Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Mắt bị cườm nước có mổ được không?

Ngày 08/06/2022
Kích thước chữ

Mắt bị cườm nước có mổ được không còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý được bác sĩ thăm khám và xem xét, từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất nhằm ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh.

Cườm nước bệnh lý ở mắt gây tổn thương dây thần kinh thị giác khiến mắt mờ dần, có thể dẫn đến mù mù nhanh chóng. Nếu nếu mắt bị cườm nước có mổ được không? Thắc mắc này sẽ được chúng tôi giải đáp ngay qua bài viết sau đây nhé!

Mắt bị cườm nước có mổ được không?

Mắt bị cườm nước còn được gọi là bệnh tăng nhãn áp nay Glocom. Hiện nay, bệnh lý này có ba phương pháp điều trị chính, trong đó có phương pháp phẫu thuật. Vì vậy, người mắc bệnh cườm nước có mổ được không thì câu trả lời có. 

Tuy nhiên, phương pháp mổ cườm nước thường không phải là lựa chọn đầu tiên trong việc điều trị tình trạng tăng nhãn áp. Khi các phương thức điều trị khác không hiệu quả hoặc vì một số lý do khác thì phẫu thuật là cách để bảo tồn thị lực cho người bệnh.

Mắt bị cườm nước có mổ được không? 1 Mắt bị cườm nước có mổ được không?

Mắt bị bệnh cườm nước nên mổ khi nào?

Đa số những người bệnh cườm nước đều được điều trị bằng việc sử dụng thuốc hạ nhãn áp. Nhưng cũng có một số trường hợp cần được phẫu thuật để làm giảm áp suất trong mắt, đảm bảo an toàn cho hệ thống thần kinh thị giác khi thuốc điều trị không mang lại tác dụng. Nhưng khi đã mổ cườm nước, người bệnh vẫn phải tiếp tục dùng thuốc theo đơn điều trị mà bác sĩ đã kê.

Trường hợp mắc phải bệnh cườm nước, tăng nhãn áp góc đóng thì cần phải cấp cứu ngay. Lúc này, bệnh nhân sẽ được hội chẩn trước khi tiến hành phẫu thuật mắt cườm nước nhằm tạo kênh thoát thủy dịch, làm giảm áp lực nhãn áp. Với những tiến bộ trong phương pháp mổ cườm nước bằng tia laser, giúp cho bệnh nhân có thêm nhiều lựa chọn trong quá trình điều trị.

Mắt bị cườm nước có mổ được không? 2 Mắt bị cườm nước nên mổ khi nào?

Các phương pháp mổ cườm nước

Sau khi bạn đã biết được câu trả lời cho việc mắt bị cườm nước có mổ được không, thì tiếp theo đây cùng theo dõi với chúng tôi về các phương pháp mổ cườm nước.

Mổ cườm nước bằng tia laser

Đây là một phương pháp được dùng trong điều trị bệnh tăng nhãn áp góc mở bằng cách tạo ra nhiều lỗ nhỏ trên khu vực thoát thủy dịch của mắt. Quá trình mổ kéo dài trong khoảng 15 phút và không gây cảm giác khó chịu cho bệnh nhân, đồng thời có ít biến chứng xảy ra. 

Tuy nhiên, mổ cườm bằng tia laser không phải là phương pháp điều trị triệt để bệnh lý này. Sau khi phẫu thuật từ 2 - 5 năm, nếu cườm nước tái phát lại, bệnh nhân sẽ phải mổ cườm nước ở mắt lần 2 hoặc có thể thay thế dùng loại thuốc điều trị khác.

Phương pháp cắt bè củng giác mạc

Mổ mắt để cắt bè củng giác mạc nhằm tạo kênh thoát thủy dịch để điều trị bệnh cườm nước. Điều này được bác sĩ thực hiện bằng cách cắt bỏ một phần rất nhỏ của mống mắt, đưa thủy dịch dư thừa trong mắt thoát ra ngoài. Sau khi đã mổ xong, bệnh nhân có thể không cần phải dùng thuốc.

Phương pháp cấy ghép ống thoát thủy dịch

Ngoài hai phương pháp điều trị cườm nước phía trên, người bệnh có thể thực hiện mổ mắt để cấy ghép ống thoát thủy dịch trong mắt. Chúng được làm từ chất liệu silicon được cấy vào phần phái trước mắt.

Sau khi mổ cườm nước, đêm đầu tiên người bệnh sẽ phải băng mắt để giữ mắt được an toàn hơn. Thời gian để điều trị mắt cườm nước bằng phương pháp này sẽ kéo dài trong khoảng 8 tuần tùy vào tình trạng sức khỏe mắt của mỗi người.

Mắt bị cườm nước có mổ được không? 3 Các phương pháp mổ cườm nước

Mổ mắt trị cườm nước có nguy hiểm không?

Khi thực hiện mổ mắt trị cườm nước là một trong những thủ thuật được đánh giá và khá an toàn. Nhưng dù ít hay nhiều thì các phương pháp mổ mắt vẫn có khả năng gây ra những rủi ro và biến chứng.

Trong đó, biến chứng mất thị lực sau khi mổ cườm nước, lúc này thị lực sẽ giảm xuống do tổn thương đến dây thần kinh thị giác. Trong trường hợp rất hiếm bệnh nhân có thể mất thị lực hoàn toàn. Bên cạnh đó, chảy máu mắt vẫn là biến chứng ít gặp có thể gây mất máu ở mắt.

Ngoài ra, nhiễm trùng mắt có thể xảy ra nhưng rất ít khi do trước, trong và sau phẫu thuật đều được dùng thuốc kháng sinh và dụng cụ vô trùng. Sau khi mổ cườm nước có thể xuất hiện đục thủy tinh thể.

Chăm sóc mắt sau khi mổ cườm nước như thế nào?

Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho mắt

Nhằm phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm và giúp mắt nhanh hồi phục sau khi mổ cườm nước, bệnh nhân nên chú ý dùng thuốc đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ, đồng thời bổ sung thêm các dưỡng chất cần thiết nhất cho mắt.

Chất oxy hóa mạnh Alpha lipoic acid được nghiên cứu bởi chuyên gia Mỹ cho thấy tác dụng bảo vệ dây thần kinh thị giác và tránh những tổn thương khi nhãn áp tăng cao. Chất chống lão hóa Lutein và Zeaxanthin giúp bảo vệ võng mạc, làm tăng độ sắc nét của hình ảnh, bên cạnh đó còn giúp ngăn chặn tác hại từ tia bức xạ và gió bụi tác động đến mắt, tăng sức đề kháng cho mắt. Ngoài ra, các chất vitamin B2, kẽm có tác dụng nuôi dưỡng mắt, chống viêm, giảm biểu hiện đau nhức và sưng đỏ mắt.

Mắt bị cườm nước có mổ được không? 4 Chăm sóc mắt sau khi mổ cườm nước

Thay đổi lối sống thích hợp

Một chế độ ăn uống cùng lối sống sinh hoạt lành mạnh đóng vai trò không nhỏ trong việc ngăn ngừa bệnh cườm nước ở mắt tiến triển. Vì vậy, hãy bổ sung các loại thực phẩm tốt cho mắt như các loại rau củ, trái cây, cá biển, tôm, hàu, lòng đỏ trứng… Tránh việc sử dụng các chất kích thích độc hại như rượu, bia, cà phê, thuốc lá…

Hơn thế, hạn chế ăn đồ ăn nhiều đường, nhiều muối, tránh để mắt tiếp xúc với gió bụi, môi trường nhiều vi khuẩn. Không nên cúi đầu và tránh các môn thể thao vận động mạnh ảnh hưởng đến mắt. Nên đeo kính chống tia UV khi ra ngoài trời nắng, nơi có ánh sáng mạnh, trong lúc sử dụng thiết bị điện tử. Đặc biệt không được thức khuya và ngủ đủ 8 tiếng/ngày.

Qua những thông tin trên, có lẽ các bạn đã hiểu được mắt bị cườm nước có mổ được không và những phương pháp điều trị cườm nước. Lời khuyên dành cho các bạn rằng hãy thường xuyên thăm khám mắt để có thể theo dõi quá trình hoạt động cũng mắt, có thể kịp thời phát hiện bệnh lý sớm và có phương án điều trị thích hợp.

Kim Thoại

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin