Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Có nhiều hội chứng bẩm sinh ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ nhỏ mà bố mẹ cần lưu tâm. Nhà thuốc Long Châu sẽ gửi đến bạn thông tin chi tiết về hội chứng Scimitar, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, biện pháp chẩn đoán và phương pháp điều trị cụ thể.
Hội chứng Scimitar hay còn gọi là hội chứng thông liên nhĩ là một dị tật bẩm sinh hiếm gặp liên quan đến tim. Trẻ nhỏ sinh ra sẽ có phổi phải và động mạch phổi kém phát triển. Bài viết này sẽ giúp bạn nắm được cụ thể hội chứng Scimitar là gì cũng như nguyên nhân, dấu hiệu, cách chẩn đoán, từ đó có phương pháp điều trị nhằm mang đến cuộc sống khỏe mạnh.
Đứng thứ 5 trong số những bệnh tim bẩm sinh ở trẻ nhỏ, hội chứng Scimitar hay thông liên nhĩ chiếm tỉ lệ từ 7 đến 15%. Các chuyên gia xếp hạng hội chứng này vào nhóm bệnh tim bẩm sinh không tím và có luồng thông trái phải. Nữ giới có tỉ lệ mắc bệnh gấp đôi nam giới.
Khi mắc phải hội chứng Scimitar, bệnh nhân sẽ có:
Tĩnh mạch phổi phải của người bị hội chứng Scimitar có hình dạng giống như một thanh kiếm cong của Trung Đông mang tên Scimitar. Dựa vào các xét nghiệm hình ảnh, bác sĩ sẽ phát hiện được hình dạng này.
Tính đến nay, vẫn chưa có chứng minh chính thức nào về nguyên nhân chính xác gây nên hội chứng Scimitar. Một số yếu tố tăng nguy cơ gây dị tật tim bẩm sinh thông liên nhĩ có thể kể đến gồm:
Vì là dị tật tim bẩm sinh nên trẻ sơ sinh đôi khi sẽ có triệu chứng của hội chứng Scimitar ngay sau khi sinh. Chúng bao gồm:
Ở một số trường hợp, trẻ bị thông liên nhĩ có thể phát triển đến tuổi trưởng thành mà không có bất kỳ dấu hiệu hay triệu chứng nào. Các dấu hiệu thường gặp ở người lớn khi mắc hội chứng này là:
Các phương pháp chẩn đoán hội chứng thông liên nhĩ là:
Không như những dị tật tim bẩm sinh khác, triệu chứng của thông liên nhĩ không rầm rộ và thường biểu hiện ra ngoài từ năm 40 tuổi. Nếu các lỗ thông liên nhĩ có kích thước dưới 3mm thì sẽ tự đóng còn trên 8mm thì khó đóng tự nhiên hơn.
Khi người bệnh xuất hiện dấu hiệu và đi thăm khám, bác sĩ sẽ dùng ống nghe. Trong trường hợp bệnh nhân bị thông liên nhĩ thì sẽ nghe thấy âm thổi do tăng lưu lượng phổi khiến chức năng động mạch phổi bị hẹp cùng nhiều biểu hiện khác.
Các xét nghiệm cận lâm sàng gồm:
Có 2 phương pháp chính để điều trị hội chứng Scimitar là:
Mục đích của việc điều trị nội khoa là giúp tình trạng bệnh nhân chờ phẫu thuật được ổn định, nâng cao thể trạng, tránh bị bội nhiễm và tổn thương khác. Bác sĩ sẽ dùng thuốc chống loạn nhịp tim như chẹn beta hoặc chẹn kênh canxi cho trường hợp bị hồi hộp liên quan rối loạn nhịp tim ở các bệnh nhân từ 20 đến 30 tuổi. Triệu chứng của hội chứng Scimitar xuất hiện muộn với dấu hiệu tăng áp lực động mạch phổi có thể được cân nhắc dùng thuốc tăng sức co bóp cơ tim, thuốc lợi tiểu, thuốc giãn mạch để điều trị.
Tùy thuộc vào kích thước của lỗ thông liên nhĩ mà chuyên gia khuyến cáo nên phẫu thuật đóng sớm, rơi vào độ tuổi từ 2 đến 4 khi Qp/Qs > 1.5/1. Ở trường hợp bé dưới 2 tuổi với các biểu hiện lâm sàng sớm như hô hấp kém, bội nhiễm, suy tim, suy dinh dưỡng… thì cũng cần được phẫu thuật sớm.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, không có sự khác biệt quá lớn giữa việc phẫu thuật hay không phẫu thuật ở người lớn trong trường hợp không bị tăng áp lực động mạch phổi. Phẫu thuật sẽ xuất hiện một số biến chứng không đáng kể như 3% bị tràn dịch màng tim, 9% rối loạn nhịp tim.
Khi tiến hành phẫu thuật, bác sĩ sẽ khâu nối hoặc đóng lỗ thông liên bằng miếng vá ở bên ngoài màng tim. Đường mổ giữa xuyên xương ức có thể được can thiệp trong tương lai bằng đường mổ bên ngực với tính thẩm mỹ cao hơn.
Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn có được đầy đủ kiến thức về hội chứng Scimitar gồm nguyên nhân, dấu hiệu, cách chẩn đoán và biện pháp điều trị. Những bệnh nhân mắc hội chứng này thường cần can thiệp phẫu thuật để sống chung với nó. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường thì bạn hãy đến bác sĩ được chẩn đoán sớm nhất nhé!
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.