Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Cardiovascular disease là gì? Bao gồm những bệnh nào?

Ngày 11/06/2024
Kích thước chữ

Cardiovascular disease là nhóm bệnh liên quan đến tim và mạch máu. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn thế giới, ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, đặc biệt là người già. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết Cardiovascular disease là gì, mời bạn đọc cùng theo dõi.

Cardiovascular disease là gì? Đây là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn cầu, ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, đặc biệt là người cao tuổi. Do đó, việc hiểu rõ về các bệnh tim mạch đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe.

Cardiovascular disease là gì?

Cardiovascular disease là gì là thắc mắc của nhiều người. Cardiovascular disease là các bệnh tim mạch, do rối loạn tim và mạch máu, bao gồm bệnh mạch vành (nhồi máu cơ tim), tai biến mạch máu não (đột quỵ), tăng huyết áp tăng (cao huyết áp), bệnh động mạch ngoại biên, bệnh thấp tim, bệnh tim bẩm sinh và suy tim.

Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong việc phòng ngừa và điều trị, bệnh tim mạch vẫn đang là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong trên toàn cầu, chiếm đến 31% tổng số ca tử vong. Tại Việt Nam, con số này cũng vô cùng đáng báo động với 31% tổng số ca tử vong trong năm 2016, tương đương hơn 170.000 người.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đặc biệt quan tâm đến việc phòng chống bệnh tim mạch thông qua các chương trình tập trung vào:

  • Kiểm soát thuốc lá: Giảm thiểu tỷ lệ người hút thuốc lá - yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến bệnh tim mạch.
  • Giảm tiêu thụ muối: Khuyến khích giảm lượng muối trong chế độ ăn uống để bảo vệ sức khỏe tim mạch.
  • Quản lý bệnh tăng huyết áp và tiểu đường: Tăng cường hỗ trợ điều trị và quản lý hai căn bệnh nền phổ biến liên quan đến bệnh tim mạch tại các trạm y tế địa phương.

Như vậy chúng ta đã tìm hiểu Cardiovascular disease là gì?, tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu về các bệnh lý tim mạch thường gặp trong các phần tiếp theo.

Cardiovascular disease là gì? 1
Cardiovascular disease là gì? Đây là các bệnh lý tim mạch do rối loạn tim và mạch máu

Nguyên nhân dẫn đến Cardiovascular disease

Nguyên nhân chính dẫn đến căn CVD xuất phát từ những thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh như hút thuốc lá, lười vận động, chế độ ăn uống không cân bằng và sử dụng rượu bia quá mức. Do đó, phần lớn các bệnh tim mạch có thể được phòng ngừa hiệu quả bằng cách thay đổi lối sống và loại bỏ các yếu tố nguy cơ trên.

Cardiovascular disease bao gồm những bệnh gì?

Cardiovascular disease bao gồm bệnh mạch vành (nhồi máu cơ tim), tai biến mạch máu não (đột quỵ), tăng huyết áp tăng (cao huyết áp), bệnh động mạch ngoại biên, bệnh thấp tim, bệnh tim bẩm sinh và suy tim.

Một số bệnh tim mạch (Cardiovascular disease) phổ biến là:

Bệnh động mạch vành

Bệnh động mạch vành, hay còn gọi là bệnh tim thiếu máu cục bộ, là căn bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến động mạch nuôi tim - cơ quan cung cấp máu và oxy cho tim hoạt động. Theo thống kê, bệnh động mạch vành là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn cầu, với ước tính khoảng 8,9 triệu người tử vong mỗi năm.

Đối với những khu vực như Việt Nam, theo số liệu thống kê của Viện Tim mạch Quốc gia, tỷ lệ mắc bệnh động mạch vành tại Việt Nam đang có xu hướng gia tăng đáng báo động qua các năm. Cụ thể, năm 1991 tỷ lệ này là 3%, đến năm 1996 tăng lên 6.05% và tiếp tục tăng lên 9.5% vào năm 1999. Bệnh động mạch vành hiện nay cũng có dấu hiệu trẻ hóa, xuất hiện ở cả những người gầy và là nguyên nhân gây từ 11% đến 36% ca tử vong.

Nguyên nhân

Bệnh động mạch vành hình thành do sự tích tụ của các mảng bám từ cholesterol và các chất thải tế bào khác tại vị trí bị tổn thương trong động mạch, dẫn đến quá trình xơ vữa động mạch. Khi bề mặt mảng bám bị nứt hoặc vỡ, các tế bào máu kết tụ lại để cố gắng sửa chữa động mạch, khiến cho thành mạch bị hẹp đi.

Động mạch vành đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp máu giàu oxy cho cơ tim. Do đó, khi bị tắc nghẽn, bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim hoặc tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Cardiovascular disease là gì? 2
Bệnh động mạch vành hình thành do sự tích tụ của các mảng bám

Dấu hiệu

Khi động mạch vành bị thu hẹp do tích tụ mảng bám, lượng máu giàu oxy cung cấp cho tim sẽ bị hạn chế, đặc biệt là khi tim hoạt động mạnh như khi vận động thể chất hoặc leo trèo. Giai đoạn đầu, sự giảm lưu lượng máu có thể không gây ra triệu chứng hoặc chỉ xuất hiện các triệu chứng nhẹ. Tuy nhiên, theo thời gian, khi mảng bám tích tụ nhiều hơn, người bệnh có thể nhận thấy các dấu hiệu sau:

  • Đau thắt ngực: Cảm giác áp lực, tức ngực như bị ai đó đè lên ngực, thường xảy ra ở bên ngực trái. Cơn đau thường xuất hiện khi căng thẳng hoặc gắng sức và có thể giảm bớt sau khi nghỉ ngơi hoặc giải tỏa căng thẳng.
  • Khó thở: Tim không thể bơm đủ máu đáp ứng nhu cầu cơ thể, dẫn đến tình trạng khó thở hoặc mệt mỏi khi vận động.
  • Một số triệu chứng khác: Cảm giác nặng nề vùng tim, nóng ran vùng ngực, đầy bụng, và những cơn đau tim âm ỉ.

Rối loạn nhịp tim

Nhịp tim bình thường của người trưởng thành khi nghỉ ngơi thường dao động trong khoảng từ 60 đến 100 lần mỗi phút. Rối loạn nhịp tim xảy ra khi tần số tim bất thường, bao gồm:

  • Nhịp tim nhanh: Nhịp tim vượt quá 100 lần mỗi phút.
  • Nhịp tim chậm: Nhịp tim dưới 60 lần mỗi phút.
  • Nhịp tim không đều: Nhịp tim không đều đặn hoặc đột ngột thay đổi.

Nguyên nhân

Có thể phân loại nguyên nhân dẫn đến rối loạn nhịp tim dựa trên các dạng loạn nhịp cụ thể:

  • Loạn nhịp tim chức năng là tình trạng rối loạn nhịp tim thường gặp ở những người khỏe mạnh. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này bao gồm: Rối loạn tâm lý, stress, lo âu, căng thẳng hay tác động từ lối sống như lao động gắng sức, chế độ ăn uống không khoa học, hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích như cà phê, rượu bia…
  • Loạn nhịp tim thực thể xuất hiện do tổn thương tại tim, bao gồm: Tình trạng tim mạch như thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim, viêm cơ tim, các bệnh tim bẩm sinh, bệnh van tim... Bệnh lý khác: Cao huyết áp, đái tháo đường, suy thận…
  • Loạn nhịp tim do một số bệnh lý khác: Viêm phổi, viêm phế quản mãn tính, bệnh cường giáp, thiếu máu hoặc do thuốc,...

Dấu hiệu

Rối loạn nhịp tim xảy ra khi tim hoạt động không bình thường, khiến cho việc bơm máu trở nên kém hiệu quả và gây ra một loạt các triệu chứng đáng chú ý:

  • Hồi hộp, đánh trống ngực: Đây là biểu hiện thường gặp nhất, thể hiện qua cảm giác tim đập nhanh, mạnh hoặc lỡ nhịp, như bị "đấm" vào ngực.
  • Thay đổi nhịp tim: Nhịp tim có thể đập nhanh hơn hoặc chậm hơn so với bình thường.
  • Mệt mỏi, khó thở, hụt hơi: Do tim bơm máu kém hiệu quả, cơ thể không được cung cấp đủ oxy và máu, dẫn đến cảm giác mệt mỏi, khó thở, hụt hơi.
  • Đau ngực: Triệu chứng này ít phổ biến hơn, thường xuất hiện trên nền bệnh lý tim mạch khác như bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim.
  • Các triệu chứng khác: Bao gồm choáng váng, chóng mặt, ngất, đau đầu âm ỉ…
Cardiovascular disease là gì? 3
Mệt mỏi, khó thở là dấu hiệu cảnh báo rối loạn nhịp tim

Khi nào cần đi khám bác sĩ để kiểm tra rối loạn nhịp tim?

Rối loạn nhịp tim có thể không nguy hiểm trong một số trường hợp, nhưng cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lý tim mạch nghiêm trọng, đe dọa tính mạng. Do đó, bạn nên đến cơ sở y tế để được kiểm tra khi gặp bất kỳ dấu hiệu nào liên quan đến nhịp tim, đặc biệt trong các trường hợp sau:

  • Nhịp tim bất thường kèm theo chóng mặt hoặc ngất xỉu: Đây là dấu hiệu cho thấy tim không bơm đủ máu lên não, có thể dẫn đến nguy hiểm.
  • Rối loạn nhịp tim đi kèm với khó thở, đau ngực, cổ, vai, cánh tay hoặc lưng: Đây có thể là biểu hiện của bệnh tim mạch nguy hiểm như nhồi máu cơ tim.
  • Rối loạn nhịp tim xuất hiện sau khi sử dụng một loại thuốc mới: Một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến nhịp tim.
  • Rối loạn nhịp tim đi kèm với các triệu chứng khác như sút cân, vã mồ hôi: Đây có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn khác.

Bệnh van tim

Van tim đóng vai trò quan trọng trong việc điều hướng dòng máu trong tim, đảm bảo sự lưu thông theo đúng chu trình. Bệnh van tim là tình trạng rối loạn chức năng của van tim, thường biểu hiện dưới hai dạng chính hẹp van tim và hở van tim.

  • Hẹp van tim: Khi van tim dày và cứng, mép van dính lại, khả năng mở của van tim bị hạn chế, cản trở dòng chảy của máu.
  • Hở van tim: Do van tim đóng không kín, máu có thể chảy ngược lại trong thời kỳ đóng van, ảnh hưởng đến hiệu quả bơm máu của tim.
Cardiovascular disease là gì? 4
Hẹp van tim là một trong những dạng bệnh van tim

Nguyên nhân

Bệnh van tim có thể xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm:

  • Bẩm sinh: Van tim bị dị tật ngay từ khi còn trong bào thai, đây là khuyết tật bẩm sinh có thể được phát hiện sớm.
  • Bệnh thấp tim: Liên cầu khuẩn tấn công tim gây viêm van tim, dẫn đến biến dạng, dày dính, vôi hóa, co kéo hoặc khít hẹp van, ảnh hưởng đến khả năng đóng mở van tim.
  • Bệnh cơ tim: Thay đổi cấu trúc tim do bệnh cơ tim giãn nở, gây giãn các buồng tim và có thể dẫn đến hở van tim.
  • Nhồi máu cơ tim: Một biến chứng nguy hiểm của nhồi máu cơ tim là hở van hai lá do đứt dây chằng hoặc rối loạn vận động của cột cơ.
  • Thoái hóa van tim: Theo thời gian, van tim có thể bị thoái hóa, rách, vôi hóa, dày và xơ cứng, cản trở lưu thông máu. Quá trình này thường xảy ra ở người cao tuổi.
  • Sa van tim: Van tim giữa buồng tim trên và buồng tim dưới bên trái đóng không kín, lồi lên vào buồng tim phía nhĩ trái. Sa van hai lá là dạng phổ biến nhất, có thể do đứt dây chằng sau nhồi máu cơ tim, chấn thương hoặc giãn vòng van hai lá do suy tim, giãn buồng tim.

Dấu hiệu

Bệnh van tim có thể phát triển âm thầm, nhưng một số dấu hiệu sau đây có thể là lời cảnh báo đáng chú ý:

  • Khó thở: Triệu chứng này thường xuất hiện hoặc tăng nặng khi nằm xuống, do lượng máu ứ đọng ở phổi.
  • Mệt mỏi: Do tim hoạt động kém hiệu quả, cơ thể không được cung cấp đủ oxy và dinh dưỡng, dẫn đến cảm giác mệt mỏi, thiếu sức sống.
  • Tim đập nhanh, đánh trống ngực: Nhịp tim bất thường do rối loạn chức năng van tim.
  • Chóng mặt, hoa mắt: Não bộ không được cung cấp đủ máu do tim bơm máu kém hiệu quả.
  • Sưng chân, mắt cá chân: Do tình trạng ứ đọng dịch ở các mô, thường gặp ở bệnh van tim giai đoạn nặng.
  • Ho khan, nhất là vào ban đêm: Do ứ đọng dịch trong phổi.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc Cardiovascular disease là gì. Bệnh tim mạch là vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi. Thực hiện lối sống lành mạnh, thường xuyên kiểm tra sức khỏe để bảo vệ trái tim của bạn. Hẹn gặp lại bạn đọc trong các bài viết sức khỏe khác của Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm: Dấu hiệu tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh là gì?

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin