Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Thuốc/
  3. Thuốc giảm đau, hạ sốt, kháng viêm/
  4. Thuốc giảm đau hạ sốt
Thuốc Sara 500mg Nakorn giúp giảm đau hạ sốt (25 vỉ x 4 viên)
Thuốc Sara 500mg Nakorn giúp giảm đau hạ sốt (25 vỉ x 4 viên)
Thuốc Sara 500mg Nakorn giúp giảm đau hạ sốt (25 vỉ x 4 viên)
Thuốc Sara 500mg Nakorn giúp giảm đau hạ sốt (25 vỉ x 4 viên)
Thuốc Sara 500mg Nakorn giúp giảm đau hạ sốt (25 vỉ x 4 viên)
Thuốc Sara 500mg Nakorn giúp giảm đau hạ sốt (25 vỉ x 4 viên)
Thương hiệu: Thai Nakorn Patana

Thuốc Sara 500mg Nakorn giúp giảm đau hạ sốt (25 vỉ x 4 viên)

000160510 đánh giá0 bình luận

Danh mục

Thuốc giảm đau hạ sốt

Dạng bào chế

Viên nén

Quy cách

Hộp 25 Vỉ x 4 Viên

Thành phần

Paracetamol

Nhà sản xuất

Nakorn

Nước sản xuất

Việt Nam

Xuất xứ thương hiệu

Việt Nam

Số đăng ký

VD-26028-16

Thuốc cần kê toa

Không

Mô tả ngắn

Thuốc Sara 500 mg được sản xuất bởi công ty Công ty TNHH Thai Nakorn Patana Việt Nam, thành phần chính là paracetamol, được chỉ định để điều trị các chứng đau và sốt từ nhẹ đến vừa.

Sản phẩm cần tư vấn từ dược sỹ.
Sản phẩm cần tư vấn từ dược sỹ.

Sản phẩm liên quan

Thuốc Sara 500mg là gì?

Kích thước chữ

  • Mặc định

  • Lớn hơn

Thành phần của Thuốc Sara 500mg

Thông tin thành phần

Hàm lượng

Paracetamol

500mg

Công dụng của Thuốc Sara 500mg

Chỉ định

Thuốc Sara 500 mg được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:

Điều trị các chứng đau và sốt từ nhẹ đến vừa.

  • Giảm đau trong các trường hợp: Đau đầu, đau nửa đầu, đau bụng kinh, đau cơ bắp, đau họng, đau răng, đau nhức do cảm lạnh hay cảm cúm, sốt hoặc đau sau khi tiêm vắc xin, đau sau khi nhổ răng hoặc sau các thủ thuật nha khoa.
  • Hạ sốt.

Dược lực học

Paracetamol là chất chuyển hóa có hoạt tính của phenacetin, là thuốc giảm đau - hạ sốt hữu hiệu có thể thay thế aspirin; tuy vậy, khác với aspirin, paracetamol không có hiệu quả trong điều trị viêm. Với liều ngang nhau tính theo gam, paracetamol có tác dụng giảm đau và hạ sốt tương tự như aspirin.

Paracetamol làm giảm thân nhiệt ở người bệnh sốt nhưng hiếm khi giảm thân nhiệt ở người bình thường. Thuốc tác động lên vùng dưới đồi gây hạ nhiệt, tỏa nhiệt tăng do giãn mạch và tăng lưu lượng máu ngoại biên.

Paracetamol, với liều điều trị, ít tác động đến hệ tim mạch và hô hấp, không làm thay đổi cân bằng acid-base, không gây kích ứng, xước hoặc chảy máu dạ dày như khi dùng salicylat, vì paracetamol không tác dụng trên cyclooxygenase toàn thân, chỉ tác động đến cyclooxygenase/prostaglandin của hệ thần kinh trung ương. Paracetamol không có tác dụng trên tiểu cầu hoặc thời gian chảy máu.

Dược động học

Hấp thu:

Paracetamol được hấp thu nhanh chóng và hầu như hoàn toàn qua đường tiêu hóa. Nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt trong vòng 30 - 60 phút sau khi uống với liều điều trị.

Phân bố:

Paracetamol phân bố nhanh và đồng đều trong phần lớn các mô của cơ thể. Khoảng 25% paracetamol trong máu kết hợp với protein huyết tương.

Chuyển hóa:

Paracetamol bị N-hydroxyl hóa bởi cytochrom P 450 để tạo nên N-acetyl benzoquinonimin, một chất trung gian có tính phản ứng cao. Chất chuyển hóa này bình thường phản ứng với các nhóm sulfhydryl trong glutathion và bị khử hoạt tính.

Thải trừ:

Nửa đời huyết tương của paracetamol là 1,25 - 3 giờ, có thể kéo dài với liều gây độc hoặc ở người bệnh có thương tổn gan.

Cách dùng Thuốc Sara 500mg

Cách dùng

Thuốc dùng đường uống.

Liều dùng

Người lớn: Uống mỗi lần từ 1 - 2 viên, 4 - 6 giờ mỗi lần, không quá 4 g/ngày.

Trẻ em từ 6 -12 tuổi: Uống mỗi lần từ 1/2 -1 viên, 4 - 6 giờ mỗi lần, không quá 4 lần/ngày.

Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

Làm gì khi dùng quá liều?

Chẩn đoán sớm rất quan trọng trong điều trị quá liều paracetamol. Có những phương pháp xác định nhanh nồng độ thuốc trong huyết tương. Tuy vậy, không được trì hoãn điều trị trong khi chờ kết quả xét nghiệm nếu bệnh sử gợi ý là quá liều nặng. Khi nhiễm độc nặng, điều quan trọng là phải điều trị hỗ trợ tích cực. Cần rửa dạ dày trong mọi trường hợp, tốt nhất trong vòng 4 giờ sau khi uống.

Liệu pháp giải độc chính là dùng những hợp chất sulfhydryl, có lẽ tác động một phần do bổ sung dự trữ glutathion ở gan. N-acetylcystein có tác dụng khi uống hoặc tiêm tĩnh mạch. Phải cho thuốc ngay lập tức nếu chưa đến 36 giờ kể từ khi uống paracetamol. Điều trị với N-acetylcystein có hiệu quả hơn khi cho thuốc trong thời gian dưới 10 giờ sau khi uống paracetamol.

Nếu không có N- acetylcystein, có thể dùng methionin. Ngoài ra có thể dùng than hoạt và/hoặc thuốc tẩy muối, chúng có khả năng làm giảm hấp thụ paracetamol.

Làm gì khi quên 1 liều?

Bổ sung liều ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian giãn cách với liều tiếp theo quá ngắn thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã bị bỏ lỡ.

Tác dụng phụ

Khi sử dụng thuốc Sara 500 mg, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).

Ít gặp, 1/1000< ADR < 1/100

  • Da: Ban.

  • Dạ dày - ruột: Buồn nôn, nôn.

  • Huyết học: Loạn tạo máu (giảm bạch cầu trung tính, giảm toàn thể huyết cầu, giảm bạch cầu), thiếu máu.

  • Thận: Bệnh thận, độc tính thận khi lạm dụng dài ngày.

Hiếm gặp, 1/10000< ADR < 1/1000

  • Khác: Phản ứng quá mẫn.

Hướng dẫn cách xử trí ADR

Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

Lưu ý

Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.

Chống chỉ định

Thuốc Sara 500 mg chống chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Mẫn cảm với Paracetamol hay bất cứ thành phần nào của thuốc.

  • Bệnh nhân nhiều lần thiếu máu hoặc có bệnh tim.

  • Bệnh nhân thiếu hụt glucose-6-phosphat dehydrogenase.

Thận trọng khi sử dụng

Nếu có phản ứng mẫn cảm xảy ra thì phải ngừng dùng thuốc.

Nếu đau nặng hay tái diễn, sốt cao hay sốt liên tục thì bệnh đã trầm trọng. Nếu đau dai dẳng quá 5 ngày, xuất hiện sưng đỏ khớp hay bị thấp khớp ở trẻ nhỏ hơn 12 tuổi thì phải hỏi ý kiến thầy thuốc ngay lập tức.

Dùng thận trọng với người suy gan.

Phản ứng phụ nghiêm trọng trên da mặc dù tỉ lệ mắc phải là không cao nhưng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng bao gồm hội chứng Steven-Johnson (SJS), hội chứng hoại tử da nhiễm độc: Toxic epidermal necrolysis (TEN) hay hội chứng Lyell, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính: Acute generalized exanthematous pustulosis (AGEP).

Khi phát hiện những dấu hiệu phát ban trên da đầu tiên hoặc bất kỳ dấu hiệu phản ứng quá mẫn nào khác, bệnh nhân cần phải ngừng sử dụng thuốc. Người đã từng bị các phản ứng trên da nghiêm trọng do paracetamol gây ra thì không được dùng thuốc trở lại và khi đến khám chữa bệnh cần phải thông báo cho nhân viên y tế biết về vấn đề này.

Khả năng lái xe và vận hành máy móc

Sara không ảnh hưởng lên khả năng lái xe, vận hành máy móc.

Thời kỳ mang thai

Chưa xác định được tính an toàn của paracetamol dùng khi thai nghén liên quan đến tác dụng không mong muốn có thể có đối với phát triển thai. Do đó, chỉ nên dùng paracetamol ở người mang thai khi thật cần thiết.

Thời kỳ cho con bú

Nghiên cứu ở người mẹ dùng paracetamol cho con bú, không thấy có tác dụng không mong muốn ở trẻ nhỏ bú mẹ.

Tương tác thuốc

Uống dài ngày liều cao Paracetamol làm tăng nhẹ tác dụng chống đông của coumarin và dẫn chất indandion.

Cần phải chú ý đến khả năng gây hạ sốt nghiêm trọng ở người bệnh dùng đồng thời phenothiazin và liệu pháp hạ nhiệt.

Thuốc chống co giật (gồm phenytoin, barbiturat, carbamazepin) gây cảm ứng enzym ở microsom thể gan, có thể làm tăng tính độc hại gan của paracetamol do tăng chuyển hóa thuốc thành những chất độc hại với gan. Ngoài ra, dùng đồng thời isoniazid với paracetamol cũng có thể dẫn đến tăng nguy cơ độc tính với gan. Nguy cơ paracetamol gây độc tính gan gia tăng đáng kể ở người bệnh uống liều paracetamol lớn hơn liều khuyên dùng trong khi đang dùng thuốc chống co giật hoặc isoniazid. Thường không cần giảm liều ở người bệnh dùng đồng thời liều điều trị paracetamol và thuốc chống co giật, tuy vậy, người bệnh phải hạn chế tự dùng paracetamol khi đang dùng thuốc chống co giật hoặc isoniazid.

Rượu: Uống rượu quá nhiều và dài ngày có thể làm tăng nguy cơ paracetamol gây độc cho gan.

Than hoạt làm giảm hấp thu paracetamol.

Bảo quản

Bảo quản nơi khô, không quá 30 °C.

Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Câu hỏi thường gặp

  • Dược lực học là gì?

  • Dược động học là gì?

  • Tác dụng phụ của thuốc là gì? Cách phòng tránh tác dụng phụ của thuốc

  • Sử dụng thuốc đúng cách như thế nào?

  • Các dạng bào chế của thuốc?

Đánh giá sản phẩm

Hãy sử dụng sản phẩm và trở thành người đầu tiên đánh giá trải nghiệm nha.

Hỏi đáp (0 bình luận)

Lọc theo:

Mới nhất
Cũ nhất
Hữu ích nhất
  • AN

    ANH NGÂN

    Giá bao nhiêu 1 hộp vậy ạ
    4 tháng trước

    Hữu ích

    Trả lời
    • Nguyễn Tuấn ĐạiDược sĩ

      Chào anh Ngân,

      Dạ anh có thể tham khảo sản phẩm tương tự là Viên nén Panadol 500mg GSK giảm đau, hạ sốt, điều trị đau đầu, đau cơ (10 vỉ x 12 viên) có giá 120.000đ/hộp, tham khảo thêm thông tin sản phẩm tại link.

      Dạ sẽ có tư vấn viên nhà thuốc Long Châu liên hệ theo SĐT anh đã để lại ạ.

      Thân mến!

      4 tháng trước

      Hữu ích

      Trả lời