Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Chuẩn bị mang thai có nên hiến máu?

Ngày 29/10/2022
Kích thước chữ

Chương trình hiến máu diễn ra đúng dịp bạn dự định có em bé và chưa biết chuẩn bị mang thai có nên hiến máu? Bạn xem giải đáp dưới đây để biết trước khi mang thai có nên hiến máu không nhé!

Để dễ thụ thai và có thai kỳ khỏe mạnh, bạn cần có sự chuẩn bị cả về thể chất và tinh thần. Phụ nữ trước khi mang thai được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị nên bổ sung sắt phòng ngừa thiếu máu. Trong khi hiến máu lại là hoạt động lấy máu trong cơ thể, lượng máu mất đi từ 250ml trong một lần hiến. Vì vậy, nhiều người lo ngại chuẩn bị mang thai có nên hiến máu hay không.

Hiến máu có hại không?

Mặc dù hoạt động hiến máu đã rất phổ biến, không ít người vẫn hiểu lầm rằng hiến máu có hại cho sức khỏe. Bộ Y tế có thông tư hướng dẫn chi tiết, đầy đủ về việc hiến máu an toàn. Chỉ cần đáp ứng điều kiện hiến máu, bạn có thể hiến máu 3 - 4 lần trong 1 năm mà không hề suy giảm sức khỏe. Ngược lại, hiến máu còn mang tới nhiều lợi ích mà không phải ai cũng biết.

Trong vòng 48 giờ sau khi cho máu là các tế bào hồng cầu đã bắt đầu sản sinh mới. Chỉ sau 3 - 4 tuần, chúng sẽ bù đắp hoàn toàn lượng hồng cầu đã mất. Tế bào hồng cầu mới có chất lượng tốt hơn các tế bào hồng cầu già yếu trước đó. Lượng máu mất đi còn kéo theo sắt tồn dư, ngăn ngừa tác hại của tình trạng dư thừa sắt đến tim, phổi, gan, dạ dày và giảm nguy cơ ung thư.

chuẩn bị mang thai có nên hiến máu 1 Hiến máu giúp đẩy lùi ung thư gan, dạ dày, phổi và phòng ngừa bệnh tim mạch

Chuẩn bị mang thai có nên hiến máu?

Hiến máu tốt cho sức khỏe nhưng nếu chuẩn bị mang thai thì hiến máu có ảnh hưởng gì không? Hiện nay, Bộ Y tế chưa có khuyến cáo phụ nữ trước khi mang thai không được hiến máu. Trung bình, một người trưởng thành có 4500 - 5000 ml máu trong cơ thể, tương đương 70 - 80 ml máu/kg cân nặng. Một lần hiến 250 ml so với tổng lượng máu là không nhiều, khó gây thiếu máu.

Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu, giảm huyết sắc tố xuống dưới mức bình thường. Nó gây ra hiện tượng chóng mặt, hoa mắt, tim đập nhanh, khó thở, sút cân, suy giảm miễn dịch. Đây là những mối lo ngại cho sức khỏe của phụ nữ chuẩn bị mang thai. Vậy trước khi mang thai có nên hiến máu không? Câu trả lời còn tùy thuộc vào sức khỏe, thời điểm bạn muốn thụ thai.

Theo bác sĩ, thiếu máu nhẹ không ảnh hưởng tới khả năng mang thai. Điều này có nghĩa rằng, nếu bạn không mắc bệnh lý khác thì việc thụ thai vẫn bình thường. Với thể trạng khỏe mạnh, mất đi 250 ml máu không gây tác hại gì. Kể cả khi đang mang thai, chỉ những ai thiếu máu nghiêm trọng (nồng độ huyết sắc tố dưới 6 gam/100 ml máu) mới ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.

chuẩn bị mang thai có nên hiến máu 2 Chuẩn bị mang thai có nên hiến máu cần xét theo tình hình sức khỏe của bạn

Trong 1 giây, cơ thể tạo ra 2 triệu tế bào hồng cầu. Sau hiến máu 3 - 4 tuần, lượng hồng cầu mất đi sẽ phục hồi mà không làm thay đổi bất cứ chức năng sống nào. Nếu bạn dự tính thụ thai sau khi hiến máu 2 - 3 tuần thì yên tâm là không gây hại. Nếu thời điểm muốn thụ thai ngay sau hôm hiến máu, bạn cân nhắc xem thể trạng sức khỏe có tốt hay không và tham khảo thêm tư vấn của y bác sĩ.

Khi nào nên trì hoãn hiến máu?

Bên cạnh nỗi lo ảnh hưởng sức khỏe, trước khi mang thai có nên hiến máu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Những người mới ốm dậy, mới khỏi bệnh cần trì hoãn hiến máu theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Cụ thể như sau:

  • Trì hoãn 12 tháng sau khi chữa khỏi một trong các bệnh: Uốn ván, sốt rét, viêm não, viêm màng não, lao, giang mai hoặc truyền máu, truyền chế phẩm máu, tiêm vacxin phòng dại.
  • Trì hoãn 6 tháng sau khi chữa khỏi một trong các bệnh: Nhiễm trùng máu, thương hàn, viêm tụy, viêm tủy xương, viêm tắc tĩnh mạch, viêm tắc động mạch, phơi nhiễm bệnh lây qua máu.
  • Trì hoãn 4 tuần sau khi chữa khỏi một trong các bệnh: ho gà, quai bị, viêm dạ dày ruột, kiết lỵ, viêm đường tiết niệu, sốt xuất huyết, rubella, viêm phổi, viêm phế quản, viêm da nhiễm trùng.
  • Trì hoãn hiến máu 4 tuần kể từ thời điểm kết thúc tiêm vacxin BCG, thủy đậu, quai bị, tả, sởi, thương hàn, rubella.
  • Trì hoãn 7 ngày sau khi chữa khỏi một trong các bệnh: Viêm họng, dị ứng mũi họng, cúm, cảm lạnh, đau nửa đầu Migraine
chuẩn bị mang thai có nên hiến máu 3 Chuẩn bị mang thai có nên hiến máu không cần xem xét thêm các trường hợp phải trì hoãn hiến máu

Trước khi mang thai cần chuẩn bị những gì?

Hiến máu không ảnh hưởng lớn đến việc mang thai. Có nhiều điều quan trọng hơn cần bạn chuẩn bị để dễ thụ thai và có thai kỳ khỏe mạnh.

Tiêm phòng trước khi mang thai

Tiêm vacxin giúp bảo vệ phụ nữ mang thai trước những bệnh lý gây hại đến thai kỳ. Chẳng hạn như bị thủy đậu trong 3 tháng đầu có nguy cơ sảy thai, bị bệnh thủy đậu ở tháng cuối thai kỳ dễ gây dị tật bẩm sinh. Để an toàn thì trước khi mang thai bạn nên tiêm phòng: Viêm gan B, cúm, thủy đậu, sởi, quai bị, rubella, uốn ván. Trong đây có các vacxin cần trì hoãn hiến máu nên bạn lưu ý nhé!

Chế độ dinh dưỡng khoa học

Tăng cường ăn các thực phẩm giàu sắt, axit folic, canxi, vitamin, protein giúp cho cơ thể khỏe mạnh. Phụ nữ muốn dễ thụ thai nên ăn các thực phẩm: Thịt bò, thịt gà, cá hồi, trứng, hải sản, sữa và chế phẩm từ sữa, hạt óc chó, súp lơ xanh, rau chân vịt… Ngoài ra, bạn cần tránh các thực phẩm gây hại như rượu, bia, nước ngọt có ga, thức ăn đóng hộp, thức ăn đường phố để tránh nhiễm độc.

Bổ sung sắt và axit folic

Sắt và axit folic có vai trò quan trọng giúp tăng khả năng thụ thai, ngăn ngừa dị tật bẩm sinh và phòng ngừa thiếu máu khi mang thai. Theo khuyến nghị, phụ nữ chuẩn bị mang thai nên bổ sung 400mg axit folic trong một ngày. Sắt và axit folic cũng cần được bổ sung trong thai kỳ, nhất là 3 tháng đầu tiên. Bạn có thể tham khảo tìm mua các sản phẩm này ở hệ thống Nhà Thuốc Long Châu.

chuẩn bị mang thai có nên hiến máu 4 Muốn có sức khỏe tốt trước khi mang thai, bạn nên ăn uống khoa học

Mong rằng bài viết đã giải tỏa được thắc mắc chuẩn bị mang thai có nên hiến máu không của bạn. Hiến máu là việc làm tốt dựa trên tinh thần tự nguyện. Nếu chưa thực sự an tâm trước dự định mang thai, bạn không cần tham gia hiến máu nhé!

Thanh Hương

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin