Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Đau khớp ngón tay đeo nhẫn là căn bệnh phổ biến nhưng nhiều người lại xem thường tình trạng này. Đây là căn bệnh gì và có cách chữa hay không?
Từ người trẻ tuổi đến người lớn tuổi, ai cũng ít nhất một lần phải trải qua tình trạng đau khớp ngón tay đeo nhẫn. Hiện tượng này không đơn giản chỉ là vấn đề sinh lý mà còn là dấu hiệu cảnh báo nhiều căn bệnh nguy hiểm. Nếu không nhanh chóng chữa trị, đau khớp ngón tay sẽ lan rộng sang các bộ phận khác và để lại nhiều biến chứng không lường. Vậy bạn đã biết đau khớp ngón tay đeo nhẫn là căn bệnh gì chưa?
Các khớp ngón tay càng nhỏ thì càng có khả năng bị đau mỏi, tê cứng nhiều hơn, đặc biệt là khớp ở gốc ngón tay đeo nhẫn. Tình trạng này thường xuyên xảy ra vào buổi sáng ngay sau khi ngủ dậy. Ban đầu, cơn đau chỉ biểu hiện tê cứng, nhức mỏi nhưng càng để lâu, mức độ đau càng tăng lên. Một số người bệnh còn có cảm giác ê buốt, mất cảm giác như kim châm. Hơn nữa, khớp tay còn sưng lên, tấy đỏ và biến dạng nặng nề.
Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Lực tay giảm, khả năng cầm nắm không còn chắc chắn. Nếu không được chữa trị, cơn đau còn tác động trực tiếp đến dây thần kinh ở bàn tay, khiến tay bị tê liệt hoàn toàn.
Tay là một trong những bộ phận phải hoạt động nhiều nhất. Vì vậy, không thể tránh khỏi tình trạng đau khớp ngón tay đeo nhẫn. Tình trạng này có thể do cả tác nhân ngoại sinh và nội sinh gây ra, cụ thể:
Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây đau khớp ngón tay. Người bệnh cảm thấy đau nhức có thể do trong quá trình vận động, tập luyện hàng ngày, tay bị va đập. Từ đó, khớp tay bị nứt, vỡ, gây viêm nhiễm và gây đau ngay cả trong những hoạt động thường ngày nhất.
Trên thực tế, bệnh viêm khớp ảnh hưởng đến toàn bộ hệ xương khớp trong cơ thể, nhưng biểu hiện đầu tiên và rõ nét nhất thì có lẽ vẫn là đau khớp ngón tay, đau khớp gối và khớp hông. Cơn đau sẽ xuất hiện thường xuyên hơn vào mỗi buổi sáng, hoặc khi thời tiết thay đổi, trời trở lạnh.
Nếu không may mắn bị nhiễm khuẩn, thì đau khớp tay chính là triệu chứng nhẹ nhàng nhất mà bạn sẽ phải trải qua. Khi đã xâm nhập và phát triển ở toàn bộ cơ thể, virus và vi khuẩn sẽ tác động đến bao hoạt dịch quanh khớp và gây viêm đau khớp. Tình trạng nhiễm khuẩn lâu ngày có thể dẫn đến các biến chứng như: Áp xe, viêm tủy xương, viêm mô tế bào,…
Hội chứng này được hiểu là căn bệnh phát ra từ trong cơ thể, do chế độ ăn uống không lành mạnh, lười vận động hoặc sống trong môi trường ô nhiễm gây nên. Đây là tập hợp của những bệnh thần kinh ngoại biên, ảnh hưởng từ dây thần kinh đến các khớp trên cơ thể, trong đó có khớp ngón tay.
Cơ thể con người như một cỗ máy hoàn chỉnh nên không thể tránh được các vấn đề về xương khớp khi về già. Khi tuổi tác càng cao, chức năng chuyển hóa của cơ thể càng thấp. Các mô sụn cung cấp chất nhờn cho khớp bị bào mòn, nứt, vỡ khiến các khớp ngón tay bị suy yếu, phát ra tiếng lạo xạo trong quá trình vận động.
Nếu tình trạng đau nhức kéo dài mà không có bất cứ dấu hiệu thuyên giảm nào, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế uy tín để thăm khám bằng các loại máy móc hiện đại và được chữa trị kịp thời.
Tùy vào tình trạng bệnh mà các bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán bệnh lý đau khớp ngón tay bằng các phương pháp sau:
Đây là bước đầu tiên mà các bác sĩ sử dụng để xác định nguyên nhân gây bệnh. Bên cạnh việc khai thác tiền sử bệnh lý, tình trạng sức khỏe và các triệu chứng, bệnh nhân sẽ được kiểm tra độ nhạy, lực cầm, nắm và sự linh hoạt của ngón tay.
Ngoài ra, bằng quan sát cảm quan, các bác sĩ cũng có thể dễ dàng tìm thấy các triệu chứng bất thường như: Khớp tay lồi, lõm, chuyển dịch, trầy xước, sưng, tấy đỏ hoặc cứng, mềm,...
Khi thăm khám nguyên nhân đau khớp ngón tay đeo nhẫn, hầu hết bệnh nhân sẽ được chỉ định chụp X-quang. Bằng kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh nhờ tia X, hình ảnh hiện lên cho thấy rõ tình trạng thoái hóa, gãy, nứt xương nằm sâu bên trong.
Khi chưa xác định được chính xác nguyên nhân cũng như tình trạng đau khớp cổ tay, bệnh nhân sẽ được yêu cầu nội soi khớp cổ tay. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ tiến hành rạch một vết nhỏ trên cổ tay người bệnh. Sau đó, đưa một thiết bị có gắn camera vào khớp cổ tay. Bất cứ vấn đề bệnh lý nào cũng sẽ được hiển thị hết trên màn hình máy tính.
Phương pháp siêu âm sử dụng tần số cao để xác định mức độ tăng kích thước dây thần kinh và sự tồn tại của các u nang hay viêm bao hoạt dịch gân cổ tay. Kỹ thuật này được các chuyên gia đánh giá cao về độ chính xác của hình ảnh bởi hình ảnh hiện lên đầy đủ, sắc nét.
Ngoài ra, bác sĩ cũng thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng để hỗ trợ quá trình chẩn đoán như: Xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, kiểm tra dịch khớp,…
Rõ ràng, chẳng thể làm ngơ nếu bản thân đang mắc phải tình trạng đau khớp ngón tay đeo nhẫn. Bạn nên theo dõi để phát hiện nhanh các triệu chứng bất thường cảnh báo bất cứ căn bệnh nguy hiểm nào.
Thu Trang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.