Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Đau khớp ngón tay ban đêm khiến người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Đây chính là dấu hiệu cảnh báo nhiều căn bệnh nguy hiểm.
Việc vật lộn với chứng đau nhức ngón tay thật sự chẳng dễ dàng gì, đặc biệt là đối với những người cao tuổi thường xuyên bị khó ngủ, mất ngủ vào ban đêm. Bởi vậy, không ít người bệnh thắc mắc về nguyên nhân gây ra tình trạng này để từ đó, biết được cách xử lý dứt điểm. Nếu đang gặp phải tình trạng đau khớp ngón tay ban đêm, bạn đừng bỏ qua mà hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!
Tình trạng đau khớp ngón tay ban đêm có thể xảy ra trong khoảng thời gian ngắn, chỉ vài phút nhưng cũng có những người phải chịu đựng cơn đau dai dẳng cả đêm. Một số nguyên nhân gây nên tình trạng này có thể kể đến là:
Việc nằm nghiêng quá lâu, nằm đè lên tay hoặc để tay cao hơn đầu trong thời gian dài cũng có thể khiến tay bị tê cứng, mất cảm giác. Các dây chằng bị đè nén, khớp bị vặn ngược sẽ làm cản trở quá trình tuần hoàn máu đến các cơ quan trong cơ thể, gây đau nhức dữ dội. Ngoài ra, ngủ quá say giấc cũng có thể khiến bạn không biết bàn tay bị va đập vào tường, thành giường gây tổn thương khớp ngón tay.
Tình trạng này xảy ra thường xuyên nhất là vào mùa đông, hoặc mùa hè nếu bạn nằm trong phòng điều hòa với nhiệt độ quá thấp. Đây là tác nhân chính khiến dịch khớp bị đông đặc lại, làm mất sự linh hoạt của sụn khớp, khiến cho việc cử động trở nên nhức mỏi, khó khăn hơn.
Khi đã bước vào độ tuổi xế chiều ở nam giới và sau mãn kinh ở phụ nữ, rất nhiều người mắc phải căn bệnh viêm xương khớp. Bệnh lý này là hoàn toàn không thể tránh khỏi vì theo thời gian, các khớp bị bào mòn, dịch khớp tiết ra ít hơn nên người bệnh thường có cảm giác sưng tấy, đau nhức khớp ngón tay, cổ tay vào ban đêm và trong lúc vận động.
Viêm khớp dạng thấp được biết đến là một căn bệnh tự miễn, thường xảy ra khi hệ miễn dịch suy giảm, tự tấn công các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể. Hiện tượng này thường kéo theo tình trạng các khớp bị đau nhức dữ dội, sưng tấy vào ban đêm và buổi sáng ngay khi vừa ngủ dậy. Trong đó, đau khớp ngón tay, ngón chân và khớp hông là những biểu hiện đầu tiên cảnh báo căn bệnh này.
Dư thừa chất có thể làm tăng nguy cơ bị mắc bệnh gout nguy hiểm. Theo thống kê, nam giới có khả năng bị mắc bệnh gout cao hơn 35% so với nữ giới. Tình trạng này khởi phát từ việc acid uric dư thừa và lắng đọng trong khớp, tạo thành các tinh thể và gây đau, sưng tấy nơi đầu khớp. Hiện tượng này lại càng trở nên phổ biến và dữ dội hơn vào ban đêm.
Hầu hết các bệnh nhân bị đau ngón tay vào ban đêm khi thăm khám đều có một câu trả lời chung khi hỏi về các triệu chứng thường gặp, đó là:
Đây là biểu hiện điển hình nhất, nhưng tùy mức độ nghiêm trọng của bệnh mà mỗi người sẽ cảm giác cơn đau khác nhau. Tần suất cơn đau cũng khác nhau, xuất hiện thường xuyên nhất vào lúc cầm, nắm, co, duỗi các ngón tay.
Khi các dịch khớp bị bào mòn sẽ làm tăng ma sát giữa các khớp xương. Vì vậy, trong quá trình cử động, người bệnh có thể cảm nhận được tiếng kêu răng rắc, lộc cộc. Âm thanh này càng to thì vị trí khớp tổn thương càng đau, tập trung lớn ở phần khớp gối, khớp cổ chân, cột sống vùng cổ hoặc thắt lưng.
Càng lớn tuổi, phần sụn khớp lại càng cứng. Hơn nữa, người bệnh còn bị hạn chế cử động. Lực tay yếu hơn, khó cầm nắm và kém linh hoạt hơn nhiều.
Bằng cảm quan, bạn cũng nhìn thấy các khớp đang sưng lên, tấy đỏ, khi sờ vào có cảm giác mềm, mọng và nóng bừng. Nếu tình trạng đau khớp ngón tay kéo dài, các khớp còn có thể bị biến dạng, lồi, lõm hoặc dịch chuyển khác thường.
Đau khớp ngón tay ban đêm là nỗi ám ảnh của nhiều người bệnh. Tuy nhiên, nếu chữa trị sớm, bạn hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm căn bệnh này. Bạn có thể tham khảo một số cách chữa tại nhà đã được chúng tôi tổng hợp dưới đây:
Đau khớp ngón tay ban đêm cảnh báo nhiều vấn đề về sức khỏe. Nếu áp dụng tất cả các biện pháp trên mà cơn đau không thuyên giảm, bạn nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế để được chữa trị kịp thời.
Thu Trang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.