Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Phương Nguyễn
Mặc định
Lớn hơn
Có bầu uống thuốc ngủ được không là câu hỏi khiến nhiều mẹ bầu băn khoăn khi đối mặt với tình trạng mất ngủ kéo dài trong thai kỳ. Việc sử dụng thuốc ngủ không đúng cách có thể tiềm ẩn nguy cơ cho cả mẹ và thai nhi. Trong bài viết này, Nhà thuốc Long Châu sẽ cung cấp thông tin chi tiết từ các chuyên gia y tế, giúp mẹ bầu hiểu rõ vấn đề và lựa chọn giải pháp an toàn để cải thiện giấc ngủ.
Trong suốt thai kỳ, sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi luôn là mối quan tâm hàng đầu. Một trong những vấn đề phổ biến mà nhiều bà bầu gặp phải là mất ngủ. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc ngủ trong thời gian mang thai cần phải hết sức thận trọng. Vậy liệu có bầu uống thuốc ngủ được không? Hành động này có thể gây ra những rủi ro gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác và những phương pháp thay thế an toàn.
Có bầu uống thuốc ngủ được không hay có thai uống thuốc ngủ được không đang là vấn đề nhận được sự quan tâm của thai phụ bị mất ngủ. Theo các chuyên gia y tế cho biết, phụ nữ mang thai không nên tự ý sử dụng thuốc ngủ vì phần lớn các loại thuốc này có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi.
Theo đó, thuốc ngủ, đặc biệt là các loại thuốc ngủ thuộc nhóm benzodiazepines hoặc non - benzodiazepines, có khả năng đi qua nhau thai và tác động trực tiếp đến thai nhi. Các nghiên cứu chỉ ra rằng việc uống thuốc ngủ khi mang thai (nhất là ở tam cá nguyệt đầu tiên) có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh, ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương của thai nhi hoặc gây ra các vấn đề phát triển lâu dài. Vậy bà bầu uống thuốc ngủ có tác hại như thế nào đối với thai kỳ?
Có bầu uống thuốc ngủ được không? Theo các chuyên gia y tế, việc sử dụng thuốc ngủ trong thai kỳ cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng. Bởi, việc dùng thuốc ngủ không đúng cách khi mang thai có thể dẫn đến nhiều nguy cơ nghiêm trọng cho cả mẹ và bé. Dưới đây là những tác hại cụ thể:
Mẹ bầu uống thuốc ngủ khi mang thai có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi như:
Có bầu uống thuốc ngủ được không? Câu trả lời là không, bởi mẹ bầu có thể gặp phải một số vấn đề dưới đây khi sử dụng thuốc ngủ như:
Nhằm cải thiện tình trạng mất ngủ, không ít người tìm đến thuốc ngủ, bao gồm cả phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu tuyệt đối không nên tự ý sử dụng thuốc ngủ do nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi và mẹ bầu. Thay vì dựa vào thuốc ngủ, mẹ bầu có thể áp dụng các biện pháp tự nhiên và thay đổi lối sống để cải thiện chất lượng giấc ngủ một cách an toàn. Dưới đây là các giải pháp được chuyên gia khuyến nghị:
Các biện pháp tự nhiên được khuyến cáo hỗ trợ cải thiện tình trạng mất ngủ như:
Mẹ bầu có cải thiện tình trạng mất ngủ bằng cách thay đổi thói quen sống theo hướng tích cực như:
Liệu pháp hành vi nhận thức về giấc ngủ (CBT-I) là một phương pháp không dùng thuốc, được ACOG (Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ) và các tổ chức y tế thế giới đánh giá cao trong việc điều trị mất ngủ cho mẹ bầu. Phương pháp này giúp mẹ bầu thay đổi thói quen và suy nghĩ tiêu cực liên quan đến giấc ngủ, từ đó cải thiện chất lượng nghỉ ngơi. Các nghiên cứu cho thấy CBT-I có hiệu quả trong 70 - 80% trường hợp mất ngủ mãn tính mà không cần dùng thuốc.
Như đã nói ở trên, mẹ bầu cần tránh sử dụng thuốc ngủ trong quá trình mang thai để ngăn ngừa những nguy cơ xấu ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ. Thay vào đó, mẹ bầu nên áp dụng các biện pháp tự nhiên để hỗ trợ cải thiện tình trạng mất ngủ. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu cần đến gặp bác sĩ nếu:
Các loại thuốc này tiềm ẩn nguy cơ gây dị tật, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ. Nếu gặp vấn đề mất ngủ, mẹ bầu nên ưu tiên các giải pháp tự nhiên, liệu pháp tâm lý hoặc tìm đến bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ an toàn và khoa học. Hy vọng với mẹ bầu đã giải đáp được thắc mắc “Có bầu uống thuốc ngủ được không?” thông qua bài viết trên. Hãy luôn đặt sức khỏe của bản thân và bé lên hàng đầu trong mọi quyết định mẹ nhé!
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.