ yếu được sử dụng làm dung môi trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân, trong đó nó hòa tan nhiều thành phần mang lại lợi ích cho da, chẳng hạn như chất dưỡng và chất làm sạch.
Nước cũng tạo thành nhũ tương trong đó các thành phần dầu và nước của sản phẩm được kết hợp để tạo thành kem và sữa dưỡng. Chúng đôi khi được gọi là nhũ tương dầu trong nước hoặc nước trong dầu tùy thuộc vào tỷ lệ của pha dầu và pha nước.
Tùy thuộc vào loại sản phẩm mỹ phẩm chăm sóc da và chăm sóc cá nhân, nước có thể chiếm từ 60% - 85% các thành phần. Các sản phẩm dùng để gội đầu, chẳng hạn như chăm sóc tóc, sữa tắm hoặc chất tẩy rửa, có thể chứa tới 95% nước, trong khi xà phòng dạng thỏi và một số sản phẩm trang điểm có thể chỉ chứa vết hoặc không chứa chút nào.
Nước được ứng dụng rất rộng rãi trong đời sống của chúng ta nói riêng và trong ngành mỹ phẩm, chăm sóc da nói chung.
Hiện nay, trong ngành sản xuất và gia công mỹ phẩm thì nước cất là một trong những nguyên liệu chính, vô cùng quan trọng để tạo nên các sản phẩm mỹ phẩm đạt chất lượng cao, đảm bảo an toàn, không gây kích ứng, tác dụng phụ, giảm thiểu tối đa việc vi khuẩn xâm nhập vào làn da con người.
Nước có mặt trong công thức của hầu hết mọi loại mỹ phẩm và sản phẩm chăm sóc cá nhân. Nó có thể được tìm thấy trong kem dưỡng da, kem, sản phẩm tắm, sản phẩm tẩy rửa, chất khử mùi, trang điểm, kem dưỡng ẩm, sản phẩm vệ sinh răng miệng, sản phẩm vệ sinh cá nhân, sản phẩm chăm sóc da, dầu gội, dầu dưỡng tóc, sản phẩm cạo râu và sản phẩm chống nắng.
Nước cất được ứng dụng nhiều trong ngành y tế như dùng làm dung môi, rửa dụng cụ thí nghiệm, pha chế hóa chất, thực hiện một số phản ứng hóa học. Ngoài ra, nước cất còn được dùng để pha chế thuốc tiêm, thuốc ống, rửa vết thương, rửa dụng cụ y tế, biệt dược,...
Trong công nghiệp, nước cất có vai trò quan trọng như làm mát máy, dùng để châm bình ắc quy, làm mát nồi hơi, rửa các máy, rửa linh kiện, phụ tùng trong sản xuất ô tô, xe máy. Mặt khác, nước cất còn được dùng trong các ngành sản xuất vi mạch điện tử, các quy trình vệ sinh tiệt trùng và dùng cho các dung dịch đệm…
Nước trong mỹ phẩm là thành phần an toàn dùng ngoài da. Tuy nhiên, loại nước này phải siêu tinh khiết để không gây ảnh hưởng chất lượng sản phẩm cũng như giúp mang lại hiệu quả chăm sóc da tốt nhất.
Bảo quản nước ở nhiệt độ phòng, tránh ánh nắng trực tiếp.
https://www.natrue.org/fr/water-in-cosmetics-a-dive-into-water-free-beauty/
https://cosmeticsinfo.org/ingredient/water-0