Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Liệu bạn có thể dùng quá nhiều vitamin B12?

Ngày 03/07/2024
Kích thước chữ

Vitamin B12 đóng vai trò quan trọng trong nhiều chức năng thiết yếu của cơ thể, bao gồm sản xuất tế bào hồng cầu, hình thành và duy trì hệ thần kinh và hỗ trợ trao đổi chất. Việc thiếu vitamin B12 có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích, việc sử dụng quá liều vitamin B12 cũng có thể dẫn đến một số tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy, liều lượng vitamin B12 như thế nào là an toàn?

Vitamin B12 là một chất dinh dưỡng cần thiết cho việc phát triển cơ thể. Liều dùng vitamin B12 sẽ tùy thuộc tùy theo độ tuổi, giới tính và lý do dùng thuốc. Vậy liệu bạn có thể dùng quá nhiều vitamin B12? Theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé!

Vì sao cần bổ sung vitamin B12?

Vitamin B12 đóng vai trò quan trọng trong nhiều chức năng thiết yếu của cơ thể, bao gồm:

  • Sản xuất tế bào hồng cầu: Vitamin B12 cần thiết cho quá trình hình thành tế bào hồng cầu, giúp vận chuyển oxy đến khắp các mô trong cơ thể.
  • Hình thành ADN: Vitamin B12 tham gia vào quá trình tổng hợp ADN, vật liệu di truyền quyết định cấu trúc và chức năng của tế bào.
  • Chức năng thần kinh: Vitamin B12 đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ thần kinh khỏe mạnh, giúp truyền tín hiệu giữa não và các bộ phận khác của cơ thể.
  • Trao đổi chất: Vitamin B12 tham gia vào quá trình chuyển hóa chất béo và protein, giúp cơ thể sản xuất năng lượng.
  • Giảm nguy cơ bệnh tim mạch: Vitamin B12 giúp giảm mức homocysteine, một loại axit amin có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ và Alzheimer.

Tuy nhiên, vitamin B12 không đóng vai trò trực tiếp trong việc tăng cường năng lượng. Việc bổ sung vitamin B12 chỉ có thể hỗ trợ cung cấp năng lượng cho những người thiếu hụt vitamin B12 hoặc suy dinh dưỡng.

Vitamin B12 chủ yếu được tìm thấy trong thực phẩm có nguồn gốc động vật như thịt, cá, trứng và sữa. Một số loại ngũ cốc cũng bổ sung vitamin B12, cung cấp nguồn vitamin B12 cho người ăn chay.

Mặc dù cơ thể có thể lưu trữ vitamin B12 trong vài năm, tình trạng thiếu hụt vitamin B12 ở mức độ trung bình và nặng vẫn có thể xảy ra. Theo thống kê, khoảng 26% dân số trên thế giới đang thiếu hụt vitamin B12 ở mức độ nhẹ. Thiếu hụt vitamin B12 lâu dài có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như thiếu máu, tổn thương thần kinh và suy dinh dưỡng.

Liệu bạn có thể dùng quá nhiều vitamin B12? 1
Vitamin B12 có trong nhiều thực phẩm như thịt, cá, trứng,...

Nguyên nhân gây thiếu vitamin B12

Vitamin B12 đóng vai trò quan trọng cho cơ thể, tuy nhiên tình trạng thiếu vitamin B12 khá phổ biến do nhiều nguyên nhân, bao gồm:

  • Chế độ ăn uống: Ăn chay hoặc thuần chay, nhóm thực phẩm này thường hạn chế hoặc không chứa vitamin B12, dẫn đến nguy cơ thiếu hụt cao, đặc biệt ở người lớn tuổi trên 50 tuổi. Hoặc chế độ ăn uống thiếu cân bằng, thiếu hụt các thực phẩm giàu vitamin B12 như thịt, cá, trứng, sữa cũng có thể dẫn đến tình trạng này.
  • Rối loạn tiêu hóa:
    • Bệnh Crohn: Viêm đường ruột do bệnh Crohn ảnh hưởng đến khả năng hấp thu vitamin B12.
    • Bệnh không dung nạp Gluten: Gluten trong lúa mì, lúa mạch và lúa mạch đen có thể ảnh hưởng đến quá trình hấp thu vitamin B12.
    • Phẫu thuật đường tiêu hóa: Phẫu thuật cắt bỏ một phần dạ dày hoặc ruột non có thể làm giảm khả năng hấp thu vitamin B12.
  • Sử dụng thuốc: Thuốc điều trị đái tháo đường như Metformin có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thu vitamin B12. Hay thuốc điều trị trào ngược axit dạ dày, thuốc ức chế bơm proton (PPI) có thể làm giảm sự hấp thu vitamin B12.
  • Nguy cơ khác:
    • Lão hóa: Khả năng hấp thu vitamin B12 giảm theo độ tuổi.
    • Di truyền: Một số người có biến đổi gen ảnh hưởng đến khả năng hấp thu vitamin B12.
    • Lạm dụng rượu bia: Uống nhiều rượu bia có thể làm giảm khả năng hấp thu vitamin B12.
Liệu bạn có thể dùng quá nhiều vitamin B12? 2
Đối với những người ăn chay trường kỳ sẽ có thể bị thiếu hụt vitamin B12

Thiếu vitamin B12 ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

Tác hại của thiếu vitamin B12:

  • Thiếu máu: Vitamin B12 cần thiết cho sản xuất tế bào hồng cầu. Khi thiếu hụt, cơ thể sẽ không đủ tế bào hồng cầu vận chuyển oxy, dẫn đến thiếu máu.
  • Tổn thương thần kinh: Vitamin B12 đóng vai trò quan trọng trong chức năng thần kinh. Thiếu hụt có thể dẫn đến tê bì chân tay, ngứa ran, yếu cơ và thậm chí là tổn thương não.
  • Suy giảm trí nhớ: Nghiên cứu cho thấy thiếu vitamin B12 có thể ảnh hưởng đến trí nhớ và khả năng nhận thức.
  • Trầm cảm: Vitamin B12 có liên quan đến việc sản xuất serotonin, một chất dẫn truyền thần kinh ảnh hưởng đến tâm trạng. Thiếu hụt có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm.

Nếu nghi ngờ bản thân thiếu vitamin B12, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Bổ sung vitamin B12 qua chế độ ăn uống hoặc thực phẩm chức năng có thể giúp cải thiện tình trạng thiếu hụt và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Liệu bạn có thể dùng quá nhiều vitamin B12? 3
Thiếu hụt vitamin B12 có thể dẫn đến thiếu máu

Liều dùng vitamin B12 mỗi ngày

Lượng vitamin B12 khuyến nghị hàng ngày cho người từ 14 tuổi trở lên là 2,4 microgam. Tuy nhiên, con số này có thể thay đổi tùy thuộc vào các yếu tố như tuổi tác, giới tính, lối sống và tình trạng thiếu hụt vitamin B12.

Điều quan trọng cần lưu ý là khả năng hấp thụ vitamin B12 của cơ thể tương đối thấp. Trung bình, chỉ có khoảng 10 microgam trong số 500 microgam vitamin B12 nạp vào từ thực phẩm được cơ thể hấp thu, tương đương với 2%.

Do đó, việc bổ sung vitamin B12 đầy đủ là vô cùng quan trọng, đặc biệt đối với những người có nguy cơ thiếu hụt cao như người ăn chay, người cao tuổi, người mắc các bệnh rối loạn tiêu hóa hoặc sử dụng một số loại thuốc nhất định.

Theo thời gian, cơ thể già đi dẫn đến tình trạng tiết nhiều axit và yếu tố nội tại dạ dày giảm sút. Hai yếu tố này đóng vai trò quan trọng trong quá trình hấp thu vitamin B12. Do đó, Học viện Y khoa Hoa Kỳ khuyến nghị người trên 50 tuổi nên bổ sung vitamin B12 thông qua thực phẩm chức năng hoặc viên uống vitamin B12 bên cạnh việc cung cấp từ chế độ ăn uống hàng ngày.

Đối với phụ nữ mang thai, nhu cầu vitamin B12 tăng cao hơn so với người bình thường, lên đến 2,6 microgam mỗi ngày. Lượng vitamin B12 này hoàn toàn có thể được đáp ứng đầy đủ thông qua chế độ ăn uống cân bằng, giàu thực phẩm giàu vitamin B12 như thịt, cá, gia cầm, trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa.

Liệu bạn có thể dùng quá nhiều vitamin B12 không?

Mặc dù vitamin B12 là một dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể và đóng vai trò quan trọng trong nhiều chức năng, tuy nhiên việc sử dụng quá liều có thể dẫn đến một số tác dụng phụ.

Trong quá trình bổ sung vitamin B12 cho cơ thể, bạn cần lưu ý một số tác dụng phụ như:

  • Viêm da và mụn trứng cá: Việc tiêm vitamin B12 có thể gây ra phản ứng dị ứng, dẫn đến tình trạng viêm da và nổi mụn trứng cá ở một số người.
  • Làm trầm trọng thêm bệnh thận: Ở những người mắc bệnh thận, việc tiêm vitamin B12 liều cao trên 1000 microgam có thể làm tăng nguy cơ biến chứng bệnh lý.
  • Nguy cơ tự kỷ ở trẻ em: Nồng độ vitamin B12 quá cao trong máu phụ nữ mang thai hoặc cho con bú có thể tăng nguy cơ trẻ mắc bệnh tự kỷ.
Liệu bạn có thể dùng quá nhiều vitamin B12? 4
Có thể dùng quá nhiều vitamin B12 không là thắc mắc của nhiều người

Hy vọng bài viết trên giúp bạn giải đáp được thắc mắc “Liệu bạn có thể dùng quá nhiều vitamin B12?”. Vitamin B12 là một trong những chất dinh dưỡng thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong nhiều chức năng của cơ thể. Tuy nhiên, việc sử dụng quá liều vitamin B12 có thể dẫn đến một số tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, việc bổ sung vitamin B12 hợp lý là vô cùng quan trọng.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:vitamin b12Vitamin