Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Chảy máu chân răng là một tình trạng thường gặp và khiến nhiều người loay hoay không biết làm gì khi rơi vào tình huống này. Người bị chảy máu chân răng uống thuốc gì cho mau khỏi? Nhà Thuốc Long Châu sẽ gửi đến bạn cách khắc phục nhanh chóng tình trạng chảy máu chân răng trong bài viết dưới đây.
Các bệnh lý viêm nướu, nha chu…gây nên hiện tượng chảy máu chân răng. Đây là những căn bệnh xảy ra khi bạn không chăm sóc, vệ sinh răng miệng đúng cách. Ngoài ra, tình trạng này còn cảnh báo cơ thể bạn có thể mắc phải một số căn bệnh nguy hiểm như ung thư vú, ung thư máu, vấn đề về gan, thiếu vitamin…gây ảnh hưởng đến quá trình đông máu. Vậy để điều trị chảy máu chân răng uống thuốc gì là hiệu quả?
Chảy máu chân răng là tình trạng vùng quanh nướu răng bị xuất huyết do các mảng bám tích tụ ở viền lợi. Đây là cơ hội để vi khuẩn trú ngụ, tấn công dẫn đến chảy máu chân răng.
Chân răng bị chảy máu có thể do một số nguyên nhân điển hình như:
Khi bị chảy máu chân răng, người bệnh luôn tìm đến giải pháp nhanh nhất chính là thuốc uống. Vậy người bị chảy máu chân răng uống thuốc gì?
Bạn có thể tham khảo danh sách các loại thuốc sau:
Thuốc chống viêm được ưu tiên sử dụng nhờ đặc tính giảm viêm, tiêu sưng. Điển hình của loại thuốc này là alpha chymotrypsin. Loại enzyme này có công dụng tăng các phản ứng hóa học trong cơ thể.
Sau khi uống thuốc chống viêm, chúng sẽ giúp giảm đau nhanh, giảm viêm sưng và giảm phù nề ở lợi. Thuốc Alpha chymotrypsin dùng được dưới dạng ngậm hoặc uống. Liều dùng của người lớn là 2 viên mỗi lần, mỗi ngày không quá 4 lần.
Thuốc kháng sinh có công dụng tiêu diệt vi khuẩn cùng các mảng bám chứa vi khuẩn, giảm triệu chứng sưng viêm, đỏ tấy, đau do viêm lợi. Người dùng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết liều lượng chính xác. Các nha sĩ thường kê đơn thuốc kháng sinh dưới dạng thuốc uống, thuốc bôi hoặc nước súc miệng.
Một số loại thuốc kháng sinh điều trị chảy máu chân răng bao gồm:
Một điều bạn cần lưu ý là các loại thuốc kháng sinh chữa chảy máu chân răng do viêm lợi hoặc các yếu tố liên quan phát huy tác dụng nhanh, ngay sau khi uống. Tuy vậy, thuốc thường khó điều trị dứt điểm bệnh mà chỉ có thể giảm triệu chứng tạm thời.
Lạm dụng thuốc kháng sinh sẽ gây nên tác dụng phụ ảnh hưởng sức khỏe. Do đó, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng và tuân thủ liều lượng được khuyến cáo.
Clindamycin là một trong những đáp án của thắc mắc “Bị chảy máu chân răng uống thuốc gì?”. Loại thuốc này giúp kiểm soát tình trạng chảy máu chân răng do viêm lợi gây ra. Các công dụng chính của thuốc là kháng khuẩn, kìm hãm vi khuẩn tổng hợp protein, kiểm soát lợi sưng đau, giảm chảy máu lợi, ngăn chặn và giảm hôi miệng. Một số tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng thuốc là buồn nôn, phát ban, tăng nguy cơ viêm đại tràng.
Đây là loại thuốc giúp tiêu sưng, giảm phù nề, kiểm soát tình trạng chảy máu chân răng. Trong trường hợp bị chảy máu răng lợi kèm theo đau nhức vùng nướu, bác sĩ sẽ chỉ định bạn uống thuốc Acetaminophen. Tuy nhiên, loại thuốc này chỉ được sử dụng khi được bác sĩ chỉ định. Bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ sau khi uống thuốc là ớn lạnh, đau bụng, vàng mắt, vàng da…
Ngoài các loại thuốc chữa chảy máu chân răng, bạn cũng có thể bổ sung vitamin nhằm ngăn chặn tình trạng này nếu nguyên nhân gây nên là do cơ thể thiếu chất. Vậy chảy máu chân răng uống vitamin gì? Bạn hãy uống:
Người bệnh có thể bổ sung những loại vitamin trên qua đường uống hoặc hấp thụ từ những loại thực phẩm trong chế độ ăn uống hàng ngày như rau xanh, trái cây…
Ngoài vấn đề chảy máu chân răng uống thuốc gì cho mau hết, người bệnh cũng cần quan tâm đến việc chăm sóc răng miệng như thế nào cho đúng cách. Bạn hãy:
Mong rằng những chia sẻ trên từ Nhà thuốc Long Châu đã giúp bạn biết chảy máu chân răng uống thuốc gì. Mặc dù vậy, trước khi uống bất kỳ loại thuốc nào, bạn cần hiểu rõ thể trạng của bản thân và dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bạn không nên tự ý mua thuốc về dùng để tránh những tác dụng phụ không mong muốn nhé!
Xem thêm: Chảy máu chân răng thường xuyên có nguy hiểm không?
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.