Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Hay bị chuột rút có nguy hiểm không? Cách phòng ngừa

Ngày 16/05/2024
Kích thước chữ

Chuột rút là tình trạng khá phổ biến hay gặp ở người thường xuyên vận động, nhất là hoạt động tập luyện thể dục thể thao. Vậy hay bị chuột rút có nguy hiểm không? Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này?

Hầu hết trong chúng ta đều có ít nhất một lần gặp phải các cơn đau do chuột rút gây ra. Tình trạng này diễn ra thường xuyên không chỉ ảnh hưởng đến sức sức khỏe của người bệnh mà còn gây khó khăn trong quá trình sinh hoạt. Vậy hay bị chuột rút có nguy hiểm không?

Chuột rút là gì?

Chuột rút còn được gọi là vọp bẻ là hiện tượng co rút hay thắt chặt tại cơ một cách đột ngột gây ra những cơn đau dữ dội, khiến cho cử động trở nên khó khăn hay thậm chí là không thể cử động được trong một khoảng thời gian.

Chuột rút có thể xảy ra ở bất kỳ cơ bắp nào nhưng phổ biến nhất là cơ ở phần bắp chân, cẳng chân, bàn chân, bàn tay, đùi và các ngón chân. Tùy theo thể trạng mỗi người mà tình trạng này có thể kéo dài trong vài giây hay thậm chí vài phút.

Những cơn chuột rút thường đến một cách đột ngột, không giống nhau ở tất cả mọi người và nếu không biết cách xử lý kịp thì có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Thông thường hiện tượng này sẽ xảy ra khi đang ngủ, vừa ngủ dậy hay thậm chí là khi cơ thể đang vận động.

Hay bị chuột rút là do nguyên nhân nào?

Hiện tượng chuột rút xuất hiện có thể do các nguyên nhân như:

Do vận động mạnh

Sử dụng các cơ quá sức trong khi vận động hay tập luyện thể thao là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng chuột rút. Trong quá trình vận động, cơ thể cần phải tăng nhịp thở để cung cấp đầy đủ oxy đến cơ bắp. 

Khi vận động mạnh và liên tục, cơ thể sẽ không cung cấp đầy đủ oxy khiến cho cơ bị thiếu oxy, chuyển sang môi trường yếm khí. Năng lượng dự trữ trong cơ thể lúc này sẽ bị phân hủy thành pyruvate và tiếp tục chuyển thành lactic.

Hay bị chuột rút có nguy hiểm không? Cách phòng ngừa 2
Vận động mạnh khiến cơ thể hay bị chuột rút

Lượng acid lactic trong bắp thịt khi bị tích tụ càng nhiều sẽ gây ra hiện tượng nóng rát, nhức mỏi cơ. Nếu lượng acid lactic vượt quá ngưỡng cho phép trong cơ bắp sẽ làm rối loạn quá trình dẫn truyền tín hiệu giữa các dây thần kinh và cơ bắp từ đó gây ra tình trạng chuột rút.

Trong chế độ sinh hoạt hàng ngày, cơ bắp thường sẽ bị chuột rút về đêm hơn, gây đau nhức kéo dài và ảnh hưởng đến cuộc sống của người bị. Chuột rút khi đang vận động thường xuất hiện ở các bắp thịt lớn như bắp chân và đùi.

Cơ thể thiếu hụt canxi, magie, kali

Canxi, magie, kali là các khoáng chất có vai trò quan trọng đối với sức khỏe. Sự thiếu hụt kali trong máu có thể gây yếu cơ, giật cơ, chuột rút thậm chí có thể gây liệt cơ. Bên cạnh đó, hàm lượng canxi và magie trong máu thấp còn làm tăng hoạt động của các mô thần kinh và các cơ, từ đó gây ra tình trạng chuột rút.

Tình trạng thiếu hụt canxi, magie, kali thường là do chế độ ăn uống không bổ sung đủ khoáng chất, thiếu hụt canxi cùng cường độ vận động nhiều khiến mất nước và chất điện giải.

Do mang thai

Phụ nữ mang thai là đối tượng hay bị chuột rút. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do ở phụ nữ mang thai, cơ thể bị tích nước quá nhiều dẫn đến mất cân bằng điện giải. Bên cạnh đó, sức nặng của thai nhi cũng phần nào ảnh hưởng đến sự tuần hoàn máu ở chi dưới, máu lưu thông kém cũng có thể dẫn đến chuột rút hoặc tê bì tay chân.

Ngoài ra, phụ nữ mang thai cũng rất dễ gặp phải tình trạng hạ canxi máu do nhu cầu canxi bản thân và thai nhi trong thời kỳ mang thai tăng lên rất nhiều. Điều này là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bị chuột rút ở phụ nữ đang mang thai.

Do các bệnh lý

Các bệnh lý về rối loạn thần kinh hay các bệnh về cơ xương khớp,... là nguyên nhân nhân khiến cho sự dẫn truyền giữa dây thần kinh và cơ bắp bị gián đoạn. Cơ lúc này tiếp tục co và gây đau, mặc dù não bộ muốn cơ thư giãn.

Hay bị chuột rút có nguy hiểm không? Cách phòng ngừa 1
Các bệnh lý về thần kinh, cơ xương cũng khiến cơ thể hay bi chuột rút

Bên cạnh đó, các bệnh như tiểu đường, parkinson, thiếu máu, tuyến giáp, đường huyết thấp, rối loạn tuần hoàn, giãn tĩnh mạch chi dưới cũng là một trong số các bệnh lý khiến cơ thể dễ bị chuột rút.

Hay bị chuột rút có nguy hiểm không?

Hầu hết các trường hợp bị chuột rút đều không gây nguy hiểm, người bệnh sẽ chỉ cảm thấy đau nhức, khó chịu trong một vài giây đến một vài phút. Tuy nhiên, khi chuột rút xuất hiện kèm các triệu chứng sau thì người bệnh nên đến cơ sở y tế để thăm khám.

  • Bị sưng tấy, đỏ ửng, thay đổi màu da tại vùng bị chuột rút.
  • Chuột rút kèm với tình trạng yếu cơ.
  • Các biện pháp chăm sóc tại nhà như xoa bóp, chườm ấm,… không thể cải thiện được tình trạng đau đớn do chuột rút gây ra.
  • Bị chuột rút khi ngủ gây rối loạn giấc ngủ và ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.
  • Chuột rút đi kèm thêm các triệu chứng khác như ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, mệt mỏi, da nhợt nhạt, xanh xao,…

Khi bị chuột rút thường xuyên không nên chủ quan bởi vì đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý.

Cần phải làm gì khi hay bị chuột rút?

Người bị chuột rút sẽ cảm thấy đau đớn dữ dội ở bắp thịt, thậm chí là không thể cử động được bộ phận đó. Đặc biệt, tình trạng này sẽ rất nguy hiểm khi cơ chuột rút diễn ra bất ngờ khi bạn đang vận động. Vậy trong thời điểm này, cần phải làm gì?

Khi bị chuột rút, bạn có thể dùng tay massage nhẹ nhàng vùng bị chuột rút để để làm da ấm lên và làm giảm căng cơ. Các thao tác massage, xoa bóp cần thực hiện nhẹ nhàng từ vùng cơ xung quanh tới vùng bị đau.

Hay bị chuột rút có nguy hiểm không? Cách phòng ngừa 3
Khi bị chuột rút nên masage kết hợp với chườm nóng 

Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể chườm lên vùng cơ trên các túi nước ấm, chai nước nóng hoặc khăn ấm. Nhiệt độ sẽ giúp tăng cường lưu lượng máu, loại bỏ tình trạng căng cơ và giảm đau hiệu quả.

  • Đối với chuột rút tay: Trường hợp này bạn nên thả lỏng các khớp tay, nhất là chỗ bị chuột rút để cơ bắp được thư giãn. Sau thi các cơ co rút dịu lại, hãy bắt đầu cử động nhẹ nhàng các ngón tay còn lại.
  • Đối với chuột rút ở ngón chân: Uốn cong ngón chân là biện pháp đơn giản nhất để xử lý tình trạng chuột rút ở bàn chân và ngón chân. Lúc này, người bệnh chỉ cần nắm bàn chân hoặc các ngón chân rồi kéo căng hết cỡ, thực hiện cho đến khi cơ đau qua đi.
  • Đối với chuột rút bắp chân hoặc đùi: Người bệnh nên nhờ một người kéo thẳng chân ra, một tay nâng cao gót chân, tay còn lại ấn đầu gối xuống, thực hiện đồng thời cả 2 tay liên tục đến khi các cơn đau biến mất.
  • Đối với bị chuột rút khi ngủ: Lúc này bạn không nên quá hốt hoảng, hãy bình tĩnh ngồi dậy và mát xa nhẹ cơ bắp chân trong vòng 1 phút để cơ được thư giãn. Sau đó, dùng 2 ngón tay day hai huyệt Thừa Cân và Thừa Sơn với mỗi huyệt, bạn cần lặp lại trong khoảng 1 phút. Cuối cùng dùng gốc bàn tay ấn vào cơ bắp chân trong 2 phút để hoàn thành quá trình mát xa.

Các biện pháp phòng chuột rút

Để phòng ngừa chuột rút có thể áp dụng các cách:

  • Massage các vùng cơ.
  • Tắm nước ấm để thư giãn và giúp máu lưu thông dễ dàng trong tới các cơ.
  • Không đi giày quá chật, gót giày quá cao để tránh gây ép mạch máu, gây ứ đọng ở tĩnh mạch chi dưới.
  • Khởi động thật kỹ trước và sau khi tập luyện thể thao.
  • Uống đủ lượng nước cơ thể cần mỗi ngày, khoảng 1,5 đến 2 lít nước, bổ sung thêm các chất điện giải đặc biệt là vào những ngày nắng nóng, cơ thể đổ nhiều mồ hôi.
  • Nên ăn nhiều rau trong các bữa ăn chính, thực hiện chế độ dinh dưỡng cân bằng, đủ các chất đạm, đường, béo, vitamin và khoáng chất.
Hay bị chuột rút có nguy hiểm không? Cách phòng ngừa 4
Bổ sung nước và điện giải giúp phòng ngừa tình trạng chuột rút 

Hay bị chuột rút không phải là vấn đề vấn đề sức khỏe đáng lo ngại. Người bệnh có thể thực hiện các phương pháp massage kết hợp với chườm ấm để cải thiện các cơn đau do chuột rút gây ra.

Xem thêm: 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin