Có nên đun sôi nước mắm không? Những điều nên tránh khi dùng nước mắm
Ngày 18/07/2023
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Nước mắm là loại gia vị quen thuộc có mặt trong hầu hết căn bếp của người Việt Nam, thổi hồn vào nhiều món ăn truyền thống với hương vị hấp dẫn riêng biệt. Có rất nhiều cách chế biến và dùng nước mắm khác nhau tùy vào mỗi món ăn. Vậy có nên đun sôi nước mắm hay không và việc đun sôi nước mắm có hại cho sức khỏe không?
Có nên đun sôi nước mắm là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm vì cách chế biến này được áp dụng trong rất nhiều món ăn phổ biến. Bài viết hôm nay từ Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi nêu trên.
Cách chọn nước mắm ngon và tốt cho sức khỏe
Trước khi tìm hiểu có nên đun sôi nước mắm không, bạn cần biết cách nhận biết và chọn được loại nước mắm thơm ngon và tốt cho sức khỏe, tránh việc dùng phải các loại nước mắm kém chất lượng. Nước mắm ngon hay không ngon thực chất rất dễ nhận biết. Bạn có thể dựa vào mùi hương, màu sắc và thông tin từ nhà sản xuất để chọn nước mắm ngon hợp ý.
Màu sắc nước mắm: Loại nước mắm ngon, nguyên chất từ cá tươi sẽ có màu sắc vàng ươm tự nhiên, màu vàng này gần giống với màu rơm đậm hoặc màu cánh gián tùy theo thời gian ủ nước mắm. Loại nước mắm có màu sẫm thường sẽ không ngon do trong quá trình ủ tiếp xúc nhiều với không khí dẫn đến bị oxy hóa. Ngoài ra bạn cũng nên dốc ngược chai nước mắm để nhận biết, nước mắm ngon thường sẽ không có cặn.
Mùi vị nước mắm: Loại nước mắm ngon được ủ theo cách truyền thống sẽ có mùi cá thơm dịu rất đặc trưng. Mùi vị nước mắm không gắt mà chỉ thoang thoảng mùi cá. Những loại nước mắm nặng mùi thường là loại kém chất lượng và hương vị không ngon, làm ảnh hưởng đến món ăn khi chế biến cùng.
Nguồn gốc, xuất xứ: Một trong những yếu tố quan trọng để xác định nước mắm có an toàn với sức khỏe không là dựa vào nguồn gốc của sản phẩm. Loại nước mắm ngon và tốt là loại có đầy đủ nhãn mác đạt chuẩn, nguồn gốc rõ ràng, thông tin về thành phần, độ đạm được cung cấp đầy đủ. Bên cạnh đó, nên chọn sản phẩm nước mắm được xử lý bằng công nghệ thanh trùng để vừa giữ được vị ngon, vừa an toàn khi sử dụng.
Có nên đun sôi nước mắm không? Vì sao?
Có rất nhiều công thức nấu ăn cần đun sôi nước mắm cùng với nguyên liệu khác như thơm (dứa), đường, nước,... để tạo nên hương vị đặc trưng và ngon miệng khi ăn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, có nên đun sôi nước mắm hay không?
Nước mắm nguyên chất được ủ từ cá tươi và xử lý dưới dây chuyền hiện đại, tiên tiến có độ tinh khiết cao, chứa nhiều loại vitamin, khoáng chất và dinh dưỡng đối với sức khỏe như đạm, canxi, sắt, vitamin A, B12, D,... Một số nghiên cứu chỉ ra rằng khi đun sôi nước mắm quá lâu có thể làm những loại vitamin và dưỡng chất bị giảm, làm nước mắm biến đổi mùi vị so với nước mắm nguyên chất ban đầu.
Có nên đun sôi nước mắm? Đun sôi nước mắm có hại cho sức khỏe không? Mặc dù việc đun sôi nước mắm có thể làm mất chất và sai lệch mùi vị nhưng chưa có nghiên cứu khoa học nào cho thấy dùng nước mắm đã đun sôi tác động xấu đến sức khỏe người dùng.
Vì vậy, nếu không cần thiết, bạn không nên đun sôi nước mắm rồi mới sử dụng. Nước mắm ngon và tốt nhất khi dùng trực tiếp để chấm hoặc nêm nếm làm tăng hương vị thơm ngon cho món ăn. Nếu cần nấu nước mắm với các nguyên liệu, gia vị khác bạn cần tìm hiểu kỹ trước đó, tránh dùng nguồn nguyên liệu, gia vị kém chất lượng làm ảnh hưởng đến mùi vị và chất lượng của nước mắm.
Nên tránh điều gì khi nấu ăn bằng nước mắm?
Nước mắm được xem là thứ gia vị truyền thống, đặc trưng của người Việt từ xưa đến nay. Nhiều món ăn khi thiếu đi nước mắm sẽ mất đi vị ngon và đậm đà vốn có nên việc dùng nước mắm trong nấu ăn rất quan trọng. Ngoài quan tâm đến vấn đề có nên đun sôi nước mắm bạn cũng cần tránh những điều dưới đây để hương vị và chất dinh dưỡng trong nước mắm luôn được giữ lại trọn vẹn nhất.
Ướp thịt bằng nước mắm
Sử dụng nước mắm để ướp thịt trước khi nấu là sai lầm khi dùng nước mắm mà rất nhiều bà nội trợ đang mắc phải. Nguyên nhân là vì khi ướp với nước mắm, thịt sẽ khô và cứng hơn so với việc ướp cùng các gia vị khác như muối, hạt nêm đường,... Vì vậy nên khi cần thêm nước mắm vào món ăn, bạn chỉ nên thêm khi đang nấu và không dùng để ướp trước. Trong khi nấu cũng cần kiểm soát lượng nước mắm thích hợp, hạn chế thói quen ăn mặn gây tích nước, cao huyết áp, bệnh thận,...
Thêm nước mắm vào món ăn đang sôi
Thói quen nêm nước mắm vào thức ăn khi đang sôi bùng nhằm làm hương vị món ăn đặc trưng hơn là sai lầm rất phổ biến khi dùng nước mắm. Như bạn đã biết, nước mắm được ủ từ cá tươi có hàm lượng đạm và là thực phẩm giàu axit amin cao, bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể. Tuy nhiên nếu thêm nước mắm vào món ăn đang sôi sẽ khiến lượng axit amin này giảm đi nhiều lần, hương vị của nước mắm cũng bị biến đổi làm món ăn mất đi vị ngon vốn có. Hơn nữa cách nêm nếm này còn khiến món ăn bị “ám” mùi nước mắm trở nên kém hấp dẫn.
Cho trẻ em dưới 1 tuổi dùng nước mắm
Có nên đun sôi nước mắm? Ngoài việc đun sôi nước mắm quá lâu khiến nước mắm mất chất thì dùng loại gia vị này cho trẻ dưới 1 tuổi cũng là sai lầm thường gặp. Nhiều chuyên gia dinh dưỡng đã đưa ra khuyến nghị không nên thêm nước mắm vào món ăn cho bé dưới 1 tuổi vì khi này thận của trẻ còn rất non nớt, lượng muối và đạm trong nước mắm khá cao có thể khiến thận của bé làm việc mệt mỏi dẫn đến nguy cơ bệnh tim mạch, cao huyết áp, suy thận,...
1 loại nước mắm dùng cho nhiều món ăn
Nước mắm muốn ngon và tạo nên được hương vị đặc trưng phù hợp với mỗi món ăn cần có công thức khác nhau. Ví dụ như kho cá bạn nên dùng nước mắm khi ướp cá hoặc thêm nước mắm khi đang kho để thớ cá ngấm hương nước mắm đậm đà, ngọt thịt. Với các món luộc như rau luộc, thịt luộc,... bạn không nên pha loãng nước mắm, thay vào đó là dùng nước mắm nguyên chất thêm chút ớt hoặc tiêu để dậy vị món ăn,...
Những chia sẻ từ Nhà thuốc Long Châu trên đây hy vọng có thể giúp bạn giải đáp được câu hỏi có nên đun sôi nước mắm không. Nước mắm là gia vị không chỉ ngon mà còn rất tốt cho sức khỏe, chỉ cần một chút khéo léo và tinh tế trong chế biến bạn đã có thể tạo nên vô vàn món ngon hấp dẫn từ loại gia vị truyền thống này rồi đấy.
Có thể bạn quan tâm
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.