Đái tháo đường là bệnh lý vô cùng phổ biến. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe toàn diện của người bệnh. Cùng tìm hiểu về định nghĩa đái tháo đường theo WHO trong bài viết dưới đây nhé!
Mặc dù đái tháo đường là bệnh lý vô cùng phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về định nghĩa các thể bệnh của căn bệnh này. Theo WHO, bệnh được chia làm 2 loại chính là: Đái tháo đường type 1 và đái tháo đường type 2. Ngoài ra, còn có dạng bệnh đái tháo đường hỗn hợp, đặc hiệu và một số dạng không phân loại khác. Việc nắm được định nghĩa đái tháo đường theo WHO sẽ giúp người bệnh biết được cách điều trị sao cho phù hợp.
Định nghĩa đái tháo đường theo WHO
Định nghĩa đái tháo đường theo WHO, các nhà khoa học cho rằng đái tháo đường là bệnh lý chuyển hóa mãn tính. Đặc trưng của bệnh là lượng đường trong máu tăng cao đột ngột, dẫn đến tổn thương nghiêm trọng ở tim, mạch máu, mắt, thận và dây thần kinh. Bệnh xảy ra do tuyến tụy không sản xuất đủ lượng hormone - insulin để điều chỉnh lượng đường trong máu. Ngoài ra, cơ thể cũng không thể sử dụng hiệu quả insulin mà nó tạo ra.
Bệnh được chia làm 2 loại chính là: Đái tháo đường type 1 và đái tháo đường type 2. Theo đó, phổ biến nhất là bệnh đái tháo đường type 2, thường xảy ra ở người lớn. Trong khi đó, bệnh tiểu đường type 1 hay còn được biết đến là bệnh tiểu đường vị thành niên hoặc bệnh tiểu đường phụ thuộc insulin.
Phân loại bệnh đái tháo đường theo WHO
Theo WHO 2019, bệnh đái tháo đường được chia làm một số dạng sau:
Đái tháo đường type 1;
Đái tháo đường type 2;
Các dạng bệnh đái tháo đường hỗn hợp;
Những thể bệnh đái tháo đường đặc hiệu khác;
Những dạng không phân loại;
Tăng đường huyết được xác định lần đầu tiên trong thai kỳ.
Bệnh nguyên và bệnh sinh
Đái tháo đường type 1
Tiểu đường type 1 bắt nguồn từ yếu tố di truyền, môi trường và miễn dịch.
Di truyền: Tiểu đường type 1 phối hợp cao với sự gia tăng thường xuyên của kháng nguyên HLA, KN HLA ưu thế phối hợp với đái tháo đường type 1 thay đổi tùy theo chủng tộc, HLA B8, B14,15, B18, Cw3, DR3 và DR4 gặp ở bệnh nhân đái tháo đường chủng tộc da trắng. Trong khi đó, HLA DR3, DR4 có liên quan với tiểu đường thể 1 châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh. HLA DR3 hoặc DR4 gặp ở 95% đái tháo đường type 1 so với 45 - 50% nhóm chứng chủng tộc da trắng.
Yếu tố môi trường: Đái tháo đường type 1 gây ra do nhiễm trùng, nhiễm độc làm tổn thương tụy, hệ thống miễn dịch tấn công và phá hủy tế bào beta tụy. Yếu tố môi trường kết hợp với tổn thương chức năng tế bào đảo tụy như: Quai bị, rubella, virus coxsackie B4, hoặc tác nhân độc hóa học là hydrogen cyanide khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Miễn dịch thể dịch: Kháng thể lưu hành chống lại những tế bào đảo tụy được tìm thấy ở phần lớn bệnh nhân tiểu đường type 1. Phần lớn kháng thể kháng tế bào đảo trực tiếp chống lại Glutamic Acid Decarboxylase (GAD hay GADA), là một loại men định vị trong tế bào beta của tụy. Ngoài ra, còn có kháng thể kháng Tyrosine phosphatase IA-2 và IA2.
Miễn dịch tế bào: Rối loạn tế bào lympho liên quan trực tiếp đến tiểu đường type 1 do giảm lympho T ức chế và tăng tỉ lympho T giúp đỡ/lympho T ức chế.
Đái tháo đường type 2
Dưới đây là những nguyên nhân gây nên tình trạng đái tháo đường type 2:
Yếu tố di truyền: Khi nghiên cứu ở các cặp song sinh giống nhau, các nhà khoa học đã nhận ra rằng, một người mắc đái tháo đường thì 100% người còn lại cũng mắc đái tháo đường.
Yếu tố môi trường: Tuổi tác, béo phì, lười vận động là yếu tố trực tiếp gây nên bệnh tiểu đường. Điều này kéo theo những rối loạn trong đề kháng insulin, gia tăng bất thường mô mỡ, tăng VLDL, tăng HA. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể sẽ phải đối mặt với nhiều triệu chứng khác, bao gồm: Rối loạn tiết insulin, bất thường chuyển hóa pro insulin, giảm khối lượng tế bào β và mất dần khối lượng tế bào đảo tụy.
Các dạng bệnh đái tháo đường hỗn hợp
Đây là thể bệnh đái tháo đường qua trung gian miễn dịch diễn tiến chậm ở người trưởng thành. Theo đó, bệnh không cần điều trị bằng insulin khi chẩn đoán mà có thể được kiểm soát bằng cách điều chỉnh lối sống và thuốc uống. Tuy nhiên, nếu bệnh tiến triển nặng hơn, người bệnh cần liều lượng insulin nhiều hơn so với những người mắc bệnh đái tháo đường type 2 điển hình.
Để chẩn đoán bệnh tiểu đường hỗn hợp, bác sĩ sẽ dựa trên 3 tiêu chí sau:
Có sự hiện diện của ít nhất 1 trong 4 tự kháng thể: ICA, GAD65, IA-2, IAA.
Tuổi trên 35 tuổi khi chẩn đoán.
Không cần điều trị bằng insulin trong 6 - 12 tháng sau khi chẩn đoán.
Những thể bệnh đái tháo đường đặc hiệu khác
Một số thể bệnh đái tháo đường đặc hiệu khác có thể kể đến là:
Đái tháo đường khởi phát ở người trẻ tuổi.
Các khiếm khuyết gen chức năng tế bào như: Tiểu đường sơ sinh vĩnh viễn, tiểu đường sơ sinh thoáng qua và hội chứng di truyền thiếu insulin bệnh tiểu đường.
Khiếm khuyết đơn gen hoạt động của insulin.
Các bệnh về tuyến tụy ngoại tiết gây ra bệnh tiểu đường bao gồm: Viêm tụy, chấn thương, nhiễm trùng, ung thư tuyến tụy, suy tụy ngoại tiết và cắt tụy.
Rối loạn nội tiết liên quan đến hormone tăng trưởng, cortisol, glucagon và epinephrine đối kháng với insulin.
Bệnh tiểu đường do hóa chất hoặc sử dụng các loại thuốc là: Glucocorticoids, Thyroid hormone, Thiazides, Alpha-adrenergic agonists, Beta-adrenergic agonists, Dilantin, Pentamidine, Nicotinic acid, Pyrinuron, Interferon-alpha,...
Bệnh tiểu đường liên quan đến nhiễm trùng do rubella bẩm sinh, Coxsackie B, cũng như các loại virus là: Cytomegalovirus, adenovirus và quai bị.
Các dạng bệnh tiểu đường qua trung gian miễn dịch không phổ biến như: Lupus ban đỏ hệ thống và các bệnh tự miễn.
Các hội chứng di truyền khác liên quan đến bất thường về nhiễm sắc thể như: Hội chứng Down, hội chứng Klinefelter và hội chứng Turner. Ngoài ra, bệnh tiểu đường còn bắt nguồn từ các rối loạn thần kinh, đặc biệt là atreia Friedreich, atoria Huntington và loạn trương lực cơ.
Bệnh tiểu đường không được phân loại
Đái tháo đường ngày càng phức tạp nên không phải lúc nào các bác sĩ cũng có thể phân loại tất cả trường hợp được chẩn đoán theo một loại cụ thể. Do đó, chúng có thể tạm thời được phân loại thành một loại thích hợp tại một số điểm sau khi chẩn đoán.
Tăng đường huyết được phát hiện lần đầu tiên khi mang thai
Năm 2013 WHO đã cập nhật định nghĩa và tiêu chuẩn chẩn đoán năm 1999 đối với chứng tăng đường huyết được phát hiện lần đầu tiên trong thai kỳ. Một khả năng là đái tháo đường, được xác định theo cùng tiêu chí như ở người không mang thai. Khả năng khác là bệnh đái tháo đường thai kỳ, được xác định bởi các điểm cắt glucose mới được đề nghị thấp hơn so với những người mắc bệnh đái tháo đường.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được định nghĩa đái tháo đường theo WHO. Nếu nghi ngờ bản thân mắc bệnh tiểu đường, bạn hãy đến thăm khám ngay tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác nhất nhé!
Có thể bạn quan tâm
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm