Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh trĩ có thể dễ dàng chữa trị bằng cách phẫu thuật cắt trĩ, tuy nhiên để vết thương mau lành và tránh các di chứng về sau bạn cần có một chế độ ăn uống khoa học và thói quen sinh hoạt lành mạnh.
Bệnh trĩ hiện nay là một trong những bệnh lý thường gặp ở bệnh nhân độ tuổi từ 45 đến 60 và có thể nhỏ hơn. Hầu hết các trường hợp điều trị bệnh đều đã khá nặng ở cấp độ III hay độ IV, do tâm lý e ngại, chủ quan của người bệnh. Bệnh trĩ khi bước sang giai đoạn nặng (chảy máu nhiều, sa búi trĩ) thường được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ. Sau phẫu thuật cắt trĩ bệnh nhân thường rất đau đớn và có thể xảy ra 1 số biến chứng như nhiễm trùng hậu môn, hẹp hậu môn,...người bệnh cần tuân thủ chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt lành mạnh giúp vết thương mau lành và giảm nguy cơ xảy ra các biến chứng khó lường.
Sau khi thực hiện phương pháp phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ, phải đảm bảo vết mổ và vùng hậu môn luôn được sạch sẽ, khô thoáng. Bệnh nhân nên rửa vết thương thật nhẹ nhàng bằng nước ấm pha chút muối. Dùng khăn mềm để thấm khô, tránh dùng giấy do dễ gây xước, cẩn thận để không làm tổn thương vùng da mới phẫu thuật. Luôn giữ cho vùng hậu được khô thoáng, sạch sẽ. Không bôi thuốc, không ngâm hậu môn khi không có sự chỉ định của bác sĩ điều trị.
Cần thông báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa khi bệnh nhân xuất hiện các tình trạng dưới đây:
Sau khi mổ vết thương chưa lành hẳn, thông thường ngày đầu tiên bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân nằm tại phòng phục hồi chức năng, sang ngày thứ 2 theo chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân có thể được đi lại nhẹ để tránh bị dính ruột sau khi phẫu thuật. Những ngày còn lại bệnh nhân chỉ được vận động nhẹ nhàng, tuyệt đối không được hoạt động mạnh làm vết mổ chưa lành hở ra chảy máu, vết thương trầm trọng hơn bệnh nhân có thể sẽ phải khâu phẫu thuật lần hai.
Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên đối với bệnh nhân vừa thực hiện phẫu thuật cắt trĩ các môn thể thao như đi xe đạp, tập thể hình, tập tạ, môn thể thao cảm giác mạnh… có thể làm tăng tác động tới tĩnh mạch hậu môn làm búi trĩ dễ sa xuống, tái phát trở lại. Tuyệt đối không nên tập các môn thể thao này cũng như vận động quá sức sau khi mổ trĩ sẽ làm bệnh nặng và nghiêm trọng hơn.
Sau mổ cắt trĩ phải kiêng không đạp xe hay đi xe máy ít nhất 1 tháng để tránh gây tác động đến vết thương, các tĩnh mạch ở vùng hậu môn.
Có kế hoạch kiêng “chuyện ấy” sau phẫu thuật cắt trĩ tuyệt đối cho tới khi nào vết mổ lành hẳn. Tránh tác động lên vết thương làm vết thương chảy máu, nhiễm trùng dẫn đến lâu lành hơn. Tốt nhất bạn nên kiêng cữ ít nhất 1 tháng sau khi mổ trĩ và trở lại với tần suất thấp tăng dần.
Các loại thực phẩm, gia vị cay nóng như tiêu, tỏi, ớt, đồ ăn cay là khắc tinh với bệnh nhân vừa thực hiện mổ cắt trĩ. Những thực phẩm này không những khiến cho vết thương mổ trĩ lâu lành mà còn nguy cơ táo bón, gây cảm giác đau rát khi đi đại tiện.
Hạn chế các món ăn chiên, rán chứa nhiều chất béo vì những thực phẩm này gây khó tiêu, gây nguy cơ táo bón làm lâu lành vết thương mổ trĩ.
Được liệt kê trong danh sách bệnh nhân sau mổ trĩ cần kiêng tuyệt đối là các thực phẩm dễ tạo sẹo như rau muống, thịt bò, gạo nếp, trứng.
Trong suốt quá trình hồi phục vết thương, việc dùng rượu bia, đồ uống có cồn và các chất kích thích khác có thể gây nguy cơ làm giãn mạch, chảy máu vết mổ đồng thời còn làm tăng tình trạng viêm nên tuyệt đối kiêng thực phẩm này.
Đồ ăn chưa chín kỹ có khả năng nhiễm khuẩn, dễ gây bệnh đường ruột rối loạn tiêu hóa, gây nhiễm trùng làm vết mổ khó lành và gây ra một số biến chứng nguy hiểm khác.
Ngô, khoai lang hay bột sắn là các thực phẩm tính nhuận tràng chúng dễ gây phù niêm mạc đường tiêu hóa. Chính vì vậy, hạn chế lạm dụng để bảo vệ đường tiêu hóa của cơ thể, giúp vết thương mau lành.
Sau mổ trĩ, việc vệ sinh vết mổ và sinh hoạt lành mạnh rất quan trọng. Chăm sóc đúng cách và bài bản sẽ giúp phòng ngừa nhiễm khuẩn, giảm thiểu tối đa tỷ lệ tái phát bệnh và giúp người bệnh nhanh chóng trở lại cuộc sống bình thường.
Phan Minh
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.