Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Thuốc/
  3. Thuốc hệ thần kinh/
  4. Thuốc thần kinh
Viên nén Phamzopic 7.5mg Pharmascience điều trị rối loạn giấc ngủ (100 viên)
Viên nén Phamzopic 7.5mg Pharmascience điều trị rối loạn giấc ngủ (100 viên)
Viên nén Phamzopic 7.5mg Pharmascience điều trị rối loạn giấc ngủ (100 viên)
Viên nén Phamzopic 7.5mg Pharmascience điều trị rối loạn giấc ngủ (100 viên)
Viên nén Phamzopic 7.5mg Pharmascience điều trị rối loạn giấc ngủ (100 viên)
Viên nén Phamzopic 7.5mg Pharmascience điều trị rối loạn giấc ngủ (100 viên)
Viên nén Phamzopic 7.5mg Pharmascience điều trị rối loạn giấc ngủ (100 viên)
Viên nén Phamzopic 7.5mg Pharmascience điều trị rối loạn giấc ngủ (100 viên)
Thương hiệu: LIFESCIENS

Viên nén Phamzopic 7.5mg Pharmascience điều trị rối loạn giấc ngủ (100 viên)

0001376252 đánh giá0 bình luận

Danh mục

Thuốc thần kinh

Dạng bào chế

Viên nén

Quy cách

Hộp 100 Viên

Thành phần

Nhà sản xuất

PHARMASCIENCE INC

Nước sản xuất

Canada

Xuất xứ thương hiệu

Canada

Số đăng ký

VN-18734-15

Thuốc cần kê toa

Mô tả ngắn

Thuốc Phamzopic là sản phẩm của Công ty Pharmascience, có thành phần chính là Zopiclone, được chỉ định để điều trị rối loạn giấc ngủ có nguyên nhân từ những bất thường về cơ thể và/hoặc tâm thần, dùng trong thời gian ngắn để giảm triệu chứng của bệnh mất ngủ với các biểu hiện như khó ngủ, thường xuyên tỉnh giấc về đêm và/hoặc thức dậy sớm.

Lưu ý

Sản phẩm này chỉ bán khi có chỉ định của bác sĩ, mọi thông tin trên Website chỉ mang tính chất tham khảo.
Sản phẩm cần tư vấn từ dược sỹ.
Sản phẩm cần tư vấn từ dược sỹ.

Viên nén Phamzopic 7.5mg là gì?

Kích thước chữ

  • Mặc định

  • Lớn hơn

Thành phần của Viên nén Phamzopic 7.5mg

Thông tin thành phần

Hàm lượng

Zopiclone

7.5mg

Công dụng của Viên nén Phamzopic 7.5mg

Chỉ định

Thuốc Phamzopic được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:

  • Điều trị rối loạn giấc ngủ có nguyên nhân từ những bất thường về cơ thể và/hoặc tâm thần. Do vậy, chỉ nên quyết định điều trị triệu chứng mất ngủ cho bệnh nhân sau khi đã đánh giá kỹ lưỡng tình trạng bệnh của bệnh nhân.
  • Phamzopic được chỉ định dùng trong thời gian ngắn để điều trị giảm triệu chứng của bệnh mất ngủ với các biểu hiện như khó ngủ, thường xuyên tỉnh giấc về đêm và/hoặc thức dậy sớm.
  • Điều trị bằng Phamzopic không nên kéo dài quá 7 tới 10 ngày lên tiếp. Trong trường hợp điều trị liên tục trong 2 tới 3 tuần, cần phải kiểm tra toàn diện tình trạng bệnh của bệnh nhân. Chỉ nên kê đơn dùng Zopiclone trong thời gian ngắn (7 - 10 ngày) và không nên kê quá số lượng dùng cho 1 tháng.
  • Việc dùng thuốc ngủ cần hạn chế trong trường hợp rối loạn giấc ngủ gây ra do thay đổi múi giờ.

Dược lực học

Zopiclone là thuốc an thần tác dụng ngắn dẫn chất của cyclopyrrolone. Zopiclone thuộc nhóm hoá học mới có công thức hoá học không giống như các thuốc an thần hiện có. Tuy nhiên, các đặc tính dược học của thuốc tương tự như dẫn chất của benzodiazepin.

Trong các nghiên cứu về giấc ngủ trong 1 tới 21 ngày ở người, Zopiclone làm cho bệnh nhân đi vào giấc ngủ nhanh, kéo dài thời gian của giấc ngủ và giảm số lần thức giấc trong khi ngủ. Zopiclone làm chậm thời gian bắt đầu giấc ngủ nghịch thường (REM) nhưng không làm giảm tổng thời gian của giấc ngủ REM. Thời gian giai đoạn 1 của giấc ngủ bị ngắn lại và giai đoạn 2 của giấc ngủ được kéo dài hơn.

Trong hầu hết các nghiên cứu, giai đoạn 3 và 4 của giấc ngủ có chiều hướng kéo dài hơn nhưng có cả hiện tượng các giai đoạn này không thay đổi và thực tế bị rút ngắn lại cũng được ghi nhận. Ảnh hưởng của Zopiclone tới giai đoạn 3 và 4 của giấc ngủ khác với các thuốc benzodiazepin, nó ngăn chặn giấc ngủ sóng ngắn. Ý nghĩa lâm sàng của phát hiện này vẫn chưa được biết đến.

Với các thuốc an thần, thời gian bán thải thải trừ và phân bố ảnh hưởng tới tác dụng và tác dụng phụ của thuốc và các chất chuyển hoá của nó. Nếu thời gian bán thải dài (t1/2 α và t1/2β), thuốc hoặc các chất chuyển hoá sẽ tích lũy khi uống thuốc ban đêm và sẽ ảnh hưởng tới nhận thức và vận động khi thức giấc. Nếu thời gian bán thải ngắn, thuốc và chất chuyển hoá sẽ được thải trừ ra khỏi cơ thể trước thời gian uống liều kế tiếp và các tác dụng an thần hoặc ức chế thần kinh trung ương do liều trước để lại ít hoặc không còn tổn tại.

Nếu thời gian bán thải thải trừ của thuốc cực ngắn, tác dụng của thuốc sẽ kết thúc vào thời điểm nào đó trong đêm. Khi đó có thể có 2 trường hợp sau xảy ra với các thuốc an thần dẫn chất của benzodiazepin hoặc các thuốc tương tự thải trừ nhanh: 1) Sự thao thức trong 1/3 cuối của đêm tăng lên và 2) Tình trạng lo lắng trong ngày tăng lên.

Dược động học

Hấp thu

Thuốc hấp thu nhanh và hoàn toàn. Sinh khả dụng đạt trên 75% chứng tỏ rằng thuốc không chuyển hoá qua gan vòng đầu. Sau khi uống liều 7,5 mg, nồng độ đỉnh của thuốc trong máu đạt 60 ng/mL trong vòng 2 giờ. Hấp thu thuốc ở nam và nữ là như nhau. Đặc tính dược động học của thuốc không thay đổi khi uống lặp lại liều hàng ngày 7,5 mg trong 14 ngày và không dẫn đến tích lũy thuốc.

Phân bố

Sau khi uống, thuốc nhanh chóng phân bố vào hệ thống mạch máu của cơ thể (t1/2 phân bố của thuốc là 1,2 giờ) trong khi thời gian bán thải thải trừ đạt gần 5 giờ (từ 3,8 - 6,5 giờ). Thuốc liên kết với protein huyết tương thấp (khoảng 45% trong mức nồng độ 25 - 100 ng/mL) và không bão hoà, vì vậy nguy cơ dẫn đến tương tác thuốc do tranh chấp liên kết là thấp.

Chuyển hóa

Thuốc được chuyển hoá phần lớn thành 3 chất chuyển hoá chính. Chỉ khoảng 4 - 5% thuốc thải trừ qua nước tiểu ở nguyên trạng. Chất chuyển hoá chính có hoạt tính dược động học yếu ở động vật là dẫn chất N-oxide (khoảng 12%) và chất chuyến hoá không có hoạt tính là N-desmethyl (16%). Thời gian bán thải của chúng tương ứng khoảng 4,5 giờ và 7,4 giờ tính toán dựa trên các dữ liệu về phân tích nước tiểu.

Cả hai chất chuyển hoá được thải trừ qua thận. Các chất chuyển hoá chính do phần ứng oxi hoá decarboxyl được thải trừ một phần qua phổi dưới dạng CO2. Ở động vật, Zopiclone không ảnh hưởng tới men gan.

Thải trừ

Các nghiên cứu thải trừ dùng phương pháp đánh dấu 14C cho thấy, trên 90% lượng thuốc uống được thải trừ trong khoảng 5 ngày, 75% được thải trừ qua nước tiểu và 16% qua phân.

So với thanh thải huyết tương, thanh thải thận ở dạng không đổi của Zopiclone thấp (8,4 mL/phút so với 232 mL/phút), chứng tỏ chuyển hoá là thanh thải chính của Zopiclone.

Cách dùng Viên nén Phamzopic 7.5mg

Cách dùng

Dùng đường uống.

Thuốc nên uống ngay trước khi đi ngủ.

Liều dùng

Dùng Phamzopic không nên kéo dài quá 7 - 10 ngày liên tục. Trong trường hợp điều trị liên tục trong 2 tới 3 tuần, cần phải kiểm tra toàn diện tình trạng bệnh của bệnh nhân.

Liều dùng cho người lớn

Thông thường là 1 viên Phamzopic 7,5 mg. Không nên dùng quá liều này.

Người già

Liều khuyến cáo dùng cho người lớn tuổi và/hoặc bệnh nhân sức khoẻ yếu là ½ viên (3,75 mg) trước khi ngủ. Liều dùng có thể tăng lên 1 viên trong trường hợp liều thấp không mang lại tác dụng mong muốn.

Bệnh nhân bị suy giảm chức năng gan hoặc bị suy hô hấp mãn tính

Liều khuyến cáo là 3,75 mg (1/2 viên) tuỳ thuộc vào mức độ đáp ứng và tác dụng của thuốc. Có thể dùng liều tới 7,5 mg (viên) trong trường hợp cần thiết nhưng phải thận trọng.

Zopiclone không nên dùng cho bệnh nhân dưới 18 tuổi.

Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

Làm gì khi dùng quá liều?

Triệu chứng

Ở người tình nguyện hoặc do vô tình uống quá liều Zopiclone tới 340 mg, các triệu chứng chính được ghi nhận bao gồm: Giấc ngủ bị kéo dài, buồn ngủ, ngủ lịm và mất điều hoà. Tất cả các biểu hiện quá liều của Zopiclone có liên quan tới đặc tính dược lý của thuốc: Buồn ngủ, lú lẫn, chóng mặt, giảm hoặc mất phản xạ.

Xử trí

Điều trị hỗ trợ và theo các dấu hiệu lâm sàng. Cần theo dõi hô hấp, mạch và huyết áp của bệnh nhân và điều trị hỗ trợ khi cần thiết. Cần rửa dạ dày ngay. Truyền dịch tĩnh mạch và bảo đảm bảo thông khí tốt. Thẩm tách máu không mang lại kết quả. Flumazenil là thuốc đối kháng đặc hiệu với thụ thể của benzodiazepin, có thể dùng trong trường hợp quá liều của benzodiazepin và các thuốc tương tự.

Làm gì khi quên 1 liều?

Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.

Tác dụng phụ

Khi sử dụng thuốc Phamzopic, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).

  • Tác dụng không muốn thường gặp nhất khi dùng thuốc là đắng miệng. Tình trạng quá uể oải, buồn ngủ và/hoặc mất phối hợp là dấu hiệu của sự không dung nạp thuốc hoặc quá liều.

Những tác dụng phụ được in nghiêng thường gặp hơn ở Zopiclone so với placebo:

  • Hệ thần kinh trung ương: Buồn ngủ, suy nhược, chóng mặt, lú lẫn, mất trí nhớ tạm thời, cảm giác say rượu, vắng khoái, ác mộng, tâm trạng bối rối, lo âu hoặc bồn chồn, cảm giác thù địch, trầm cảm, giảm ham muốn tình dục, mất phối hợp, giảm trương lực cơ, run, chuột rút, cảm giác kiến bò, nói khó.
  • Tim mạch: Đánh trống ngực.
  • Tiêu hoá: Khô miệng, trắng lưỡi, hơi thở có mùi, buồn nôn, nôn, khó tiêu, tiêu chảy, táo bón, chán ăn hoặc ăn nhiều.
  • Hô hấp: Khó thở.
  • Giác quan: Giảm thị lực.
  • Da: Ngứa, nổi mẩn, tăng tiết mồ hôi. Ngứa có thể là dấu hiệu mẫn cảm với thuốc, khi đó nên ngưng dùng thuốc.
  • Chuyển hoá và dinh dưỡng: Sút cân.
  • Các triệu chứng khác: Đắng miệng, đau đầu, cảm giác chân nặng, rùng mình.
  • Các xét nghiệm: Đôi khi các xét nghiệm bị ảnh hưởng khi dùng thuốc bao gồm tăng AST, ALT hoặc phosphatase kiềm.
  • Người cao tuổi dễ mắc các tác dụng phụ như đánh trống ngực, nôn, chán ăn, tăng tiết nước bọt, lú lẫn, tâm trạng bối rối, lo âu, run và tăng tiết mồ hôi hơn ở người trẻ.

Hướng dẫn cách xử trí ADR

Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

Lưu ý

Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.

Chống chỉ định

Thuốc Phamzopic chống chỉ định trong các trường hợp sau:

Bệnh nhân mẫn cảm với thuốc hay các thành phần của thuốc.

Bệnh nhân bị suy hô hấp nặng (như trong hội chứng ngưng thở khi ngủ).

Bệnh nhân từng bị phản ứng bất thường với rượu và/hoặc thuốc an thần.

Thận trọng khi sử dụng

Thuốc nên được dùng thận trọng cho bệnh nhân từng bị phản ứng bất thường khi dùng rượu và/hoặc thuốc an thần.

Đối với người cao tuổi

Chỉ nên dùng thuốc cho người cao tuổi ở liều thấp nhất có tác dụng. Dùng thuốc an thần liều cao không thích đáng ở người già có thể gây ra hậu quả không lường trước được.

Nếu sử dụng thuốc an thần không có kết quả sau 7 - 10 ngày, có thể nghĩ tới một bệnh về tâm thần và/hoặc trạng thái bệnh lý tiên phát nào khác hoặc hiện tượng mất phản xạ về giấc ngủ.

Tình trạng mất ngủ tăng nặng hoặc sự xuất hiện những bất thường mới về suy nghĩ hoặc hành vi có thể là hậu quả của tình trạng rối loạn tâm/thể. Các trường hợp này cũng đã được báo cáo liên quan tới việc dùng các thuốc tác động lên thụ thể benzodiazepine.

Cần dùng Zopiclone thận trọng cho bệnh nhân bị nhược cơ nặng hoặc suy giảm chức năng gan nặng.

Bệnh nhân cần được cảnh báo không nên dùng Zopiclone trong các trường hợp khi họ không có được giấc ngủ trọn đêm để thuốc không được thải trừ hết ra khỏi cơ thể trước khi họ tiếp tục các hoạt động trong ngày hôm sau.

Sự lú lẫn

Benzodiazepine và các thuốc tương tự ảnh hưởng tới khả năng trí não như sự tập trung, chú ý và cảnh giác. Nguy cơ dẫn tới lú lẫn thường gặp ở người già hoặc bệnh nhân có các tổn thương não bộ.

Lo lắng, bất an

Trong quá trình điều trị bằng Zopiclone, người ta nhận thấy sự gia tăng tình trạng lo lắng vào ban ngày và/hoặc bất an. Điều này có thể do thời gian bán thải của thuốc ngắn nên giữa các liều dùng xuất hiện tình trang tương tự như ngưng thuốc.

Trầm cảm

Cần thận trọng khi dùng thuốc cho bệnh nhân có dấu hiệu và triệu chứng của bệnh trầm cảm, khi đó dùng thuốc ngủ có thể làm cho bệnh trầm trọng thêm. Nguy cơ tự dùng quá liều là rất lớn ở bệnh nhân bị trầm cảm; vì thế chỉ nên đưa cho bệnh nhân một lượng thuốc tối thiểu đủ dùng.

Lạm dụng, phụ thuộc và rút thuốc

Tránh ngưng thuốc đột ngột và cần phải giảm liều từ từ với bất kỳ bệnh nhân nào dùng thuốc kéo dài trong vài tuần. Việc giảm liều đặc biệt cần lưu ý khi dùng thuốc cho bệnh nhân có tiền sử bị co giật. Nguy cơ lệ thuộc thuốc tăng ở bệnh nhân đã từng nghiện rượu, dùng ma tuý, hoặc ở các bệnh nhân bị rối loạn nhân cách.

Tình trạng bệnh nhân bị lo lắng ban ngày trong khoảng thời gian uống thuốc và lo lắng tái phát có thể làm tăng nguy cơ lệ thuộc thuốc ở bệnh nhân điều trị bằng Zopiclone. Cũng như các thuốc an thần khác, cần hạn chế dùng thuốc lại cho bệnh nhân đang được theo dõi y tế.

Bệnh nhân với các điều kiện đặc biệt

Cần thận trọng khi dùng Zopiclone cho các bệnh nhân bị suy giảm chức năng gan hoặc thận hoặc bị suy hô hấp nặng. Ức chế hô hấp đã được ghi nhận khi dùng thuốc cho các bệnh nhân bị rối loạn chức năng hô hấp.

Bệnh nhân cần sự tỉnh táo

Do tác dụng ức chế thần kinh trung ương của Zopiclone, cần thận trọng khi dùng thuốc cho bệnh nhân có thực hiện các công việc cần sự tỉnh táo như vận hành máy móc hay lái xe. Cũng với lý do như vậy, cần cảnh báo bệnh nhân về việc dùng đồng thời Zopiclone và rượu hoặc các thuốc ức chế thần kinh trung ương khác.

Dùng thuốc cho trẻ em

Tính an toàn và hiệu quả khi dùng thuốc cho trẻ em dưới 18 tuổi vẫn chưa được xác lập.

Dùng thuốc cho người già

Dùng thuốc an thần liều cao không thích đáng ở người già có thể gây ra hậu quả không lường trước được. Do vậy, cần dùng liều thấp nhất có thể cho các bệnh lớn tuổi.

Khả năng lái xe và vận hành máy móc

Tác dụng an thần của thuốc kéo dài cho tới ngày hôm sau là ít và nhìn chung không đáng kể. Tuy vậy, bệnh nhân cũng không nên vận hành máy móc hay lái xe vào ngày hôm sau, sau khi dùng thuốc cho tới khi xác định chắc chắn rằng hoạt động của họ không bị ảnh hưởng. Nếu dùng cùng với rượu thì nguy cơ này tăng lên.

Thời kỳ mang thai

Trẻ em sinh ra bởi những bà mẹ dùng benzodiazepins và các thuốc tương tự có nguy cơ mắc triệu chứng rút thuốc.

Thời kỳ cho con bú

Thuốc bài tiết được qua sữa mẹ nên không dùng thuốc cho phụ nữ cho con bú.

Tương tác thuốc

Rượu có thể làm tăng tác dụng an thần của thuốc, đặc biệt làm ảnh hưởng tới khả năng lái xe hoặc vận hành máy móc của người bệnh khi dùng đồng thời, do vậy không nên phối hợp.

Dùng thuốc đồng thời với các thuốc ức chế thần kinh trung ương sẽ làm tăng tác dụng ức chế thần kinh trung ương. Do vậy, cần cân nhắc lợi ích điều trị khi dùng đồng thời với thuốc chống loạn thần (thuốc ngủ), thuốc an thần, thuốc chống lo âu/làm dịu, thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm đau gây ngủ, thuốc chống động kinh, thuốc mê và các thuốc kháng histamin có tác dụng an thần. Dùng kết hợp các thuốc dẫn chất benzodiazepin hoặc các thuốc tương tự với thuốc giảm đau gây ngủ có thể làm tăng tác dụng sảng khoái và dẫn tới lệ thuộc thuốc.

Việc dùng phối hợp với thuốc có tác dụng ức chế men gan (đặc biệt là Cyt P450) có thể làm tăng tác dụng của các benzodiazepin và các thuốc tương tự. Do Zopiclone được chuyển hoá bởi CYP 3A4 nên nồng độ trong máu của Zopiclone tăng lên khi dùng đồng thời với các thuốc ức chế CYP 3A4 như erythromycin, clarithromycin, ketoconazole, itraconazole và ritonavir. Cần phải giảm liều Zopiclone khi dùng đồng thời với các thuốc này.

Ngược lại, nồng độ trong máu của Zopiclone giảm khi dùng đồng thời với thuốc kích thích CYP 3A4 như rifampicin, carmabazepin, phenobarbital, phenytoin. Khi đó cần phải tăng liều dùng của Zopiclone.

Bảo quản

Bảo quản ở nhiệt độ dưới 30oC.

Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Sản phẩm liên quan

Câu hỏi thường gặp

  • Dược lực học là gì?

  • Dược động học là gì?

  • Tác dụng phụ của thuốc là gì? Cách phòng tránh tác dụng phụ của thuốc

  • Sử dụng thuốc đúng cách như thế nào?

  • Các dạng bào chế của thuốc?

Đánh giá sản phẩm (0 đánh giá)

Trung bình

5

2
0
0
0
0

Lọc theo:

5 sao
4 sao
3 sao
2 sao
1 sao
  • TH

    NGUYỄN THỊ THANH HÀ

    5
    14 ngày trước
    Trả lời
    • Nguyễn Tuấn ĐạiDược sĩ

      Chào bạn Nguyễn Thị Thanh Hà,

      Dạ rất cảm ơn tình cảm của bạn dành cho nhà thuốc FPT Long châu. Bất cứ khi nào bạn cần hỗ trợ, vui lòng liên hệ tổng đài miễn phí 18006928 để được tư vấn và đặt hàng.

      Thân mến!

      14 ngày trước
      Trả lời
  • CA

    CHÚ AN

    5
    12/10/2023
    Trả lời
    • Tô Thị Hồng AnhDược sĩ

      Chào Bạn AN,
      Dạ rất cảm ơn tình cảm của bạn dành cho nhà thuốc FPT Long châu. Chúc bạn nhiều sức khỏe.
      Bất cứ khi nào bạn cần hỗ trợ, vui lòng liên hệ tổng đài miễn phí 18006928 để được tư vấn và đặt hàng.
      Thân mến!

      12/10/2023
      Trả lời

Hỏi đáp (0 bình luận)

Lọc theo:

Mới nhất
Cũ nhất
Hữu ích nhất
  • H

    Mình xin giá nha dược sĩ
    1 tháng trước

    Hữu ích

    Trả lời
    • Nguyễn Khánh LinhDược sĩ

      Chào bạn Hà,

      Dạ sản phẩm có giá 220,000 ₫/Hộp.

      Dạ sẽ có tư vấn viên của Nhà thuốc Long Châu liên hệ theo SĐT bạn để lại ạ.

      Thân mến!

      1 tháng trước

      Hữu ích

      Trả lời
  • CH

    chị hạnh

    không cho vào giỏ hàng được. định mua 1 số thứ nữa
    1 tháng trước

    Hữu ích

    Trả lời
    • Mai Huỳnh Khánh UyênDược sĩ

      Chào chị Hạnh,

      Dạ sẽ có tư vấn viên nhà thuốc Long Châu liên hệ theo SĐT chị đã để lại ạ. Thân mến!

      1 tháng trước

      Hữu ích

      Trả lời
  • HB

    Luong huy ban

    Có bán lẻ theo viên ko vậy
    2 tháng trước

    Hữu ích

    Trả lời
    • Nguyễn Tuấn ĐạiDược sĩ

      Chào bạn Luong Huy Ban,

      Dạ sản phẩm có bán lẻ theo viên ạ.

      Dạ sẽ có tư vấn viên của Nhà thuốc Long Châu liên hệ theo SĐT bạn để lại ạ.

      Thân mến!

      2 tháng trước

      Hữu ích

      Trả lời
  • 0

    0939xxxxxx

    giá 1 hộp bao tiền ạ
    2 tháng trước

    Hữu ích

    Trả lời
    • Lê Quang ĐạoDược sĩ

      Chào bạn,

      Dạ sản phẩm có giá 220,000 ₫/hộp.

      Dạ sẽ có tư vấn viên nhà thuốc Long Châu liên hệ theo SĐT bạn đã để lại ạ.

      Thân mến!

      2 tháng trước

      Hữu ích

      Trả lời
  • DT

    Đỗ Trinh

    Mua 1 lọ
    2 tháng trước

    Hữu ích

    Trả lời
    • Nguyễn Thanh ThảoDược sĩ

      Chào bạn Đỗ Trinh,

      Dạ sẽ có tư vấn viên nhà thuốc Long Châu liên hệ theo SĐT bạn đã để lại ạ.

      Thân mến!

      2 tháng trước

      Hữu ích

      Trả lời
Xem thêm 5 bình luận