Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Cách đuổi chuột chù an toàn, hiệu quả nhà nào cũng nên biết

Thanh Hương

21/03/2025
Kích thước chữ

Chuột chù không chỉ gây mùi khó chịu mà còn là vật trung gian của nhiều bệnh nguy hiểm. Đuổi chuột chù đúng cách giúp bảo vệ sức khỏe và giữ vệ sinh không gian sống. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách đuổi chuột chù an toàn và hiệu quả.

Chuột chù là loài có mùi hôi đặc trưng, thường xuất hiện trong nhà kho, sân vườn và các khu vực ẩm thấp. Chúng có thể mang theo vi khuẩn, ký sinh trùng, gây nguy cơ nhiễm bệnh hạch, leptospirosis và nhiễm trùng đường hô hấp. Việc loại bỏ chuột chù không chỉ giúp bảo vệ không gian sống mà còn hạn chế nguy cơ lây nhiễm bệnh. Tuy nhiên, không phải cách đuổi chuột chù nào cũng an toàn cho sức khỏe con người và vật nuôi.

Mối nguy hại của chuột chù đối với sức khỏe

Chuột chù không chỉ là loài động vật nhỏ bé gây phiền toái mà còn là một nguồn lây nhiễm mầm bệnh nguy hiểm. Việc tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với chuột chù có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe.

Chuột chù mang theo mầm bệnh nguy hiểm

Chuột chù là vật chủ trung gian của nhiều loại vi khuẩn gây bệnh. Một số bệnh phổ biến do chuột chù gây ra bao gồm:

  • Bệnh dịch hạch: Vi khuẩn Yersinia pestis có trong chuột chù là tác nhân gây bệnh hạch, từng gây ra đại dịch trong lịch sử. Bệnh có thể lây qua vết cắn hoặc tiếp xúc với dịch cơ thể của chuột chù nhiễm bệnh.
  • Nhiễm Leptospirosis: Vi khuẩn Leptospira có trong nước tiểu chuột chù có thể xâm nhập qua da hoặc niêm mạc, gây nhiễm trùng gan và thận. Theo Bộ Y tế Việt Nam, đây là bệnh có thể gây suy đa tạng nếu không được điều trị kịp thời.
  • Một số nghiên cứu chỉ ra rằng chuột chù có thể mang virus Langya (LayV). Đây là một loại virus thuộc họ Henipavirus, có thể lây nhiễm sang người và gây sốt, ho, mệt mỏi, viêm gan và suy thận nhẹ.
  • Chuột chù cũng có thể mang theo vi khuẩn Salmonella, gây tiêu chảy, sốt và đau bụng khi con người tiếp xúc với nước, thực phẩm bị nhiễm khuẩn.
  • Một số nghiên cứu khác đã chỉ ra chuột chù có thể là vật chủ trung gian của hantavirus. Nó có thể gây hội chứng phổi do hantavirus (HPS) với triệu chứng hô hấp nghiêm trọng.
Cách đuổi chuột chù an toàn, hiệu quả nhà nào cũng nên biết 1
Mỗi gia đình đều cần biết cách đuổi chuột chù

Mùi hôi từ chuột chù gây ô nhiễm không gian sống

Chuột chù tiết ra một chất có mùi hôi đặc trưng từ tuyến mùi, có thể gây khó chịu và ám lâu trong không gian sống. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng không khí mà còn gây tác động tiêu cực đến hệ hô hấp. Mùi hôi chuột chù có thể ám vào quần áo, chăn màn, thực phẩm, làm giảm chất lượng vệ sinh không gian sống.

Gây dị ứng và bệnh ngoài da

Lông và phân chuột chù có thể gây dị ứng đối với một số người nhạy cảm, đặc biệt là trẻ nhỏ và người có hệ miễn dịch yếu. Tiếp xúc với chuột chù hoặc các chất thải của chúng có thể làm lây lan nấm và ký sinh trùng, gây bệnh ngoài da như nấm da, viêm da dị ứng.

Lây nhiễm ký sinh trùng

Cần biết cách đuổi chuột chù vì chúng có thể mang bọ chét, ve và giun sán. Đây là những sinh vật có thể truyền bệnh sang người hoặc vật nuôi. Một số loài chuột chù cũng bị nhiễm giun tròn hoặc giun móc. Chúng có thể gây nhiễm trùng đường ruột nếu con người vô tình tiếp xúc với đất hoặc nước bị nhiễm ấu trùng.

Cách đuổi chuột chù an toàn và hiệu quả

Dưới đây là các cách đuổi chuột hiệu quả mà không ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Cách đuổi chuột chù an toàn, hiệu quả nhà nào cũng nên biết 2
Một số hương liệu tự nhiên có tác dụng xua đuổi chuột chù

Dùng biện pháp tự nhiên để xua đuổi chuột chù

Một số nguyên liệu tự nhiên có tác dụng làm chuột chù khó chịu, buộc chúng phải rời đi. Đây là cách đuổi chuột chù an toàn cho sức khỏe con người và vật nuôi trong nhà. Lá bạc hà, ớt bột, tỏi hoặc long não có mùi hăng của những nguyên liệu này gây kích thích hệ thần kinh của chuột chù, khiến chúng tránh xa khu vực đó. Bạn cũng có thể dùng vỏ cam, chanh hoặc tinh dầu sả đặt ở nơi chuột chù hay xuất hiện, giúp đuổi chúng mà không gây độc hại.

Sử dụng bẫy và biện pháp vật lý

Khi chuột chù đã xâm nhập vào nhà, bẫy vật lý là cách hiệu quả để loại bỏ chúng. Bẫy keo hoặc bẫy lồng dễ sử dụng, có thể đặt ở cửa ra vào, gầm tủ, góc nhà. Ngoài ra trên thị trường hiện nay còn có một số thiết bị phát sóng siêu âm giúp xua đuổi chuột. Sóng âm có thể gây nhiễu loạn thần kinh của chuột chù, khiến chúng khó chịu và rời đi.

Sử dụng các biện pháp diệt sinh học

Mèo là thiên địch tự nhiên của chuột chù. Nếu có điều kiện, bạn có thể nuôi một con mèo để giúp kiểm soát chuột trong nhà. Nếu có sân vườn rộng, nuôi gà hoặc vịt cũng có thể giúp giảm số lượng chuột chù vì chúng sẽ xua đuổi loài vật này.

Kiểm soát chuột chù từ bên ngoài nhà

Bạn nên thường xuyên cắt tỉa cây cối, bụi rậm quanh nhà để hạn chế nơi trú ẩn của chuột chù. Hãy đậy kín nắp thùng rác và không để rác hữu cơ bừa bãi, vì đây là nguồn thu hút chuột chù.

Cách đuổi chuột chù an toàn, hiệu quả nhà nào cũng nên biết 3
Cửa lưới sắt chống chuột chù xâm nhập

Dùng thuốc đuổi chuột

Nếu các phương pháp tự nhiên không hiệu quả, bạn có thể dùng các loại thuốc đuổi chuột sinh học. Những sản phẩm này thường có nguồn gốc từ thảo dược, an toàn cho người và vật nuôi. Thuốc diệt chuột hóa học cần được sử dụng rất cẩn thận và chỉ khi tình trạng chuột chù nghiêm trọng. Nên lưu ý rằng các sản phẩm này có thể gây nguy hiểm cho con người và vật nuôi nếu không được sử dụng đúng cách. Rất nhiều vụ việc ngộ độc thuốc diệt chuột đáng tiếc đã xảy ra.

Cách phòng ngừa chuột chù quay trở lại

Ngoài những cách đuổi chuột hiệu quả trên đây, bạn cũng nên áp dụng biện pháp phòng ngừa chuột quay trở lại.

  • Giữ không gian sạch sẽ là cách phòng ngừa chuột chù hiệu quả nhất. Bạn không nên để thức ăn thừa bên ngoài qua đêm, đậy kín thùng rác, xử lý rác thải hữu cơ bên ngoài nhà đúng cách.
  • Chuột chù thường trú ẩn ở góc tối, kệ bếp, kho chứa đồ. Dọn dẹp sạch sẽ và sắp xếp mọi thứ gọn gàng để chuột chù không có chỗ làm tổ là việc cần thiết.
  • Chuột chù có thể xâm nhập qua các khe hở nhỏ, đặc biệt là ở cửa ra vào, ống thoát nước và các lỗ thông hơi. Bạn có thể dùng lưới thép hoặc xi măng để bịt kín các khe hở nơi chuột có thể chui vào. Hãy tạo thói quen đóng kín cửa, đặc biệt là khu vực nhà kho, gác mái và bếp, tránh chuột trú ẩn.
  • Kiểm tra kỹ hệ thống ống nước, cống rãnh, tránh để chuột có đường đi từ ngoài vào trong nhà.
  • Ngay cả khi chuột chù đã bị loại bỏ, bạn vẫn cần tiếp tục áp dụng các biện pháp tự nhiên để xua đuổi chuột.
Cách đuổi chuột chù an toàn, hiệu quả nhà nào cũng nên biết 4
Giữ không gian sống sạch sẽ để chuột chù không quay lại

Chuột chù không chỉ gây phiền toái mà còn là nguồn lây nhiễm nhiều bệnh nguy hiểm. Áp dụng ngay cách đuổi chuột chù an toàn và phòng ngừa chúng quay trở lại là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe gia đình. Không phải lúc nào một phương pháp cũng có thể giúp đuổi chuột chù triệt để. Vì vậy, bạn nên kết hợp các cách như dọn dẹp, sử dụng mùi hương tự nhiên, đặt bẫy và ngăn chặn đường xâm nhập để đảm bảo hiệu quả lâu dài.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin