Trẻ em phát triển rất nhanh nên không thường xuyên xảy ra các biến đổi thất thường về sức khỏe, thể chất. Vì vậy, hầu hết các dấu hiệu đau khớp ngón tay tuổi trẻ đều có xu hướng bị bỏ qua, lãng quên. Tuy nhiên, đừng xem thường các triệu chứng này vì có thể, đây chính là hồi chuông cảnh báo các căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của của trẻ nhỏ.
Nguyên nhân gây đau khớp ngón tay tuổi trẻ
Có đến 15% số trẻ ở độ tuổi học đường mắc phải chứng đau nhức khớp ngón tay. Đây không phải là triệu chứng quá bất thường vì các cơn đau thường âm ỉ, không quá đau nhói và sẽ nhanh chóng hết chỉ trong một vài ngày hoặc một vài tuần. Tuy nhiên, bạn không thể bỏ qua các nguyên nhân có thể khiến trẻ em bị đau khớp ngón tay là:
Phát triển quá nhanh
Giai đoạn từ 2 - 3 tuổi trở lên đến hết độ tuổi dậy thì chính là lúc cơ thể trẻ được phát triển tối đa hết mức có thể. Lúc này, xương khớp giãn nở nhanh, mạnh nên không tránh khỏi được tình trạng đau nhức xương khớp, bao gồm cả đau các khớp ngón tay.
Chứng đau nhức thông thường ở trẻ sẽ xuất hiện nhiều hơn vào buổi tối, cơn đau liên tục hoặc ngắt quãng. Cơn đau sẽ biến mất và ngày hôm sau và khi kiểm tra bằng mắt thường sẽ không thấy bất cứ đặc điểm khác thường nào như: Khớp sưng tấy, ửng đỏ, quá cứng, quá mềm hoặc dịch chuyển đến vị trí khác.
Trẻ từ độ tuổi từ 2 - 3 tuổi có mức độ tăng trưởng rất nhanh
Viêm khớp tự phát thiếu niên
Nếu không may mắc phải căn bệnh viêm khớp thiếu niên, trẻ nhỏ không đơn giản chỉ đau khớp ngón tay mà cơn đau sẽ lan tỏa đến hầu hết các khớp trên cơ thể. Tình trạng này có thể kéo dài hơn 6 tuần, khớp sưng và các chuyển động bị giới hạn do đau nhức. Cơn đau nghiêm trọng kéo dài còn khiến nhiều trẻ bị sốt cao.
Do bệnh lupus
Lupus được biết đến là một căn bệnh tự miễn, thường gặp ở những bạn nhỏ đang ở trong lứa tuổi dậy thì và tỷ lệ các bé gái mắc bệnh sẽ nhiều hơn các bé trai. Bên cạnh biểu hiện sưng khớp, đau khớp, trẻ còn có thể bị sốt cao, phát ban chi chít ở mặt hình cánh bướm và rụng tóc nhiều.
Do bệnh lyme
Căn bệnh này chỉ xảy ra ở trẻ em khi sống trong căn hộ nuôi chó, mèo. Loài ve từ loại thú cưng này sẽ thông qua con đường tiếp xúc giữa trẻ và chó mèo và sinh sôi trên cơ thể trẻ. Khi bị ve, rận cắn, trẻ không chỉ đau khớp mà còn có các biểu hiện đặc trưng khác như: Sốt, phát ban, liệt cơ mặt,...
Bệnh lyme gây ra do trẻ tiếp xúc với chó, mèo
Bệnh bạch cầu cấp
Đây là một căn bệnh ác tính về máu và là điều khiến cha mẹ vô cùng lo sợ. Với dấu hiệu đầu tiên là đau khớp, bệnh phát triển và gây ra các triệu chứng khác như: Thiếu máu, da xanh, niêm mạc nhợt, dễ chảy máu, tụ máu dưới da, sốt kéo dài, sưng hạch lympho,...
Xử lý đau khớp ngón tay ở trẻ như thế nào?
Khi phát hiện thấy trẻ bị đau khớp ngón tay, cha mẹ không nên lơ là mà cần theo dõi sát sao để có những phương pháp xử lý kịp thời, phù hợp với tình trạng và nguyên nhân gây bệnh. Nếu cơ thể bé chưa xuất hiện bất cứ triệu chứng bất thường nào, cha mẹ có thể áp dụng một số cách cải thiện tình trạng đau nhức là:
Xây dựng chế độ tập luyện, nghỉ ngơi hợp lý cho trẻ
Trẻ em cần được vận động nhiều để tăng cường sức đề kháng, kích thích cơ bắp phát triển và hạn chế cứng khớp. Tuy nhiên, bạn chỉ nên dạy trẻ tập luyện những môn thể thao phù hợp như: Đi bộ, bơi lội, đạp xe,... Không nên ép trẻ tập luyện quá sức mà cần nghỉ ngơi ngay khi trẻ thấy mệt.
Xoa bóp
Xoa bóp là phương pháp giảm đau cổ truyền nhưng có tác dụng vô cùng hiệu quả. Các liệu pháp như: Xoa bóp vùng bị đau, kéo duỗi,... vừa có thể làm mềm các nhóm cơ bị cứng, vừa tăng cường tuần hoàn máu bên trong cơ thể.
Bạn có thể xoa bóp cho trẻ bằng dầu nóng để giảm đau
Chườm lạnh
Nếu khớp tay trẻ có xu hướng sưng lên, bạn nên cho trẻ chườm lạnh. Ngược lại với phương pháp xoa bóp, chườm lạnh sẽ làm giảm tốc độ máu chuyển hóa tới vị trí tổn thương, làm giảm sưng tấy nhanh chóng.
Thiết lập chế độ ăn giàu dinh dưỡng
Dinh dưỡng chiếm đến 65% tầm quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ nhỏ. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể giúp trẻ cải thiện chứng đau khớp ngón tay bằng thực đơn hàng ngày. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên cha mẹ nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu canxi, khoáng chất như: Sữa, các chế phẩm từ sữa, tôm, cua, cá kho nhừ ăn cả xương, trứng, đậu, rau lá xanh đậm,... Ngoài canxi, các khoáng chất như: Magie, kẽm, đồng, mangan, silic, boron, và chondroitin, acid folic, DHA khi đi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành canxi vào xương mà vẫn không gây nóng trong, tạo sỏi như viên uống canxi.
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng khi bị đau khớp ngón tay tuổi trẻ
Nếu thấy bất cứ hiện tượng bất thường nào khi đau khớp ngón tay tuổi trẻ, bạn nên nhanh chóng cho trẻ đến thăm khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác và chữa trị kịp thời.
Thu Trang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp