Một đôi tay khỏe mạnh giúp chúng ta thực hiện được linh hoạt các công việc hàng ngày. Tuy nhiên, các bệnh lý gây đau khớp ngón tay chính là trở ngại khiến người bệnh khó sinh hoạt hơn. Rất nhiều người thắc mắc đau khớp ngón tay là bị làm sao. Qua bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc đau khớp ngón tay là triệu chứng bệnh gì để hiểu rõ hơn về căn bệnh này nhé!
Đau khớp ngón tay là triệu chứng gì?
Khớp ngón tay là nơi 2 đốt xương ngón tay tiếp xúc nhau và tiếp xúc với xương bàn tay. Thông thường, con người sẽ có 14 đốt ngón tay ở mỗi bàn tay, 2 khớp ở ngón cái và 3 khớp ở các ngón còn lại. Tuy nhiên, do một số nguyên nhân mà các khớp ngón tay khi cử động bị tê cứng, đau. Cụ thể:
Chấn thương
Khi các thành phần kết cấu của khớp ngón tay bị chấn thương thì có thể gây ra đau nhức. Các dạng chấn thương phổ biến nhất có thể kể đến như:
-
Căng kéo do vận động sai kỹ thuật làm rách hoặc giãn các cơ và gân cơ.
-
Bong gân xuất phát từ tình trạng vận động mạnh hoặc đột ngột gây giãn hoặc rách dây chằng.
-
Khớp ngón tay bị nứt hoặc gãy thường xảy ra khi đấm hoặc va đập mạnh với các vật nặng.
-
Trật khớp khiến cho đốt ngón tay bị lệch khỏi vị trí ban đầu.
Người già rất dễ bị đau khớp ngón tay
Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn, thường gây đau ở các khớp. Bệnh có xu hướng khởi phát ở các khớp nhỏ như: Khớp bàn tay, cổ tay và đầu gối, trước khi lan rộng đến các cơ quan khác trong cơ thể.
Dấu hiệu đau khớp ngón tay
Muốn xác định xem đau khớp ngón tay là bị bệnh gì, bên cạnh việc cảm nhận tình trạng đau các khớp ngón tay, người bệnh cần căn cứ vào các triệu chứng bất thường khác. Tuy nhiên, các dấu hiệu đau khớp ngón tay cũng rất đa dạng, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương. Cơn đau có thể diễn biến nhẹ và âm ỉ hoặc đau nhói, mức độ đau tăng lên khi cử động.
Đau do căng cơ và bong gân
Bạn có thể nhận biết dễ dàng tình trạng căng cơ và bong gân nếu nhận thấy ngón tay xuất hiện các triệu chứng như:
-
Đau, sưng khớp ngón tay.
-
Các khớp tay không cử động được linh hoạt.
-
Cứng khớp và cử động bị giới hạn.
Đau do nứt hoặc gãy khớp ngón tay
Nếu thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng sau, rất có thể bạn đã bị gãy hoặc nứt các khớp ngón tay.
-
Phần da bên ngoài vị trí tổn thương bị bầm tím.
-
Cử động của các khớp bị giới hạn hoặc hoàn toàn tê liệt, mất khả năng cử động.
-
Chấn thương đi kèm với cảm giác tê ngứa, châm chích.
-
Lớp da bao phủ bên ngoài bị trầy xước, thậm chí là chảy máu.
-
Xuất hiện các biểu hiện dịch chuyển xương, xương lồi, lõm bất thường như: Sưng to, trật khớp xương,...
Thắc mắc của nhiều người: Đau khớp ngón tay là bị bệnh gì?
Đau do viêm khớp dạng thấp
Bệnh có các triệu chứng điển hình và dễ dàng nhận biết là:
-
Nhạy cảm, hay đau ở các khớp ngón tay.
-
Các ngón tay bị cứng, khó cử động.
-
Đau và cứng ở các khớp khác như: Đầu gối, cổ tay, khớp hông,...
Điều trị đau khớp ngón tay như thế nào?
Khi đã biết đau ngón tay là bị gì, bạn hoàn toàn lựa chọn các phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng bệnh của mình. Chúng tôi đã tổng hợp một số cách chữa trị đau khớp ngón tay hiệu quả như:
Nghỉ ngơi
Cách tốt nhất để tình trạng đau khớp ngón tay được cải thiện nhanh chóng là bạn nên nghỉ ngơi và tránh vận động hay sử dụng khớp ngón tay bị chấn thương. Trong quá trình dưỡng thương, bạn có thể cân nhắc việc bất động chấn thương bằng nẹp chuyên dụng. Việc này có thể làm hạn chế chuyển động của bàn tay, nhưng lại giúp các gân cơ, xương liền lại nhanh hơn.
Chườm đá
Chườm đá cho chấn thương là cách chữa bệnh hiệu quả được áp dụng từ lâu đời, ngay cả ở các bệnh viện lớn. Thay vì chườm đá trực tiếp lên vết thương, bạn nên sử dụng túi chườm lạnh hoặc gel chườm và đặt lên trên vết thương. Điều này không chỉ hạn chế tình trạng bỏng lạnh mà còn làm tê tạm thời các mạch máu, giảm số lượng hồng cầu dẫn đến vết thương. Từ đó, giúp giảm sưng, giảm đau, đặc biệt là đối với tình trạng đau do căng cơ, rách cơ gây nên.
Bạn nên sử dụng túi chườm chuyên dụng cho tay
Đè ép
Nếu khớp bị sưng, bạn có thể cố định khớp lại bằng băng cá nhân hoặc băng thun. Tuy nhiên, bạn lưu ý không nên quấn quá chặt vì có thể làm máu ứ đọng lại, không lưu thông được gây tê ngón tay.
Nâng cao vùng khớp bị chấn thương
Bạn chú ý nên giữ cho các khớp bị chấn thương nằm cao hơn tim để làm giảm tốc độ lưu thông của máu, giúp giảm sưng hiệu quả.
Dùng thuốc giảm đau
Nếu mức độ đau quá khả năng chịu đựng, bạn có thể cân nhắc sử dụng một số loại thuốc giảm đau. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và tránh lạm dụng thuốc để không gây ra bất cứ tác dụng phụ nào cho cơ thể nhé.
Thuốc giảm đau có tác dụng làm giảm cơn đau tạm thời
Đau khớp ngón tay do cả nguyên nhân chủ quan và khách quan gây nên. Vì vậy, nếu chưa thực sự xác định được đau khớp ngón tay nguyên nhân là gì, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và xác định chính xác nguyên nhân nhé!
Thu Trang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp