Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Cách làm tan vết bầm tím hiệu quả nhanh chóng ngay tại nhà

Ngày 19/07/2022
Kích thước chữ

Các vết bầm tím có thể có những màu sắc và tình trạng khác nhau. Thông thường, chúng bắt đầu có màu tím do máu lưu thông tại các mô. Những liệu pháp tự nhiên dưới đây có thể làm tan vết bầm tím trên cơ thể do ngoại lực như ngã, bị đánh, va đập mạnh, tập thể thao ở cường độ cao.

Bạn là người thường chơi thể thao, những vết bầm tím xuất hiện trên da do bị ngã hoặc va đập không chỉ khiến bạn đau nhức mà còn gây mất thẩm mỹ. Khi bị chấn thương bạn có thể dùng đá chườm lạnh hoặc đắp một miếng nha đam lên vết thương trong 15 phút sẽ giúp tan máu bầm. Chỉ với các cách làm tan vết bầm tím đơn giản dưới đây sẽ giúp giảm vết bầm tím trên cơ thể một cách hiệu quả và nhanh chóng.

Các vết bầm tím có thể có những màu sắc và tình trạng khác nhau. Thông thường, chúng bắt đầu có màu tím do máu lưu thông tại các mô. Những liệu pháp tự nhiên dưới đây có thể làm tan vết bầm tím trên cơ thể do ngoại lực như ngã, bị đánh, va đập mạnh, tập thể thao ở cường độ cao.

Chườm đá

Không để đá lạnh trực tiếp lên bề mặt da mà hãy bọc trong một tấm vải mềm, ví dụ như khăn vải, sau đó chườm lên vết bầm khoảng 15 phút mỗi giờ. Nhiệt độ lạnh của đá sẽ làm co thắt mạch máu, giảm đau, giảm viêm hiệu quả. Lưu ý, không chườm đá lạnh lên các vết thương bị hở

Cách làm tan vết bầm tím bằng chườm đá lạnh

Cách làm tan vết bầm tím bằng chườm đá lạnh

Chườm ấm

Cách làm tan vết bầm tím được khuyến cáo chỉ áp dụng với người khỏe mạnh, không bị hạ thân nhiệt. Nếu là người già hoặc trẻ em thì có thể áp dụng cách chườm ấm. Vết bầm tím xuất hiện là hiện tượng máu tụ lại. Nếu đặt khăn ấm lên vùng bị bầm tím sẽ giúp máu lưu thông dễ dàng hơn. Từ đó làm tan vết máu bị bầm.

Bạn có thể dùng túi chườm, chai nước ấm, đèn sưởi để làm ấm vùng da bị bầm ở mức độ vừa phải, tránh quá nóng gây bỏng rộp. Lặp lại mỗi 2 - 3 giờ để có hiệu quả.

Bôi kem đánh răng giúp tan vết bầm nhanh chóng

Có thể bạn chưa biết kem đánh răng làm tan vết bầm nhanh chóng, làm tan máu đông và tăng lưu lượng máu đến vết thương bị tụ máu. Lấy một ít kem đánh răng, thoa lên vùng da bị bầm. Dùng băng gạc quấn quanh, sáng hôm sau tháo ra và rửa lại với nước sạch. Chỉ sau một đêm, vết bầm giảm đi rõ rệt. Tuy nhiên, với vết thương có dấu hiệu hở, tuyệt đối không thoa kem đánh răng vì có thể gây nhiễm trùng.

Bôi kem đánh răng có thể làm tan vết bầm

Bôi kem đánh răng có thể làm tan vết bầm

Tan máu bầm bằng trứng gà

Một trong những cách làm tan vết bầm tím tại nhà phổ biến nhất được áp dụng hiện nay đó là sử dụng trứng gà, bởi bề mặt quả trứng có lỗ nhỏ li ti dẫn từ lòng trắng đến lòng đó, khi lăn lên vết bầm sẽ tạo ra áp suất hút máu bầm theo lòng trứng. 

Cách thực hiện như sau: Bạn hãy luộc chín một quả trứng gà, bóc vỏ bỏ đi và thực hiện lăn đi lăn lại trên vùng da bị bầm, bạn cần thực hiện cho đến khi quả trứng nguội thì dừng lại. Lưu ý nên thực hiện ngay khi trứng còn nóng và làm thường xuyên để vết máu bầm nhanh chóng tan hơn.

Hướng dẫn sử dụng tinh dầu làm tan vết bầm tím

Đây là cách làm tan vết bầm tím tiện lợi và dễ dàng nên nhiều người nghĩ đến ngay khi thấy cơ thể có các dấu bầm tím. Trên thực tế, một số loại tinh dầu có thể cải thiện toàn hoàn máu và phân tán vùng máu tụ một cách hiệu quả. Sử dụng dầu giúp giảm sưng huyết bầm tím, giảm đau hiệu quả, vì thế nếu nhà bạn có dầu con hổ, dầu gió thì có thể tận dụng ngay nhé.

Sử dụng tinh dầu giúp tan vết bầm hiệu quả

Sử dụng tinh dầu giúp tan vết bầm hiệu quả

Cách thực hiện:

  • Bạn pha vài giọt tinh dầu với một loại dầu dẫn như dầu dừa, dầu hoa cúc, dầu thì là,... 
  • Tiếp đến hãy thoa trực tiếp hỗn hợp vừa pha lên vết bầm.
  • Lượng dầu pha tùy vào kích thước và tình trạng vết thương bị bầm.
  • Thực hiện đều đặn mỗi ngày ít nhất một lần, liên tục trong 1 - 2 tuần sẽ khỏi hoàn toàn.

Miếng nha đam - lô hội có thể làm giảm đau

Nha đam được biết đến với công dụng làm dịu và giữ ẩm cho da, thành phần chính là nước, vitamin A, B, C, E và giúp tăng cường miễn dịch, chữa lành vết thương. Mẹo nhỏ là hãy cắt miếng nha đam và sau đó bỏ vào tủ lạnh, khi đủ mát hãy lấy ra đắp lên vết bầm hoặc phần máu bị tụ lại. Bằng cách này, bạn kết hợp đặc tính của nha đam với công dụng giảm đau nhờ nhiệt độ lạnh.

Hướng dẫn cách làm tan vết bầm tím bằng muối

Một trong những cách làm tan vết bầm tím được nhiều tín đồ đi phượt áp dụng mỗi khi bị ngã đó là muối. Sự kết hợp giữa chanh và muối giúp cải thiện vết bầm trên da hiệu quả và nhanh chóng. Hãy cho nước cốt chanh mới vắt và một ít muối vào miệng vải sạch, chườm vào vị trí của vết bầm, để khoảng 30 phút.

Làm tan vết bầm với hỗn hợp chanh muối

Làm tan vết bầm với hỗn hợp chanh muối

Giảm sưng bầm với nghệ tươi

Theo các thầy thuốc, củ nghệ tươi có nhiều dưỡng chất hiệu quả trong việc làm tan vết bầm tím lâu ngày, giúp da lành sẹo. Để giảm vết bầm bằng nghệ, bạn hãy đem 1 củ nghệ đi rửa sạch, sau đó gọt vỏ và giã nhuyễn. Sau đó thêm vào một ít phèn chua và trộn đều lên. Bạn dùng hỗn hợp này thấm lên vết bầm mỗi ngày sẽ thấy tình trạng vết bầm suy giảm rõ rệt.

Hoa cúc arnica có khả năng chống viêm, giảm đau

Thành phần của hoa cúc arnica nổi tiếng với các thành phần chống viêm như Sesquiterpene, lactones, axit phenolic, flavonoid. Thị trường có lại thuốc mỡ được chiết xuất từ hoa cúc arnica để thoa vào vết sưng bầm. Muốn dùng bài thuốc này theo phương pháp tự nhiên, hãy ngâm 2 gram hoa khô vào 100ml nước sôi, để từ 5 - 10 phút. Nước nguội, lọc bỏ xác, đổ nước vào chai và chườm lên vùng bị sưng, bầm.

Hoa cúc Arnica giúp chống viêm giảm đau

Hoa cúc Arnica giúp chống viêm giảm đau

Lưu ý khi bị vết bầm dưới da

Nếu vết bầm dưới vùng mắt, hãy sử dụng các thực phẩm lành tính, an toàn và không nóng như chườm đá lạnh, dùng nghệ, nha đam. Không dùng cách trị vết bầm bằng dầu nóng, dễ bị kích ứng, tổn thương.

  • Khi bị té ngã, nhất là vùng như chân, tay, hãy xử lý ngay để ngăn sự đông máu dưới da, giúp giảm đau nhanh chóng.
  • Để phòng tránh vết bầm, khi đi phượt, bạn nên trang bị các dụng cụ như áo dài tay, ở khuỷu tay và chân cần có bộ phận bảo vệ tránh va chạm khi ngã.
  • Vùng da bị bầm tím nên được kê cao hơn để máu dễ lưu thông. Ví dụ, vết bầm ở chân khi ngồi hoặc nằm hãy kê cao hơn.
  • Nếu bạn bị cơn đau kéo dài thì có thể hỏi bác sĩ về thuốc giảm đau, thuốc làm tan nhanh vết bầm tím hoặc miếng dán hỗ trợ điều trị.

Với các cách làm tan vết bầm tím tại nhà trên đây, hy vọng có thể phần nào giúp bạn giảm đau và bầm tím khi không may bị va đập mạnh. Hãy đọc kỹ hướng dẫn trước khi tiến hành thực hiện để đảm bảo hiệu quả mà không gặp bất cứ sự biến chứng nào nhé.

Cẩm Thơ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin