50 Tuổi có nên chạy bộ hay không? Những lưu ý khi tập thể dục ở tuổi già
Ngày 28/08/2024
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
50 tuổi có nên chạy bộ là thắc mắc nhiều người đặt ra. Thực tế chạy bộ là bộ môn rèn luyện sức bền rất tốt tuy nhiên nó được biết đến là bộ môn của người trẻ hơn. Bài viết này giải đáp cụ thể đến bạn về ảnh hưởng của chạy bộ và thể lực người cao tuổi.
Chạy bộ từ lâu đã trở thành một hình thức vận động quen thuộc, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và tinh thần. Nhưng khi bước qua tuổi 50, liệu việc duy trì thói quen chạy bộ có còn phù hợp? Trong bài viết này, chúng ta cùng khám phá những lợi ích mà chạy bộ mang lại, đồng thời giải đáp thắc mắc liệu 50 tuổi có nên chạy bộ hay không.
Chạy bộ mang lại lợi ích gì cho sức khỏe?
Chạy bộ không chỉ là một hình thức vận động đơn giản mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe to lớn. Đầu tiên, chạy bộ tốt cho xương khớp. Việc duy trì thói quen chạy bộ thường xuyên sẽ giúp hệ xương khớp chắc khỏe hơn, linh hoạt hơn và giảm nguy cơ mắc các bệnh về viêm khớp. Không những thế, chạy bộ còn giúp phát triển cơ bắp, đặc biệt là các cơ bắp ở vai, lưng, hông, bụng và chân. Khi các cơ bắp này hoạt động liên tục, chúng sẽ trở nên săn chắc, giúp loại bỏ mỡ thừa một cách hiệu quả.
Chạy bộ cũng là một phương pháp giúp kéo dài tuổi thọ vậy nên nhiều người thắc mắc rằng 50 tuổi có nên chạy bộ không để rèn luyện cho phù hợp. Việc duy trì hoạt động này giúp điều hòa huyết áp, tăng cường sức khỏe tim mạch, kiểm soát đường huyết và cân bằng nội tiết tố. Từ đó, cơ thể trở nên khỏe mạnh hơn, giảm nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm và kéo dài tuổi thọ.
Đối với những người muốn giữ dáng và giảm cân, chạy bộ, cụ thể hơn là chạy gót chạm mông là một lựa chọn hoàn hảo. Chạy gót chạm mông có tác dụng gì? Đốt cháy calo rất tốt. Trong một giờ chạy bộ kiểu này, lượng calo tiêu thụ có thể cao gấp ba lần so với đi bộ. Không chỉ giúp đốt cháy calo, chạy bộ còn tăng cường quá trình trao đổi chất, giúp việc giảm cân trở nên hiệu quả và bền vững hơn.
Bên cạnh đó, bộ môn này còn giúp tăng cường hệ miễn dịch. Khi chạy bộ thường xuyên, cơ thể quen với các hoạt động thể lực và cường độ tăng dần, từ đó khả năng chịu đựng và độ dẻo dai của cơ thể cũng được nâng cao. Nhờ vậy, sức đề kháng của cơ thể được cải thiện, cơ thể chống chọi tốt hơn với các yếu tố gây bệnh từ môi trường bên ngoài.
50 tuổi có nên chạy bộ?
Bước qua tuổi 50, cơ thể bắt đầu trải qua nhiều thay đổi, từ hệ xương khớp cho đến tim mạch và hệ thần kinh. Nhiều người có thể thắc mắc rằng liệu ở độ tuổi này thì duy trì thói quen chạy bộ có còn an toàn hay không?
Theo nhiều nghiên cứu, chạy bộ ở mức độ vừa phải vẫn mang lại nhiều lợi ích cho người lớn tuổi. Một nghiên cứu từ Bệnh viện Tâm thần thuộc Đại học Basel (Thụy Sĩ) cho thấy, những người duy trì thói quen chạy bộ 30 phút mỗi ngày, 5 ngày một tuần, có giấc ngủ ngon hơn, chức năng tâm lý cải thiện và khả năng tập trung tốt hơn. Những lợi ích này không chỉ áp dụng cho người trẻ mà còn cho mọi lứa tuổi, bao gồm cả những người trên 50.
Tuy nhiên, việc chạy bộ hàng ngày với cường độ cao có thể không phù hợp với những người từ 50 tuổi trở lên. Cơ thể ở độ tuổi này có nguy cơ mắc các bệnh như loãng xương, viêm khớp và các vấn đề về tim mạch. Chạy bộ với cường độ cao có thể làm tăng độ mòn của khớp và dẫn đến viêm khớp. Vì vậy, nếu bạn đang ở độ tuổi này, việc điều chỉnh cường độ và lượng vận động là cần thiết để bảo vệ sức khỏe.
Những lưu ý khi tập thể dục ở tuổi già
Sau khi giải đáp thắc mắc 50 tuổi có nên chạy bộ không, ta cùng hiểu về vấn đề lớn hơn rằng có lưu ý gì khi tập luyện ở tuổi này. Khi đã bước qua tuổi 50, việc tập luyện thể dục vẫn rất cần thiết, nhưng cần phải cẩn trọng hơn trong cách thực hiện. Để đảm bảo sức khỏe, bạn nên chọn những môn thể thao phù hợp với bản thân. Các hoạt động thể dục có thể chia thành ba nhóm:
Cường độ vừa phải như nâng tạ, chống đẩy, đạp xe, chạy bộ.
Cường độ cao như bơi, nhảy, khiêu vũ.
Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và thể lực của bản thân, bạn có thể lựa chọn một hình thức tập luyện phù hợp. Nhưng nhìn chung nên bạn không có nền tảng thể lực tốt từ thời 20 - 30 tuổi mà chỉ mới tập luyện khi bước qua tuổi trung niên thì nên chọn bộ môn cường độ thấp để an toàn cho bản thân.
Nếu bạn mắc các bệnh về xương khớp như thoái hóa khớp, nên bắt đầu bằng các bài tập cường độ thấp để tránh làm nặng thêm tình trạng bệnh. Điều quan trọng là phải duy trì thói quen tập luyện đều đặn, nhưng không nên ép buộc cơ thể vượt quá giới hạn.
Sắp xếp thời gian tập luyện một cách khoa học cũng là một yếu tố quan trọng. Nếu bạn không thể dành ra 30 phút mỗi ngày để tập luyện, hãy chia nhỏ thời gian tập luyện thành các phiên ngắn, chẳng hạn như 10 phút mỗi phiên. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng duy trì thói quen tập thể dục mà không cảm thấy quá áp lực.
Cuối cùng, hãy xây dựng phần thưởng cho bản thân khi đạt được mục tiêu tập luyện. Điều này không chỉ giúp bạn có động lực hơn mà còn làm cho quá trình tập luyện trở nên thú vị và bền vững.
Trên đây là những chia sẻ về thắc mắc 50 tuổi có nên chạy bộ không. Việc duy trì thói quen chạy bộ ở độ tuổi này cần phải được thực hiện một cách khoa học, cẩn trọng để bảo vệ sức khỏe xương khớp và tim mạch. Hãy lắng nghe cơ thể và điều chỉnh cường độ tập luyện sao cho phù hợp, đồng thời kết hợp với các môn thể thao khác để duy trì sự linh hoạt và dẻo dai cho cơ thể.
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.