Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Việc hiểu rõ về tác động của lão hóa và bí quyết để cơ thể lão hóa lành mạnh sẽ giúp bạn chủ động hơn trong hoạt động bảo vệ sức khỏe lúc về già. Để hiểu hơn về vấn đề này, hãy theo dõi các thông tin trong bài viết dưới đây.
Lão hóa lành mạnh là gì? Lão hóa chính là quá trình tự nhiên được diễn ra trong cơ thể của con người và tăng lên theo tuổi tác. Đây chính là quy luật tất yếu trong cuộc sống. Điều này sẽ gây ra nỗi lo lắng cho một số người. Do đó, bạn nên chuẩn bị các kiến thức để giúp bản thân sống vui vẻ và khỏe mạnh hơn.
Về mặt sinh học, sự lão hóa chính là kết quả của quá trình tích tụ các tổn thương tế bào và phân tử theo thời gian. Nó có thể dẫn đến suy giảm dần năng lực thể chất, tinh thần gây ra nguy cơ mắc bệnh rồi tử vong. Sự thay đổi này sẽ không cố định và không nhất quán mà chỉ liên quan đến tuổi tác tính theo năm.
Quá trình lão hóa sẽ biểu hiện rõ nhất ở tuổi già từ 60 tuổi trở đi. Tuy nhiên, tiến triển của lão hóa ở mỗi người còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.
Các yếu tố này cũng ảnh hưởng lớn đối với việc một người có thể trải qua quá trình lão hóa lành mạnh hay không. Theo tổ chức y tế thế giới WHO, lão hóa lành mạnh chính là quá trình già đi nhưng vẫn có khả năng giữ được trạng thái hạnh phúc, vui vẻ, đáp ứng đủ nhu cầu cơ bản, duy trì quan hệ và đóng góp tích cực cho xã hội.
Quá trình lão hóa của cơ thể có thể tác động chủ yếu đến cơ quan của cơ thể.
Sự tác động của lão hóa có thể ảnh hưởng đến hệ tim mạch. Từ đó, tim phải hoạt động cật lực hơn theo thời gian, các mạch máu xơ cứng dần làm cho việc bơm máu khó khăn hơn. Ngoài ra, chất béo đã bắt đầu tích tụ trong thành mạch máu gây tăng nguy cơ hình thành cục máu đông ở tim dẫn đến rủi ro mắc tim mạch cao như tăng huyết áp, đột quỵ và đau tim.
Với những người càng lớn tuổi, chức năng tai sẽ càng suy giảm khiến họ khó phân biệt về âm thanh, giảm thính lực và mất khả năng giữ thăng bằng cơ thể.
Trong giai đoạn lão hóa, thị lực của cơ thể sẽ yếu dần đi khiến bạn thường xuyên bị khô mắt, mỏi mắt và mờ mắt. Hơn nữa, người bị lão hóa thường khó tập trung vào các vật thể nhìn gần. Hiện tượng này còn gọi là viễn thị.
Vị giác và khứu giác chính là hai bộ phận có mối quan hệ mật thiết với nhau. Khi các chức năng bị suy giảm, cơ thể sẽ rơi vào tình trạng chán ăn hoặc ăn không ngon miệng.
Lão hóa sẽ khiến cho sụn bên trong của khớp trở nên mỏng hơn và làm cho các thành phần của sụn kém đàn hồi hoặc dễ bị tổn thương. Mặt khác, các khớp cũng sẽ trở nên cứng dần do các mô liên kết trong dây chằng và gân giòn, cứng hơn. Sự thay đổi này sẽ dẫn đến hạn chế trong quá trình chuyển động của khớp.
Tuổi tác tăng dần sẽ làm cho màng nhầy của dạ dày dày hơn dẫn đến lượng chất nhầy, axit clohydric với enzym tiêu hóa tiết ra ít hơn. Từ đó, nó gây ra giảm quá trình chuyển hóa protein dẫn đến viêm teo dạ dày mãn tính.
Thêm vào đó, quá trình co bóp để đẩy thức ăn xuống dạ dày cũng bị chậm lại làm cho lượng nước hấp thu vào máu nhiều hơn bình thường. Điều này khiến khối phân trở nên khô cứng nên dễ gây tình trạng táo bón ở người lớn tuổi.
Khi tuổi tác tăng dần, chức năng của thận sẽ bị suy giảm làm cho việc lọc chất thải ra khỏi máu hoạt động kém hơn. Nó còn làm cho bàng quang kém đàn hồi và không thể giữ lượng nước tiểu nhiều nên thường gây ra tình trạng bí tiểu hoặc tiểu không kiểm soát ở người cao tuổi.
Tuổi tác là yếu tố gây ảnh hưởng lớn đến khả năng nhận thức và tâm sinh lý của người lớn tuổi. Nó biểu hiện rõ rệt qua việc hay quên ở người già, phản ứng chậm và khó phối hợp các động tác di chuyển.
Lúc này, cấu trúc của não bộ đã có sự thay đổi, số lượng nơ-ron thần kinh suy giảm, các tế bào thần kinh liên kết khó khăn hơn làm cho họ không thể tập trung, chú ý ghi nhớ hay điều khiển cơ thể linh hoạt.
Làn da bị lão hóa sẽ trở nên mỏng và nhạt màu hơn. Bề mặt da có thể xuất hiện các đốm sắc tố lớn như nốt sần, đốm đồi mồi ở các vùng tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời.
Một số người thường để đến tuổi già mới bắt đầu quan tâm đến quá trình lão hóa lành mạnh của cơ thể. Tuy nhiên, điều này sẽ không có thời gian biểu cụ thể. Do đó, bạn hãy tự chủ động giữ gìn sức khỏe khi còn trẻ để hạn chế tình trạng cơ thể xuống cấp sớm.
Khi cơ thể có tuổi, các cơ bắp sẽ giảm dần. Việc tập luyện thể thao sẽ giúp tăng cường sức bền, tăng khối lượng cơ bắp và sức khỏe của cơ thể. Tập luyện thể dục hàng ngày còn hỗ trợ giữ cân bằng cơ thể tốt hơn, giảm nguy cơ béo phì, đột quỵ tiểu đường, bệnh tim mạch và các bệnh lý mãn tính khác. Ở những người cao tuổi, họ nên vận động nhẹ nhàng mỗi ngày để cải thiện về giấc ngủ và lưu thông máu tốt hơn.
Để cơ thể được lão hóa lành mạnh, bạn không nên ăn quá nhiều vì nó có thể dẫn đến thừa chất và gây ra nguy cơ mắc bệnh tim mạch hoặc tiểu đường loại 2. Lúc này, một chế độ ăn khoa học, lành mạnh là sự lựa chọn lý tưởng để làm chậm quá trình lão hóa. Bạn hãy lựa chọn các loại thực phẩm ít chất béo bão hòa, ăn nhiều trái cây, rau củ quả, ngũ cốc nguyên hạt, cá, thịt nạc và lượng sữa béo vừa đủ.
Những người từ 40 tuổi trở lên nên thực hiện các xét nghiệm định kỳ để có thể kiểm tra toàn bộ chức năng của cơ thể. Đặc biệt là mức cholesterol và huyết áp bên trong cơ thể.
Trên đây là toàn bộ các thông tin cơ bản cần biết về lão hóa lành mạnh đối với những người cao tuổi. Hy vọng những thông tin được cung cấp trong bài viết trên sẽ giúp người đọc có thể tham khảo và áp dụng để sở hữu cuộc sống chất lượng hơn.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.