Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bệnh nhân liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên cần kiêng gì – bạn đã biết chưa?

Ngày 15/08/2022
Kích thước chữ

Liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên đem lại sự phiền toái nhất định cho người mắc phải. Vậy bệnh lý này cần kiêng gì – bạn đã biết chưa?

Liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên là tình trạng mất hoàn toàn hoặc mất một nửa khả năng vận động của cơ mặt. Bệnh do rất nhiều nguyên nhân gây ra và có thể xảy ra bất kỳ đối tượng nào từ người trưởng thành đến người lớn tuổi và ngay cả phụ nữ đang mang thai. Bệnh gây ra sự mệt mỏi, mất tự tin khi giao tiếp và thậm chí ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người mắc phải.

Đa số, bệnh lý này xảy ra do sự nhiễm lạnh đột ngột hay trúng gió gây ra. Bệnh nhân mắc phải có các dấu hiệu phố biến như: Liệt một bên mặt, kèm theo méo miệng, khó nhai và khó nuốt.

Bệnh liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên tuy không quá nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng bệnh nhân nhưng ảnh hưởng rất lớn đến tính thẩm mỹ, gây khó khăn trong việc thể hiện cảm xúc và giao tiếp hằng ngày. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề kiêng cữ khi chẳng may mắc phải bệnh lý này, nhằm giúp cho bệnh nhanh chóng hồi phục nhé!

Liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên cần kiêng gì?

Nắm được những kiến thức về vấn đề kiêng cữ không chỉ giúp cho bệnh không diễn biến nặng nề hơn mà còn giúp cho bệnh nhanh chóng hồi phục, giúp người bệnh sớm mau trở lại với công việc hằng ngày.

Liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên kiêng gì – bạn đã biết chưa?1 Liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên kiêng gì là thắc mắc của rất nhiều bệnh 

Liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên cần kiêng ra ngoài trời gió lạnh

Hiện nay, thời tiết nước ta hiện nay có những chuyển biến rất đột ngột với nhiều nguyên nhân. Thời tiết có thể vừa nóng đó nhưng lại chuyển lạnh chỉ trong chốc lát. Đối với những người có sức khỏe kém, hệ miễn dịch yếu, những người suy yếu hệ miễn dịch, người lớn tuổi, trẻ nhỏ hoặc thai phụ... cần hạn chế ra ngoài trời khi gió lạnh hoặc khi thời tiết chuyển mùa. Bởi những thời điểm này, sức đề kháng con người chưa thay đổi và thích nghi kịp, từ đó dễ dẫn đến tình trạng nhiễm lạnh đột ngột và gây ra liệt mặt hay liệt dây thần kinh số 7 càng diễn biến nặng nề hơn.

Liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên kiêng gì – bạn đã biết chưa?2 Bệnh liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên cần kiêng ra ngoài trời gió lạnh

Liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên cần kiêng những thức ăn độc hại

Để bảo vệ sức khỏe nói chung và bệnh liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên nói riêng, bệnh nhân nên kiêng những thức ăn độc hại như:

  • Đồ ăn nhiều dầu thực vật, nhiều mỡ động vật, đồ ăn chiên đi chiên lại nhiều lần.
  • Đồ ăn chứa nhiều chất béo bão hòa, những thực phẩm chế biến sẵn.
  • Những thức uống có chất kích thích như bia, rượu, cà phê, cà phê sữa, trà, nước ngọt đóng chai và thuốc lá.
  • Hạn chế ăn quá nhiều đường, quá nhiều muối và quá nhiều bột ngọt (mì chính).

Liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên cần kiêng những cảm xúc tiêu cực

Khi mắc phải bệnh lý này, bất kì ai trong chúng ta đều có cảm giác buồn bã, khi khuôn mặt mà chúng ta luôn chăm sóc hằng ngày lại bị méo, bị lệnh đồng thời kèm theo các triệu chứng như chảy dãi, không thể ngậm được miệng, khó ăn và khó nuốt... Tuy nhiên, bệnh nhân hãy từ bỏ những cảm giác tiêu cực như mệt mỏi, tự ti, buồn bả, mặc cảm hoặc khép mình, thu nhỏ mình lại. Bởi đây là một bệnh lý có thể xảy ra ở bất kì đối tượng nào và bệnh liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên khi được điều trị tích cực, điều trị sớm và đúng cách, kết hợp với châm cứu, bấm huyệt và cấy chỉ có thể điều trị khỏi hoàn toàn tỉ lệ lên đến 80 - 90% những trường hợp.

Điều quan trọng giúp cho việc hồi phục bệnh đó là tinh thần và sự tin tưởng tuyệt đối đối với các bác sĩ điều trị. Đừng để những cảm xúc buồn bã, tiêu cực ảnh hưởng đến việc điều trị, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự hồi phục bệnh.

Liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên kiêng gì – bạn đã biết chưa?3 Hạn chế những cảm xúc tiêu cực giúp cho bệnh nhanh chóng hồi phục hơn

Những lưu ý khi bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên

Ngoài những vấn đề kiêng cữ trên, bệnh nhân cần lưu ý những vấn đề dưới đây, nhằm đẩy nhanh quá trình đều trị bệnh:

  • Vào mùa hè nóng, không được bật quạt gió thẳng vào mặt.
  • Nên bặt điều hòa vừa đủ, không được mở máy lạnh thẳng vào mặt, vì không chỉ làm bệnh nặng hơn mà còn có nguy cơ mắc những bệnh liên quan mũi họng khác.
  • Khi trời tối, nên đóng cửa, hạn chế gió lạnh lùa vào nhà, làm nặng nề hơn bệnh đang diễn ra.
  • Nên tăng cường luyện tập thể thao, thực hiện đúng cách nhằm tăng sự dẻo dai và tăng cường đề kháng.
  • Nên chọn những thực phẩm dễ tiêu hóa, rau củ quả giàu vitamin và khoáng chất.
  • Nên xây dựng thói quen lành mạnh như ngủ sớm, dậy sớm.
  • Nếu như bạn đang có bệnh lý về tai – mũi – họng, đừng chủ quan mà hãy điều trị dứt điểm càng sớm càng tốt, nhằm tránh biến chứng ảnh hưởng đến dây thần kinh số 7.

Đồng thời, bệnh nhân nên nghỉ ngơi nhiều hơn, hạn chế tình trạng thức quá khuya sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hệ thần kinh. Vì lúc chúng ta ngủ, những cơ quan trong cơ thể sẽ “thầm lặng” làm những nhiệm vụ của chúng tróng đó có đào thải chất độc ra khỏi cơ thể và tái tạo những tế bào mới, đặc biệt là tế bào thần kinh. Do đó, hãy “hợp tác” với những cơ quan nội tạng bên trong cơ thể bằng cách, hạn chế nạp thêm những “chất độc hại” ảnh hưởng đến hệ thần kinh vào cơ thể, mà hãy “tạo điều kiện” để những cơ quan này “sửa chữa” những lỗi sai mà do thói quen sai lầm mà chúng ta tạo ra.

Liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên kiêng gì – bạn đã biết chưa?4 Xây dựng những thói quen tốt lành mạnh giúp bảo vệ sức khỏe khỏi bệnh tật

Trên đây là những thông tin về bệnh liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên cần kiêng hi vọng làm hài lòng bạn đọc. Bệnh liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên được đánh giá không phải tình trạng khẩn cấp nguy hiểm de dọa đến tính mạng như bệnh đột quỵ. Tuy nhiên, người bệnh khi có những dấu hiệu bất thường xảy ra ở mặt, cần nhanh chóng thăm khám để được điều trị đúng cách. Bệnh khi được điều trị tích cực, đúng cách, đúng chuyên môn và kỹ thuật có thể hồi phục từ 1 – 3 tháng. Do đó, bệnh nhân tuyệt đối không được nôn nóng, hoặc nghe theo những cách điều trị dân gian những chưa tham khảo ý kiến bác sĩ nhằm tránh “tiền mất tật mang”. Không những thế, việc chăm chỉ luyện tập thể dục cơ thể lẫn cơ mặt cũng giúp cho bệnh nhanh chóng phục hồi.

Hoàng Yến

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin