Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Cần chăm sóc bệnh nhân quai bị như thế nào? Những lưu ý cần biết

Ngày 02/11/2024
Kích thước chữ

Bệnh quai bị thường gặp ở trẻ em trong khoảng 5 - 9 tuổi. Tuy nhiên, loại virus gây ra bệnh quai bị có khả năng lây nhiễm sang người lớn và có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách. Vậy cần chăm sóc bệnh nhân quai bị như thế nào?

Quai bị là một bệnh lý truyền nhiễm do virus paramyxo gây ra. Loại virus gây ra bệnh quai bị ảnh hưởng chủ yếu đến tuyến nước bọt ở gần tai và gây sưng ở một hoặc cả hai tuyến nước bọt này. Nếu không được điều trị kịp thời và chăm sóc đúng cách, bệnh nhân bị quai bị có thể phải đối mặt với những biến chứng nghiêm trọng do bệnh gây ra. Vậy cần chăm sóc bệnh nhân quai bị như thế nào?

Tìm hiểu chung về bệnh quai bị

Quai bị được biết đến là một bệnh lý truyền nhiễm do virus paramyxo gây nên. Chủng virus này có khả năng tồn tại khá lâu trong môi trường bên ngoài cơ thể, chẳng hạn:

  • Ở nhiệt độ 15 - 20 độ C: Tồn tại từ 30 - 60 ngày;
  • Ở nhiệt độ từ - 25 độ C đến - 70 độ C: Từ 1 - 2 ngày.

Tuy nhiên, virus gây bệnh quai bị có thể bị tiêu diệt nhanh chóng ở nhiệt độ cao (> 56 độ C), dưới ánh nắng mặt trời hoặc hóa chất khử khuẩn có chứa Clo.

Bệnh quai bị có thể lây lan từ người sang người thông quan đường tiếp xúc trực tiếp hoặc khi người khỏe mạnh hít phải các giọt bắn từ đường hô hấp (dịch mũi hoặc nước bọt) trong không khí khi người bệnh cười, nói chuyện, hắt hơi, ho, khạc nhổ… Nguy cơ mắc bệnh cũng xảy ra khi sử dụng chung đồ với người bệnh như cốc uống nước, đũa, thìa…

Cần chăm sóc bệnh nhân quai bị như thế nào? Những lưu ý cần biết  1
Virus paramyxo là tác nhân chính gây ra bệnh quai bị

Triệu chứng điển hình của bệnh quai bị là sưng tuyến nước bọt. Các triệu chứng của bệnh thường xuất hiện trong vòng 2 tuần kể từ khi tiếp xúc với virus quai bị. Đồng thời, các triệu chứng sẽ diễn tiến nặng dần theo tiến triển của bệnh. Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân quai bị, bao gồm:

  • Mệt mỏi, chán ăn;
  • Đau đầu, đau nhức cơ;
  • Sốt nhẹ sau đó sốt cao đột ngột;
  • Ngủ ít;
  • Tuyến nước bọt sưng to;
  • Khó nhai, khó nuốt.

Triệu chứng của bệnh quai bị có xu hướng nghiêm trọng hơn nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách. Vậy cần chăm sóc bệnh nhân quai bị như thế nào?

Cần chăm sóc bệnh nhân quai bị như thế nào? Những lưu ý cần biết  2
Sưng tuyến nước bọt là triệu chứng điển hình của bệnh quai bị

Cần chăm sóc bệnh nhân quai bị như thế nào?

Việc điều trị và chăm sóc bệnh nhân quai bị cần được thực hiện cẩn thận, kỹ lưỡng để tránh xảy ra những biến chứng nguy hiểm. Người bệnh bị quai bị cần đến bệnh viện để được thăm khám, thực hiện các xét nghiệm cần thiết và sử dụng thuốc theo đơn kê của bác sĩ.

Bệnh nhân quai bị cần được chăm sóc và nghỉ ngơi hợp lý, cụ thể như sau:

  • Người bệnh cần được nghỉ ngơi.
  • Hạ sốt bằng cách lau người hoặc sử dụng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
  • Chườm mát hoặc chườm ấm để giảm sưng ở tuyến nước bọt.
  • Nam giới nên mặc quần lót nâng tinh hoàn để giảm căng và đau nhức.
  • Người bệnh cần vệ sinh răng miệng kỹ càng để tránh biến chứng bội nhiễm và giúp ăn ngon miệng hơn.
  • Bù nước và chất điện giải bị mất khi sốt để ổn định cân bằng các chất trong cơ thể. Tuy nhiên, thay vì uống nước quá nóng hoặc quá lạnh thì người bệnh nên uống nước ấm hoặc nước lọc thông thường để giảm cơn đau.
  • Bổ sung nhiều rau xanh và hoa quả tươi trong chế độ ăn uống hàng ngày.
  • Cần chăm sóc bệnh nhân quai bị như thế nào? Nên cho bệnh nhân quai bị ăn thức ăn dạng lỏng, mềm và tránh đồ ăn cay nóng, chua, có nhiều gia vị, các món nếp hoặc thịt gà.
  • Người bệnh nên tránh tiêu thụ những loại thực phẩm có tính acid, bia rượu hoặc trái cây có tính acid để tránh gây kích ứng lên tai.
  • Tránh vận động nhiều hoặc làm việc nặng nhọc nhằm hạn chế các biến chứng nguy hiểm như viêm tinh hoàn, viêm màng não hoặc viêm buồng trứng.
  • Người bệnh bị quai bị nên kiêng gió, kiêng nước và kiêng lạnh, bởi những tác nhân này có thể khiến cho vùng quai bị càng sưng to và đau hơn. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần tắm rửa và vệ sinh cá nhân giúp cơ thể luôn được sạch sẽ.
  • Người bệnh tuyệt đối không được sử dụng bất kỳ loại thuốc uống, thuốc bôi, thuốc đắp nào lên khu vực bị sưng do quai bị để tránh nguy cơ nhiễm độc. Thay vào đó, người bệnh sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
  • Đối với trẻ em bị quai bị, cha mẹ có thể dùng nước ấm để lau người cho con hoặc cho con uống thuốc hạ sốt khi bé bị sốt. Tuyệt đối không được cho trẻ tắm trong thời gian bị bệnh, sử dụng khăn ấm để chườm bên má bị đau. Cách ly và cho trẻ nghỉ ngơi hoàn toàn để tránh làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ, nhất là ở bé trai.
Cần chăm sóc bệnh nhân quai bị như thế nào? Những lưu ý cần biết  3
Chăm sóc bệnh nhân quai bị đúng cách sẽ góp phần đẩy lùi bệnh và ngăn chặn biến chứng

Những lưu ý cần biết khi chăm sóc bệnh nhân quai bị

Khi chăm sóc bệnh nhân quai bị, người chăm sóc cũng cần lưu ý đến đến một số vấn đề cụ thể dưới đây để giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh cho người khác và thúc đẩy quá trình hồi phục nhanh hơn, cụ thể như sau:

  • Cần cho người bệnh sinh hoạt và nghỉ ngơi ở một phòng riêng nhằm mục đích tránh lây nhiễm bệnh cho người khác.
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết, nước bọt của người bệnh hoặc các đồ dùng cá nhân của họ.
  • Người chăm sóc cần đeo khẩu trang khi chăm sóc và tiếp xúc gần với người bệnh.
  • Thường xuyên rửa tay với xà phòng tiệt khuẩn và nước sạch, nhất là sau khi tiếp xúc với người bệnh hoặc đồ dùng của họ.
  • Cho bệnh nhân quai bị ăn uống lành mạnh và uống đủ nước.
  • Đảm bảo rằng người bệnh được nghỉ ngơi đầy đủ nhằm hỗ trợ cơ thể phục hồi nhanh chóng.
  • Môi trường sống của người bệnh cần đảm bảo luôn sạch sẽ bằng cách lau chùi cũng như diệt khuẩn tại các bề mặt tiếp xúc thường xuyên.
  • Cần giặt giũ riêng trang phục và đồ dùng cá nhân của người bệnh với nhiệt độ cao nhằm tiêu diệt vi khuẩn bám trên đó.
  • Cần nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất nếu bệnh có xu hướng trở nặng như đau tăng lên, sốt cao hoặc xuất hiện các dấu hiệu bất thường khác.
  • Theo dõi chặt chẽ các triệu chứng xuất hiện ở người bệnh và báo lại cho bác sĩ khi có bất kỳ sự thay đổi nào.
Cần chăm sóc bệnh nhân quai bị như thế nào? Những lưu ý cần biết  4
Cần rửa tay sạch sẽ với xà phòng tiệt khuẩn sau khi tiếp xúc với bệnh nhân quai bị

Tóm lại, virus paramyxo là tác nhân chính gây ra bệnh quai bị và thường gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tuyến nước bọt mang tai. Bệnh nhân quai bị có thể phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị cũng như chăm sóc đúng cách. Do đó, việc chăm sóc bệnh nhân quai bị đúng cách sẽ góp phần thúc đẩy quá trình hồi phục và hạn chế nguy cơ xảy ra biến chứng cho người bệnh.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin