Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Cúm B là căn bệnh thường xảy ra ở trẻ nhỏ, đặc biệt là nhóm trẻ từ 6 đến 14 tuổi. Trẻ mắc bệnh cúm B có nguy hiểm không? Bố mẹ cần kiêng gì cho bé để bệnh mau khỏi? Cần lưu ý điều gì khi mắc cúm B? Bạn hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu qua bài viết này!
Bệnh cúm B với các triệu chứng điển hình như sổ mũi, hắt hơi, nghẹt mũi nên thường bị nhầm lẫn so với bệnh cảm lạnh thông thường. Tuy nhiên, cúm B có những dấu hiệu nghiêm trọng hơn. Người mắc bệnh cúm B có nguy hiểm không? Đối tượng nào dễ mắc bệnh cúm B? Nên kiêng gì khi bị cúm B? Những chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích.
Cúm B là một loại bệnh lý do virus lành tính gây ra. Đây là loại virus gây bệnh cúm thông thường và không quá nghiêm trọng. Bệnh lây qua đường hô hấp và bạn sẽ phát bệnh sau 1 đến 3 ngày ủ bệnh.
Thời tiết chuyển mùa là điều kiện thuận lợi để virus gây bệnh cúm B phát triển, tấn công đường hô hấp của con người. Bất kỳ đối tượng nào cũng đều có khả năng mắc cúm B, nhưng thường gặp nhất là ở trẻ em dưới 5 tuổi, người già, bệnh nhân suy giảm miễn dịch…
Khi bị cúm B, người bệnh sẽ số cao từ 38 đến 40 độ C kèm theo một số triệu chứng khác ở đường hô hấp và toàn thân. Cụ thể là:
Trong trường hợp xuất hiện những dấu hiệu như chán ăn, miệng đắng, sốt li bì, sốt cao có thể gây co giật ở trẻ nhỏ, buồn nôn, đau bụng thì người bệnh cần được xử lý kịp thời để tránh ảnh hưởng đến tính mạng.
Những triệu chứng ban đầu khi mắc bệnh cúm B không quá nặng. Bệnh có thể bị nhầm lẫn với một số bệnh lý về đường hô hấp. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, cúm B có thể dẫn đến nhiều biến chứng như suy hô hấp, suy thận, viêm phổi, viêm phế quản, viêm tim, nhiễm trùng huyết… Ở người bị hen suyễn, khả năng các triệu chứng sẽ diễn ra nặng hơn. Bệnh nhân thậm chí còn gặp phải một đợt hen nghiêm trọng.
Khi cúm B chưa gây ra biến chứng nghĩa là bệnh chỉ thuộc loại nhẹ với biểu hiện như cúm thông thường. Nếu bệnh biến chứng nặng, ca bệnh nghi ngờ hoặc xác định xuất hiện tổn thương ở phổi. Các biểu hiện là thở nhanh, suy hô hấp trên lâm sàng, khó thở, chỉ số SpO2 giảm… Ngoài ra, người bệnh còn kèm theo biến chứng thứ phát như viêm phổi do bội nhiễm vi khuẩn, viêm xoang, sốc nhiễm khuẩn, suy đa phủ tạng.
Ở người bệnh có bệnh lý mạn tính kèm theo như bệnh gan, bệnh phổi, tiểu đường, suy thận, tim mạch, bệnh về máu thì các dấu hiệu của cúm B sẽ nặng thêm. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ cho biết, cúm B có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào sức khỏe người bệnh. Những đối tượng sau đây dễ gặp phải nguy hiểm khi bị cúm B:
Mắc cúm B có nguy hiểm không còn liên quan đến chế độ dinh dưỡng trong quá trình nhiễm bệnh. Bạn hãy tránh ăn các loại thực phẩm dưới đây để không ảnh hưởng đến sức khỏe:
Ngoài những thực phẩm cần kiêng kể trên, bệnh nhân cúm B hãy uống nhiều nước, cung cấp vitamin C, rau xanh, ngũ cốc, rau củ quả chứa Glutathione và thức ăn có tác dụng kháng viêm. Điều này sẽ giúp cơ thể bạn nhanh khỏe mạnh, tăng cường hệ miễn dịch, ngăn chặn vi khuẩn và virus xâm nhập. Bệnh cúm B cũng nhanh chóng được đẩy lùi.
Virus cúm B lây truyền qua đường hô hấp và tiếp xúc, vì thế cách phòng bệnh là:
Mong rằng những chia sẻ trên từ nhà thuốc Long Châu đã giúp bạn có lời giải đáp chi tiết nhất cho thắc mắc bị cúm B có nguy hiểm không?. Vào thời điểm giao mùa, khi nhiệt độ đột ngột thay đổi, chúng ta sẽ rất dễ bị cúm B. Do đó, bạn hãy chú ý phòng ngừa, bảo vệ sức khỏe để không mắc bệnh nhé!
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.