Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Các cách chữa đi tiểu dắt ở trẻ nhỏ

Ngày 08/09/2022
Kích thước chữ

Bàng quang hoạt động quá mức là một loại rối loạn tiểu tiện, thường xảy ra ở trẻ nhỏ, được xác định bằng tình trạng xuất hiện cảm giác buồn đi tiểu diễn ra đột ngột, thường xuyên và khó kiểm soát; dẫn tới tình trạng tiểu dắt, tiểu són ở trẻ em.

Để tìm ra cách chữa đi tiểu dắt ở trẻ nhỏ, mời các bậc phụ huynh tham khảo bài viết bên dưới nhé. 

Thế nào là tiểu dắt?

Thông thường, trẻ em sẽ đi tiểu từ 4-8 lần/ngày, tuy nhiên vẫn có một số trẻ đi tiểu với tần suất nhiều hơn, từ 10-30 lần/ngày hoặc 5-10 phút/lần. Tình trạng tiểu dắt này thường gặp ở trẻ trong độ tuổi từ 3-8 tuổi và sẽ tự khỏi trong vòng 2-3 tuần. Tuy nhiên, đối với những bé đang trong độ tuổi đi học thì điều này sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. Do đó, tiểu dắt ở trẻ em cần được phát hiện sớm và tìm ra phương pháp điều trị càng sớm càng tốt. 

Tiểu dắt hay tiểu nhiều hơn bình thường có thể là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh như đái tháo đường, bất thường trong thần kinh, trong giải phẫu,...

Tiểu dắt là dấu hiệu cảnh báo của bệnh đái tháo đường

Tiểu dắt ở trẻ em cần được phát hiện sớm để điều trị

Các cách chữa đi tiểu dắt ở trẻ nhỏ

Tùy vào từng nguyên nhân gây ra tiểu dắt sẽ có phương pháp điều trị khác nhau như táo bón, nhiễm trùng tiểu hay do trẻ bị căng thẳng tâm lý,...

Cách chữa đi tiểu dắt ở trẻ nhỏ dùng thuốc

Đối với nguyên nhân táo bón

Khi trẻ bị táo bón dẫn đến tiểu dắt, lúc này cần điều trị vấn đề táo bón vì càng để lâu thì tình trạng này càng nặng, khó điều trị, gây nên tình trạng tiểu dắt. 

Việc cần làm là phải giải phóng khối phân bị ứ đọng bằng thuốc thụt tháo phân hậu môn trong vài ngày đầu, duy trì thuốc nhuận tràng ít nhất 6 tháng. Bên cạnh đó cần phải xây dựng thói quen uống đủ nước, ăn nhiều thực phẩm chứa chất xơ để đi đại tiện dễ hơn. Một sai lầm khi dùng thuốc là nhiều bậc phụ huynh sợ thuốc ảnh hưởng đến trẻ mà tự ý dừng thuốc sớm, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị. Hai loại thuốc được sử dụng để làm mềm phân hiện nay là lactose và macrogol 3350. Loại thuốc này được chứng minh là không gây ra tác dụng phụ khi dùng. 

Một số người sử dụng men vi sinh để điều trị chứng táo bón, tuy nhiên lợi ích của nó thì không rõ ràng và không phải thuốc điều trị táo bón. Do đó, để hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh cần bổ sung lợi khuẩn bằng các thực phẩm lên men hoặc sữa chua thay cho thuốc. 

Nhiễm khuẩn đường tiểu do vi khuẩn

Nếu trẻ bị phát hiện nhiễm khuẩn đường tiểu do vi khuẩn thì có thể sẽ cân nhắc sử dụng kháng sinh tiêm hoặc uống như amoxicillin + clavulanic, cefixim…  Khoảng thời gian điều trị thường là 5-7 ngày. Nguyên nhân gây ra nhiều khuẩn đường tiết niệu có thể do virus, do đó, kháng sinh không có tác dụng điều trị, vì thế cần tự ý mua thuốc kháng sinh điều trị nếu trẻ bị tiểu dắt. 

Do bệnh lý nền

Trong trường hợp trẻ đang điều trị bệnh lý thì thuốc kháng cholinergic sẽ là lựa chọn của bác sĩ để kê đơn điều trị cho trẻ. Tác dụng phụ thường gặp của thuốc là khô miệng, cảm giác nóng bừng mặt hoặc chịu nhiệt kém, giảm co bóp bàng quang. Do đó, đối với những trẻ có bệnh lý bàng quang hoạt động kém, tiểu ngắt quãng thì không được dùng. 

Đối với những trẻ không có bệnh lý, các bậc phụ huynh cần xây dựng chế độ ăn uống phù hợp, cho trẻ đi vệ sinh đúng cách, giữ trẻ luôn trong tâm trạng thoải mái, như vậy tình trạng tiểu dắt sẽ đỡ hơn trong khoảng 3 tuần. Ngoài ra, khi trẻ lớn hơn, khả năng kiểm soát bàng quang cũng tốt hơn nên tình trạng này sẽ giảm dần.

Cách chữa đi tiểu dắt ở trẻ nhỏ dùng thuốc

Thuốc kháng cholinergic không dùng cho bé có bàng quang hoạt động kém

Cách chữa đi tiểu dắt ở trẻ nhỏ không dùng thuốc

  • Tránh căng thẳng cho trẻ, không nên mắng, cáu giận hay phạt khi trẻ tiểu lắt nhắt, điều này sẽ khiến tình trạng của trẻ bị nặng hơn. 
  • Không cho trẻ sử dụng caffeine, các thức uống công nghiệp,... vì nó sẽ khiến bàng quang hoạt động quá mức, dẫn đến tình trạng tiểu lắt nhắt.
  • Xây dựng thời gian biểu đi tiểu cho trẻ, khuyến khích đi tiểu cách 2-3 giờ. Tạo phần thưởng khi trẻ tuân theo thời gian biểu để trẻ cảm thấy thoải mái khi áp dụng. 
  • Dạy trẻ không nên nhịn tiểu, tiểu xong mới kéo quần lên, thư giãn các cơ khi bé tiểu và đi tiểu đúng tư thế, nhất là đối với bé gái nếu ngồi sát chân sẽ khiến nước tiểu trào ngược vào ấm đạo gây són tiểu. 
  • Khi tắm cho trẻ, không sử dụng xà phòng bôi vào vùng sinh dục (bé gái) vì sẽ khiến kích ứng vùng sinh dục, làm tình trạng tiểu nhắt nặng hơn. 
  • Cần vệ sinh sạch sẽ vùng sinh dục sau khi đi đại tiện, tiểu tiện để ngăn ngừa nhiễm trùng cầu. Khi lau rửa hậu môn cần lau thực hiện từ trước ra sau để tránh đưa vi khuẩn, phân vào bộ phận sinh dục. Khi đi đại tiện xong phải dội nước sạch sẽ.
  • Bé trai khi vệ sinh xong cần làm sạch đầu dương vật, nhất là trẻ bị hẹp bao quy đầu.
  • Giun kim cũng là 1 nguyên nhân gây bệnh viêm đường tiết niệu ở bé gái nên cần tẩy giun định kỳ. 
  • Tăng cường sử dụng thực phẩm giàu chất xơ, bổ sung đủ nước, luyện đi tiểu mỗi ngày để ngừa táo bón.

Cách chữa đi tiểu dắt ở trẻ nhỏ không dùng thuốc

Tăng cường sử dụng chất xơ, bổ sung đủ nước

Tiểu dắt sẽ khiến trẻ mệt mỏi, căng thẳng và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của trẻ, do đó các bậc phụ huynh cần phát hiện sớm để kịp thời xử lý và điều trị. Với bài viết trên, hy vọng các bậc phụ huynh đã trang bị cho mình những kiến thức về tình trạng tiểu dắt ở trẻ em cũng như cách chữa đi tiểu dắt ở trẻ nhỏ.  

Hoàng Trang

Nguồn tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin