Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Việc rửa rau bằng baking soda là một trong những phương pháp được nhiều người lựa chọn để làm sạch thực phẩm. Tuy nhiên đó có phải là cách rửa rau đúng và làm sạch được bụi bẩn và thuốc trừ sâu còn sót lại không? Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu nhé!
Khi không rửa rau kỹ càng, các bụi bẩn, vi khuẩn và hóa chất từ quá trình trồng trọt, vận chuyển có thể vẫn còn sót lại trên bề mặt. Điều này có thể làm tăng nguy cơ ngộ độc hoặc tiếp xúc với các hóa chất có thể có trong rau củ như phun xịt thuốc trừ sâu hoặc phân bón hóa học. Nhiều người vẫn thường rửa rau bằng baking soda để giảm thiểu tình trạng này. Vậy đây có phải là cách rửa rau đúng, cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu nhé!
Baking soda, hay còn gọi là sodium bicarbonate, là một loại hợp chất hóa học có công thức hóa học là NaHCO₃. Đây là một chất rắn màu trắng, thường được sử dụng rộng rãi trong nấu ăn và làm bánh vì khả năng của nó làm nở các món nướng. Ngoài ra, baking soda cũng có các ứng dụng khác trong đời sống hàng ngày, chẳng hạn như làm sạch và khử mùi trong gia đình, hoặc được dùng như một phương pháp dân gian để làm dịu cơn ợ chua.
Chất này thường được coi là an toàn và có thể sử dụng trong nhiều mục đích khác nhau nhờ tính kiềm, giúp điều hòa pH trong một số trường hợp nhất định.
Việc rửa rau bằng baking soda giúp loại bỏ một số thuốc trừ sâu có tính axit. Baking soda có tính kiềm nhẹ, theo lý thuyết cho thấy nó có khả năng làm giảm độ axit của một số chất trừ sâu. Tuy nhiên, độ pH của baking soda chỉ đạt khoảng 9 và để phân hủy hoàn toàn thuốc trừ sâu, cần mất thời gian lâu hơn so với quá trình rửa rau thông thường. Việc này làm giảm đi sự hiệu quả của baking soda trong việc loại bỏ các hóa chất từ rau quả.
Đặc biệt, nếu thuốc trừ sâu có tính kiềm, sử dụng baking soda có thể làm tăng độ độc hại của chúng khi tiếp xúc với rau quả. Vì vậy, mặc dù có những lợi ích lý thuyết, rửa rau bằng baking soda vẫn không phải là giải pháp hoàn hảo để loại bỏ hóa chất từ rau quả.
Việc sử dụng giấm để rửa rau quả đã qua xử lý bằng thuốc trừ sâu có thể kéo dài thời gian phân hủy của thuốc trừ sâu do tính axit của giấm. Tuy nhiên, mùi vị của giấm có thể lưu lại trên rau quả và ảnh hưởng đến hương vị của món ăn. Loại thuốc trừ sâu rất đa dạng với các tính chất axit, trung tính và kiềm. Các phương pháp như baking soda và giấm có thể làm giảm khả năng hòa tan và rửa trôi thuốc trừ sâu tùy thuộc vào tính chất của nó. Do đó, không có phương pháp nào là triệt để khi chúng ta không biết chính xác loại hoặc tính chất của thuốc trừ sâu được sử dụng trong quá trình trồng trọt.
Ngoài ra, việc sử dụng nước vo gạo để ngâm rửa rau cũng có thể gây ngộ độc thực phẩm, bởi trong nước vo gạo có thể chứa trứng hoặc côn trùng, các hóa chất từ quá trình trồng trọt. Do đó, nếu không được kiểm soát và xử lý đúng cách, nước vo gạo có thể không đảm bảo vệ sinh cho rau quả khi sử dụng trong quá trình nấu ăn.
Các nghiên cứu đã chứng minh rằng rửa rau quả dưới vòi nước chảy là phương pháp hiệu quả nhất để loại bỏ các chất hoá học và bụi bẩn. Khi đối mặt với thuốc trừ sâu bám bên ngoài, có thể dễ dàng loại bỏ chúng bằng cách rửa sạch, chải nhẹ hoặc bóc vỏ. Tuy nhiên, nếu thuốc trừ sâu đã xâm nhập sâu vào bên trong trái cây và rau quả, ngoài việc rửa, việc nấu nướng cũng có thể giúp phân hủy chúng, thông qua cơ chế bay hơi hoặc hòa tan. Với các loại thực phẩm khác nhau cách làm rửa của chúng cũng khác nhau, bạn hãy tham khảo những cách dưới đây nhé:
Để đảm bảo sức khỏe, việc rửa rau đúng cách là rất quan trọng. Tóm lại, rửa rau bằng nước sạch là cách an toàn nhất và bạn có thể loại bỏ hiệu quả bụi bẩn, các chất gây ô nhiễm trên bề mặt rau. Hy vọng qua bài viết bạn đã biết được có nên rửa rau bằng baking soda không.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.