Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Thuốc/
  3. Thuốc kháng sinh, kháng nấm/
  4. Thuốc kháng lao
Thuốc Rifampicin 300mg Mekophar điều trị lao, phong (10 vỉ x 10 viên)
Thuốc Rifampicin 300mg Mekophar điều trị lao, phong (10 vỉ x 10 viên)
Thuốc Rifampicin 300mg Mekophar điều trị lao, phong (10 vỉ x 10 viên)
Thuốc Rifampicin 300mg Mekophar điều trị lao, phong (10 vỉ x 10 viên)
Thương hiệu: Mekophar

Thuốc Rifampicin 300mg Mekophar điều trị lao, phong (10 vỉ x 10 viên)

000063720 đánh giá0 bình luận

Danh mục

Thuốc kháng lao

Dạng bào chế

Viên nang

Quy cách

Hộp 10 Vỉ x 10 Viên

Thành phần

Nhà sản xuất

MEKOPHAR

Nước sản xuất

Việt Nam

Xuất xứ thương hiệu

Việt Nam

Số đăng ký

VD-1043-06

Thuốc cần kê toa

Mô tả ngắn

Thuốc Rifampicin 300 mg được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Hóa – Dược phẩm Mekophar, với thành phần chính Rifampicin, được dùng để điều trị lao, phong, dự phòng viêm não do Heamophilus influenzae, Neisseria meningitidis và điều trị bệnh do Brucella.

Lưu ý

Sản phẩm này chỉ bán khi có chỉ định của bác sĩ, mọi thông tin trên Website chỉ mang tính chất tham khảo.
Sản phẩm cần tư vấn từ dược sỹ.
Sản phẩm cần tư vấn từ dược sỹ.

Thuốc Rifampicin 300mg là gì?

Kích thước chữ

  • Mặc định

  • Lớn hơn

Thành phần của Thuốc Rifampicin 300mg

Thông tin thành phần

Hàm lượng

Rifampicin

Công dụng của Thuốc Rifampicin 300mg

Chỉ định

Thuốc Rifampicin 300 mg được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:

  • Ðiều trị các thể lao, phong và các nhiễm khuẩn nặng do vi khuẩn gram (+) và (-) nhạy cảm.
  • Dự phòng viêm màng não do Heamophilus influenzae, Neisseria meningitidis.
  • Điều trị bệnh do Brucella.

Dược lực học

Rifampicin là kháng sinh bán tổng hợp thuộc họ rifamycin, có hoạt tính diệt khuẩn chống lại các chủng Mycobacterium và vi khuẩn gram dương.

Rifampicin cũng chống lại vi khuẩn gram âm ở nồng độ cao hơn.

Cơ chế tác động của rifampicin là ngăn cản sinh tổng hợp acid nucleic vi khuẩn bằng cách ức chế RNA polymerase thông qua tạo phức bền vững thuốc–enzyme.

Dược động học

Rifampicin được hấp thu nhanh qua đường tiêu hoá, thức ăn làm chậm và giảm hấp thu thuốc.

Rifampicin được phân bố rộng rãi vào các mô và dịch cơ thể, chuyển hoá ở gan và thải trừ qua mật, phân và nước tiểu.

Cách dùng Thuốc Rifampicin 300mg

Cách dùng

Thuốc Rifampicin 300 mg được dùng đường uống. Nên uống lúc đói với 1 cốc nước đầy (1 giờ trước khi ăn hoặc 2 giờ sau khi ăn).

Liều dùng

Bệnh lao

Ngày 1 lần, người lớn và trẻ em: 10 mg/kg thể trọng, tối đa 600 mg, dùng phối hợp với các thuốc kháng lao khác (INH, streptomycin, ethambutol…).

Bệnh phong

Tháng dùng 1 lần.

  • Trẻ em 0 – 5 tuổi: 150 – 300 mg.
  • Trẻ em 6 – 14 tuổi: 300 – 450 mg.
  • Người lớn: 600 mg dùng phối hợp với các thuốc chống phong khác (dapsone, clofazimine).

Dự phòng viêm màng não

Do Heamophilus influenzae

Ngày 1 lần, dùng 4 ngày liên tiếp.

  • Trẻ em < 1 tháng tuổi: 10 mg/kg.
  • Trẻ em ≥ 1 tháng tuổi: 20 mg/kg.
  • Người lớn: 600 mg.

Do Neisseria meningitidis

Ngày 2 lần, dùng 2 ngày liên tiếp.

  • Trẻ em < 1 tháng tuổi: 5 mg/kg.
  • Trẻ em ≥ 1 tháng tuổi: 10 mg/kg.
  • Người lớn: 600 mg.

Bệnh nặng do vi khuẩn gram (+) và (-)

  • Trẻ em < 1 tháng tuổi: 15 – 20 mg/kg/ngày.
  • Trẻ em ≥ 1 tháng tuổi và người lớn: 20 – 30 mg/kg/ngày, chia làm 2 lần.

Bệnh Brucella

  • 900 mg/ngày/1 lần kết hợp với doxycycline.

Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tuỳ thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

Làm gì khi dùng quá liều?

Nếu trường hợp quá liều xảy ra, đề nghị đến ngay cơ sở y tế gần nhất để nhân viên y tế có phương pháp xử lý.

Làm gì khi quên 1 liều?

Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.

Tác dụng phụ

Khi sử dụng thuốc Rifampicin 300 mg, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).

Thường gặp, ADR > 1/100

  • Nước tiểu, phân và nước mắt có màu đỏ cam.
  • Rối loạn tiêu hoá nhẹ.
  • Quá mẫn: Ngứa, phát ban.

Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100

  • Toàn thân: Mệt mỏi.
  • Thần kinh trung ương: Đau đầu.
  • Gan mật: Tăng transaminase, vàng da.

Hiếm gặp, 1/10000 < ADR < 1/1000

  • Huyết học: Giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu, thiếu máu tán huyết.

Hướng dẫn cách xử trí ADR

Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

Phản ứng miễn dịch toàn thân, như rét run, sốt, hiếm gặp trong thời gian điều trị liên tục.

Trong trường hợp có ban hoặc xuất huyết hoặc đột ngột giảm chức năng thận thì phải ngừng rifampicin ngay (hay gặp trong điều trị gián đoạn).

Giảm chức năng thận trước khi dùng rifampicin không cản trở việc điều trị, tuy nhiên cần phải giảm liều (các lần uống cách xa nhau).

Với người bệnh cao tuổi, người nghiện rượu hoặc bị các bệnh về gan sẽ tăng nguy cơ độc với gan, nhất là khi rifampicin kết hợp với isoniazid.

Lưu ý

Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.

Chống chỉ định

Thuốc Rifampicin 300 mg chống chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Mẫn cảm với kháng sinh nhóm rifamycin.
  • Rối loạn chuyển hoá porphyrin.
  • Suy gan nặng (nếu phối hợp với INH).

Thận trọng khi sử dụng

Trong thời gian điều trị phải tiến hành xét nghiệm về công thức máu và chức năng gan định kỳ.

Khả năng lái xe và vận hành máy móc

Cần thận trọng khi sử dụng cho các đối tượng lái xe và vận hành máy móc.

Thời kỳ mang thai

Dùng rifampicin cho phụ nữ mang thai ở 3 tháng cuối có thể xuất huyết do giảm prothrombin. Vì vậy, rifampicin chỉ nên được dùng khi cân nhắc lợi ích với các nguy cơ có thể có đối với thai nhi.

Thời kỳ cho con bú

Rifampicin đào thải qua sữa mẹ, nhưng hầu như không xảy ra nguy cơ với trẻ.

Tương tác thuốc

Rifampicin phối hợp với isoniazid (INH) và pyrazinamid sẽ làm tăng độc tính với gan.

Rifampicin gây cảm ứng enzyme cytochrome P450, làm tăng chuyển hoá các thuốc: Thuốc uống ngừa thai, thuốc chống đông máu, digitoxin, ketoconazole, erythromycin, clarithromycin, diazepam, chẹn beta, chẹn calci... Các thuốc trên khi phối hợp với rifampicin cần điều chỉnh liều.

Một số thuốc khi dùng chung với rifampicin sẽ làm giảm hấp thu rifampicin: Các kháng acid, bentonite, clofazimine,... khắc phục bằng các uống riêng cách nhau 8 – 12 giờ.

Để tránh tương tác giữa các thuốc, thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ về những thuốc đang sử dụng.

Bảo quản

Bảo quản nơi khô, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30°C.

Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Dược sĩ Đại học Nguyễn Thị Thảo NguyênĐã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin

Câu hỏi thường gặp

  • Thuốc Rifampicin 300mg có tác dụng gì?

  • Cách sử dụng hiệu quả thuốc Rifampicin 300mg?

  • Người bệnh khi sử dụng thuốc Rifampicin 300mg có thể gặp tác dụng không mong muốn gì?

  • Sau khi sử dụng thuốc Rifampicin có nên lái xe không?

  • Phụ nữ mang thai có thể sử dụng thuốc Rifampicin 300mg không?

Đánh giá sản phẩm

Hãy sử dụng sản phẩm và trở thành người đầu tiên đánh giá trải nghiệm nha.

Hỏi đáp (0 bình luận)

Lọc theo:

Mới nhất
Cũ nhất
Hữu ích nhất
  • PH

    Huỳnh Van Pham Hiến

    sao ko cho vào giỏ hàng dc vậy
    3 tháng trước

    Hữu ích

    Trả lời
    • Lê Quang ĐạoDược sĩ

      Chào bạn Huỳnh Van Pham Hiến,

      Dạ bạn có thể tham khảo sản phẩm tương tự là Thuốc Agifamcin 300mg Agimexpharm hỗ trợ điều trị vi khuẩn lao, phong (10 vỉ x 10 viên), tham khảo thêm thông tin sản phẩm tại link.

      Dạ sẽ có tư vấn viên nhà thuốc Long Châu liên hệ theo SĐT bạn đã để lại ạ.

      Thân mến!

      3 tháng trước

      Hữu ích

      Trả lời
  • CH

    Chị Hồng

    giá bnhiu 1h ạ
    8 tháng trước

    Hữu ích

    Trả lời
    • Nguyễn Khánh LinhDược sĩ

      Chào chị Hồng,

      Dạ chị có thể tham khảo sản phẩm tương tự là Thuốc Agifamcin 300mg Agimexpharm hỗ trợ điều trị vi khuẩn lao, phong (10 vỉ x 10 viên), có giá 300,000 đồng/hộp, tham khảo thêm thông tin sản phẩm tại link.

      Dạ sẽ có tư vấn viên nhà thuốc Long Châu liên hệ theo SĐT chị đã để lại ạ.

      Thân mến!

      8 tháng trước

      Hữu ích

      Trả lời
  • HC

    Hà Huy Cường

    giá bao nhiêu
    09/11/2023

    Hữu ích

    Trả lời
    • Hoàng Thanh TânDược sĩ

      Chào Bạn Cường,

      Dạ bạn có thể tham khảo sản phẩm tương tự là Thuốc Agifamcin 300mg Agimexpharm hỗ trợ điều trị vi khuẩn lao, phong (10 vỉ x 10 viên), có giá 300.000 đồng/hộp, tham khảo thêm thông tin sản phẩm tại link. Dạ sẽ có tư vấn viên nhà thuốc Long Châu liên hệ theo SĐT bạn đã để lại ạ. Thân mến!

      09/11/2023

      Hữu ích

      Trả lời
    • Nguyễn Hồng Thuỷ TiênDược sĩ

      Chào bạn Hà Huy Cường,

      Dạ bạn có thể tham khảo sản phẩm tương tự là Thuốc Agifamcin 300mg Agimexpharm hỗ trợ điều trị vi khuẩn lao, phong (10 vỉ x 10 viên), có giá 300,000 đồng/hộp, tham khảo thêm thông tin sản phẩm tại link.

      Dạ sẽ có tư vấn viên nhà thuốc Long Châu liên hệ theo SĐT bạn đã để lại ạ.

      Thân mến!

      09/11/2023

      Hữu ích

      Trả lời
  • CB

    chị Bình

    có sẵn ko ạ
    08/11/2023

    Hữu ích

    Trả lời
    • Mai Thị GiangDược sĩ

      Chào chị Bình,
      Dạ chị có thể tham khảo sản phẩm tương tự là Thuốc Agifamcin 300mg Agimexpharm hỗ trợ điều trị vi khuẩn lao, phong (10 vỉ x 10 viên), tham khảo thêm thông tin sản phẩm tại link. Dạ sẽ có tư vấn viên nhà thuốc Long Châu liên hệ theo SĐT chị đã để lại ạ.
      Thân mến!

      08/11/2023

      Hữu ích

      Trả lời
  • T

    Trinh

    giá bao nhiêu vậy ạ
    25/10/2023

    Hữu ích

    Trả lời
    • Nguyễn Thị Ngọc HânDược sĩ

      Chào Bạn Trinh,

      Dạ bạn có thể tham khảo sản phẩm tương tự là Thuốc Agifamcin 300mg Agimexpharm hỗ trợ điều trị vi khuẩn lao, phong (10 vỉ x 10 viên) tham khảo thêm thông tin sản phẩm tại link.

      Dạ sẽ có tư vấn viên nhà thuốc Long Châu liên hệ theo SĐT bạn đã để lại ạ.

      Thân mến!


      25/10/2023

      Hữu ích

      Trả lời
Xem thêm 5 bình luận